đảm bảo hoạt động trung thực và an toàn trong hoạt động này.
Công văn 9779/NHNN - CSTT quy định mức lãi suất tối đa huy động ở mức 14% của Thống đốc NHNN nhằm ổn định lãi suất trên thị trường, chặn đứng cuộc
chạy đua lãi suất của các ngân hàng nhưng lại đem đến một mối lo mới. Trong tình
hình lạm phát cao như vậy, cơn sốt vàng và USD vẫn chưa hoàn toàn lắng xuống, người dân và các doanh nghiệp không mấy mặn mà với chuyện gửi tiền, lại càng không muốn gửi tiền có kì hạn dài. Để có thể thu hút được khách về gửi tiền tại ngân hàng mình, nhiều ngân hàng đã sử dụng các sản phẩm huy động cho phép rút tiền trước hạn với lãi suất cao, tạo nguồn vốn vô cùng bất ổn và nguy hiểm. Đã có đề xuất được đưa ra là “tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn không được rút trước hạn, trừ
trường hợp đặc biệt khi khách hàng có thoả thuận trước với ngân hàng”, vì vậy NHNN nên chọn cách phát triển hợp đồng huy động có lãi suất được điều chỉnh theo lạm phát. Theo đó, NHNN cần xem xét, đánh giá tính hiệu quả các ý kiến được nêu để có giải pháp hợp lý nhất mà vẫn tạo điều kiện cho ngân hàng tăng huy động vốn.
Ngoài ra, NHNN cần tiếp tục có những chính sách như 04/2011/TT - NHNN quy định áp lãi suất thấp nhất (không kỳ hạn) đối với các khoản tiền gửi rút trước hạn để hạn chế tối đa việc hình thành các nguồn vốn không ổn định này. Hiệp hội ngân hàng cũng nên kiến nghị NHNN xem xét việc linh hoạt lãi suất huy động, bởi với mức cố định như trên, trong tình trạng huy động vốn khó khăn, có thể sẽ dẫn đến các hoạt động ngầm, không minh bạch chỉ để huy động các nguồn vốn nóng, tạo nên một hệ thống ngân hàng không lành mạnh, nhạy cảm với rủi ro thanh khoản nhiều hơn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5
Chương 5 tác giả đã nêu lên định hướng trong ngắn hạn cũng như dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa. Đồng thời đưa ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể, thông qua quá trình phân tích thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng giúp chi nhánh có thể hạn chế một cách tối đa thiệt hại do rủi ro mang lại để có biện pháp khắc phục tốt hơn. Và đưa hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển.
KẾT LUẬN
Những hoạt động kinh doanh nào càng mang lại nhiều lợi nhuận thì rủi ro chứa đựng trong nó thông thường càng nhiều, đặc biệt ngân hàng là ngành kinh doanh nhạy cảm và rủi ro thanh khoản là đáng quan tâm nhất. Hậu quả của nó mang lại có ảnh hưởng rất lớn làm thua lỗ, mất vốn, tình hình tài chính xấu đi, giảm uy tín ngân hàng và gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc gia. Nhưng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì rủi ro thanh khoản là không thể tránh khỏi, bởi nó chịu tác động và gắn liền với nhiều rủi ro khác nữa. NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa cũng đang gặp phải nhiều vấn trong khâu kiểm soát rủi ro, ngân hàng đang cố gắng từng bước và nỗ lực trong công tác quản trị rủi ro để có thể phòng tránh kịp thời trong các trường hợp bất ngờ.
Trong thời gian qua NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa cũng đang dần tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro thanh khoản. Nhưng đó cũng là giai đoạn bước đầu, vì vậy rủi ro thanh khoản có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Từ những tìm hiểu thực tế đó và cộng với những kiến thức đúc rút được trong quá trình học tập, tác giả xin đề xuất một số biện pháp nhằm quản trị rủi ro thanh khoản tại NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa.
Tuy nhiên do thời gian thực tập tại chi nhánh không nhiều cũng như kiến thức của bản thân còn hạn chế, bài báo cáo nghiên cứu khoa học không thể tránh khỏi những sai sót, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô, các anh / chị phòng Kế toán Ngân Quỹ tại NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa.