Kiểm định về độ phù hợp của mô hình

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hòa (Trang 81 - 103)

ANOVAa Mô hình Tổng các bình phương Bậc tự do Trung bình các chênh lệch bình phương F Mