Mục tiêu phấn đấu năm 2012

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hòa (Trang 90 - 103)

Năm 2012 sẽ tiếp tục còn nhiều khó khăn và thách thức cho hoạt động ngân hàng nói chung và của chi nhánh NHNo & PTNT Biên Hòa nói riêng. Tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ viên chức, chi nhánh sẽ cố gắng phấn đấu đạt được một số mục tiêu sau:

Bảng 5.1: Mục tiêu hoạt động NHNo & PTNT Biên Hòa trong năm 2012 Đơn vị : Tỷ VNĐ, USD

Chỉ tiêu Tổng số Trong đó

Nội tệ Ngoại tệ A)CHỈ TIÊU KINH DOANH

1/ Nguồn vốn huy động 1.230 tỷ đồng 1.180 tỷ đồng 2.400.000 USD Trong đó: TG dân cư 843 tỷ đồng 800 tỷ đồng 2.080.000 USD

2/ Tổng dư nợ 903 tỷ đồng 818 tỷ đồng 4.064.000 USD Trong đó: Tỷ trọng dư nợ TDH 29% 30,5% 15% 3/ Tỷ lệ nợ xấu 6% 6% 0% B) CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 1/ Quỹ thu nhập 35 tỷ đồng 2/ Hệ số tiền lương 1,00

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Biên Hòa năm 2011)[2]

5.1.2 Phƣơng hƣớng hoạt động năm 2012[1],[2]

NHNo & PTNT Biên Hòa xác định những chương trình chính sẽ thực hiện năm vào năm 2012 như sau:

Xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đối với việc mở rộng quy mô hoạt động của chi nhánh trước mắt cũng như lâu dài, do đó cần tập trung huy động vốn từ các thành phần dân cư, nâng tỷ trọng tiền gửi dân cư trên 70% trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ, đồng thời tích cực tìm

kiếm các nguồn vốn rẻ, ổn định để tăng cường nguồn vốn hoạt động, đặc biệt huy động nguồn vốn tiền gửi tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế.

Củng cố và tăng cường hoạt động của Tổ xử lý nợ xấu, Ban giám đốc cùng với phòng kế hoạch kinh doanh phân công bám sát các khách hàng cũng như các cơ quan pháp luật để nhanh chóng phát mãi tài sản thu hồi nợ. Có biện pháp xử lý kiên quyết và hiệu quả trong thu hồi nợ tồn đọng để giảm thấp tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất, tận thu các khoản nợ đã xử lý rủi ro tín dụng, nợ lãi tồn đọng…

Chú trọng khâu tuyên truyền tiếp thị để quảng bá hoạt động của chi nhánh Biên Hòa. Thường xuyên củng cố và nâng cao phong cách, thái độ phục vụ, niềm tin cho những khách hàng hiện tại và tìm kiếm thêm những khách hàng tiếm năng khác.

Mở rộng khách hàng trong các lĩnh vực tiền gửi, tiền vay và hoạt động dịch vụ. Tranh thủ tìm kiếm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế xã hội.

Tăng trưởng dư nợ trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn và đi đôi với tăng cường củng cố chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tăng cường các biện pháp kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay: Tập trung đầu tư và có chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, kinh doanh xuất nhập khẩu, nâng dần tỷ trọng cho vay đối với các lĩnh vực này trong tổng dư nợ

Củng cố hoạt động của tổ công tác triển khai thực hiện thỏa thuận hợp tác về cung cấp các dịch vụ ngân hàng và đầu tư tín dụng giữa NHNo & PTNT Việt Nam và CP Group Việt Nam ( Thực hiện theo văn bản số 74 /NHNo - TDDN ngày 07/01/2011 của Tổng Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, trong đó giao cho chi nhánh Biên Hòa làm đầu mối.

Tập trung phát triển và mở rộng các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm mới trên cơ sở nâng cấp Tổ Dịch vụ - Marketing lên phòng dịch vụ Marketing, đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị.

Tăng cường đào tạo và giáo dục nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và khả năng giao tiếp ứng xử cho đội ngũ cán bộ của Chi nhánh ngày càng vững về nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao phong cách giao dịch với khách hàng.

5.2 Những giải pháp và kiến nghị nhằm quản trị rủi ro thanh khoản tại NHNo & PTNT Chi nhánh Biên Hòa.

Qua việc phân tích tình hình thanh khoản của NHNo & PTNT Biên Hòa ở chương 4 báo cáo xin đề xuất một số biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản cho ngân hàng như sau:

5.2.1 Nhóm giải pháp về quản trị thanh khoản hỗn hợp

Ngân hàng nên sử dụng hỗn hợp hai biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản bằng quản lý tài sản có và quản lý tài sản nợ một cách linh hoạt. Như vậy ngân hàng có thể vừa tích trữ tài sản thanh khoản để đáp ứng một phần nhu cầu thanh khoản, phần còn lại sẽ được đáp ứng bằng cách đi vay trên thị trường tiền tệ hoặc phát hành kì phiếu ngắn hạn, trái phiếu dài hạn. Để quản trị thanh khoản được tốt ngân hàng cần phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thanh khoản hỗn hợp, từ đó rút ra được nên dự trữ tài sản có tính thanh khoản nhiều hơn hay tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài nhiều hơn.

Theo phân tích tình hình thanh khoản ở chương 4 của NHNo & PTNT Biên Hòa ta thấy tài sản có tính thanh khoản của ngân hàng chiếm một tỷ lệ thấp vì vậy ngân hàng cần chú trọng nên đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao. Đồng thời ta cũng thấy được quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng khá tốt và tương đối ổn định, đảm bảo tỷ lệ huy động trên cho vay hợp lý, vì thế ngân hàng cũng nên nâng cao chất lượng tài sản nợ tốt hơn.

5.2.1.1 Chú trọng đầu tƣ vào các tài sản có tính thanh khoản cao a. Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác: a. Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác:

NHNo & PTNT Biên Hòa hiện nay tiền gửi tại các TCTD khác chiếm một tỷ lệ khá thấp khoảng trên 1 tỷ đồng cụ thể năm 2010 là 1.197 triệu đồng và năm 2011 là 1.423 triệu đồng. Ngân hàng thay vì dự trữ tiền dư thừa bằng tiền mặt thì có thể gửi tiền tại các TCTD khác, bởi vì tiền gửi tại các TCTD có tính thanh khoản cao, tỷ suất sinh lợi cao hơn tiền mặt, giúp ngân hàng dễ dàng thanh toán các khoản tiền giao dịch giữa các ngân hàng với nhau. Ngân hàng có thể rút các khoản tiền gửi này để chi trả những yêu cầu cấp thiết, những khoản nợ phải thanh toán khi có khó khăn

thanh khoản của ngân hàng. Đồng thời duy trì lượng tiền mặt tại quỹ hợp lý để có thể giải quyết kịp thời những rủi ro không thể lường trước được.

b. Chứng khoán thanh khoản

Chứng khoán thanh khoản là một loại tài sản có tính thanh khoản cao, trong mọi trường hợp khi có rủi ro xảy ra ngân hàng có thể bán chứng khoán thanh khoản để thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn một cách nhanh chóng. Tại NHNo & PTNT Biên Hòa lượng chứng khoán này vẫn còn thấp, cụ thể năm 2010 chiếm 5,4% trong tổng tài sản và năm 2011 chiếm 5,63% trong tổng tài sản. Vì vậy ngân hàng nên chú trọng đầu tư vào loại tài sản này. Đặc biệt nên chú trọng vào đầu tư chứng khoán thị trường nhiều vì hiện nay ngân hàng chỉ có chứng khoán chính phủ mà không có chứng khoán thị trường ( Chứng khoán sẵn sàng để bán), trong khi đó chứng khoán thị trường có tỷ suất sinh lợi cao hơn so với chứng khoán chính phủ và được giao dịch trên sàn giao dịch nên tính thanh khoản rất cao.

Tuy nhiên sự biến động về giá cổ phiếu, trái phiếu cũng xảy ra thường xuyên mà có thể không lường trước được, vì vậy ngân hàng cũng cần có đội ngũ chuyên nghiên cứu và theo dõi sự biến động thất thường này để phòng tránh những trường hợp giá chứng khoán sụt giảm, và có phương hướng tốt trong đầu tư để mang lại tỷ suất sinh lợi cao cho ngân hàng.

5.2.1.2 Tiếp tục nâng cao chất lƣợng tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài

Trên cơ sở phân tích Agribank Biên Hòa cần thực hiện gắn kết quản trị thanh khoản với quản lý tài sản nợ. Tiếp tục tăng cường huy động vốn từ thị trường dân cư, đảm bảo mức tăng trưởng huy động tiền gửi phù hợp với mức tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, Agribank Biên Hòa cần tiếp tục thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn theo nhóm khách hàng, theo loại tiền và theo thời hạn, để làm giảm sự nhạy cảm của tài sản nợ với các biến động của nền kinh tế. Đa dạng hóa nguồn vốn giúp ngân hàng đảm bảo an toàn thanh khoản tốt hơn.

Quản lý tài sản nợ cũng đồng nghĩa với việc tạo mối quan hệ bền vững với các nguồn tài trợ này, đặc biệt là các khách hàng lớn, các khách hàng truyền thống, các khách hàng là tổ chức chính phủ, NHNN và các ngân hàng lớn trên thị trường liên

ngân hàng. Đây là những nguồn tài trợ tương đối dồi dào mà một khi mất đi, Agribank Biên Hào sẽ phải đối mặt với việc mất đi một lượng vốn tiềm năng lớn.

5.2.2 Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro

Ngân hàng cần phải có bộ phận quản lý rủi ro cụ thể. Hiện tại NHNo & PTNT Biên Hòa có bộ phận chịu trách nhiệm quản lý RRTK là phòng kế toán ngân quỹ chứ chưa có phòng tổ chức quản trị rủi ro cụ thể. Ngân hàng thường gặp phải rất nhiều rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, hay rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất... Những loại rủi ro này thường có mối quan hệ tác động lẫn nhau vì vậy cần có bộ phận quản lý rủi ro chung cho toàn ngân hàng để có thể quản lý một cách chặt chẽ rủi ro xảy ra trong ngân hàng. Rủi ro thanh khoản cũng bị tác động bởi những rủi ro khác, quản lý chặt chẽ các rủi ro cũng giúp ngân hàng hạn chế và phòng ngừa được rủi ro thanh khoản

Bộ phận quản lý rủi ro sẽ xem xét và phân tích kỹ những tình huống rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng, bộ phận này sẽ tính toán các chỉ tiêu chỉ số thanh toán… đồng thời cần tính toán và phân tích các yếu tố như mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, năng lực quản lý của ngân hàng, phân tích các yếu tố thanh khoản, phân tích mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường… từ đó đánh giá được độ an toàn, khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Tăng cường ý thức và năng lực của hệ thống quản trị tài sản – nợ trong việc theo dõi và quản lý sự bất cân xứng của các danh mục tài sản và nợ trong bảng cân đối, từ đó góp phần quản lý tốt rủi ro thanh khoản ngân hàng. Tiếp tục hoàn hiện nâng cao mức độ trưởng thành của quy trình quản trị tài sản – nợ.

5.2.3 Nhóm các giải pháp hỗ trợ 5.2.3.1 Giải pháp về chính sách 5.2.3.1 Giải pháp về chính sách

Các yêu cầu tối thiểu do NHNN đặt ra là phương thức chính để QTRRTK hiệu quả. Do đó Agribank Biên Hòa cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách QTRRTK vững chắc trên cơ sở kết hợp các chuẩn mực an toàn của NHNN (thông tư 13/2010/TT - NHNN) với điều kiện và định hướng cụ thể của ngân hàng. Hệ

thống chính sách này cần được ban hành theo đúng trình tự thẩm quyền và được phổ biến đầy đủ trong hệ thống ngân hàng như sau:

 Ban quản trị ngân hàng phê chuẩn các chức năng và trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận liên quan đến QTRRTK trong ngân hàng một cách rõ ràng hơn, tránh sự chồng chéo trong trách nhiệm.

 Các hạn mức và giới hạn RRTK (bao gồm giới hạn về các tỉ số thanh khoản và giới hạn khe hở thanh khoản) được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các hạn mức rủi ro chung đã được ban quản trị ngân hàng thông qua.

 Các chính sách đặc biệt được xây dựng cho các trường hợp căng thẳng thanh khoản.

 Các chính sách hoạt động cụ thể được đề ra cho các khối kinh doanh vốn và tiền tệ.

 Chính sách riêng cho từng loại tiền tệ và từng loại nguồn vốn (bán lẻ và bán buôn), đặc biệt phải tính toán hạn mức cho nguồn vốn huy động trên thị trường bán buôn.

Để đảm bảo tính phù hợp và thực tiễn,hệ thống chính sách này cần được các ban ngành liên quan xem xét và điểu chỉnh định kì tối thiểu 6 tháng một lần theo quy định của Thông tư 13, đối với các chính sách hoạt động cần được đánh giá lại thường xuyên hơn các chính sách mang tính chiến lược.

5.2.3.2 Thực hiện phân tích hành vi của tài sản và nợ

Vì dòng tiền vào và ra khỏi ngân hàng luôn có tính chu kì, tính mùa vụ và tính xu hướng do đó qua việc thống kê các số liệu trong quá khứ của ngân hàng về lượng tiền gửi và cho vay có thể dự đoán được những nguy cơ RRTK và lượng thanh khoản cần trong các trường hợp đó, điển hình như việc lượng tiền gửi thường bị rút ra nhiều vào trước Tết, dự đoán được điều này, Agribank Biên Hòa có thể thực hiện tính toán gần đúng lượng tiền dự tính cần thiết một cách cụ thể để đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng cần thực hiện nghiên cứu các ảnh hưởng của các sự kiện lớn trong quá khứ lên dòng tiền để có thể nắm bắt được xu hướng biến động

của tài sản và nợ cũng như các danh mục ngoài bảng cân đối khi các biến thị trường thay đổi, tạo sự chủ động cho ngân hàng trong việc xây dựng các phương án đối phó khi thị trường biến động tương tự trong tương lai.

Ngân hàng cũng cần tăng cường việc dự báo, phân tích xu hướng thị trường trong tương lai gần để có thể suy đoán được những thay đổi trong bảng cân đối cũng như dòng tiền vào ra của tài sản – nợ, tăng tính chủ động trong việc lập kế hoạch đầu tư hay huy động của ngân hàng.

5.2.3.3 Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát

Chú trọng công tác giám sát và báo cáo trong nội bộ :

Việc kiểm tra, giám sát và báo cáo trong nội bộ NHNo & PTNT Biên Hòa thường xuyên và kịp thời sẽ mang lại nguồn thông tin rất quan trọng và cần thiết cho việc quản trị rủi ro hiệu quả. Dòng thông tin giữa các bộ phận có liên quan như khối nguồn vốn, khối quản trị rủi ro, phải được lưu thông, qua lại và không được đứt đoạn. Đặc biệt là khi xảy ra RRTK, tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình hình, tần suất và mức độ chi tiết của việc kiểm tra, báo cáo phải được tăng lên đảm bảo các bộ phận có trách nhiệm nắm bắt được tình hình và đưa ra giải pháp kịp thời.

Nâng cao vai trò và sự tham gia của Kiểm toán nội bộ

Bộ phận kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng. Ban quản trị và các bộ phận kế toán cần thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên và toàn diện về tính hiệu quả của khung hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, tính tuân thủ các chính sách QTRRTK và hạn mức, khẩu vị của rủi ro thanh khoản. Từ đó, kịp thời đề ra các biện pháp điều chỉnh và sửa chữa thích hợp cho khung quản trị, các chính sách và các quy trình QTRRTK. Đặc biệt là khi xảy ra RRTK, tần suất thực hiện kiểm soát và đánh giá các báo cáo nội bộ phải được tăng lên tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình hình.

Như vậy, Agribank cần gắn kết chặt chẽ hoạt động kiểm soát và các bộ phận kiểm toán nội bộ vào việc kiểm tra, giám sát công tác QTRRTK.

5.2.3.4 Nhóm giải pháp về nhận sự

Để hạn chế rủi ro thanh khoản xảy ra đối với ngân hàng thì vai trò của đội ngũ nhân viên và ban quản trị của ngân hàng không thể không nhắc tới được. Đây là đội ngũ trực tiếp tham gia vào tất cả quá trình kinh doanh của ngân hàng, vì vậy ngân hàng cần phải có những biện pháp rõ ràng để nâng cao trình độ của nhân viên cũng như đạo đức làm việc của họ, từ đó mới có thể phòng tránh được RRTK, cụ thể:

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hòa (Trang 90 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)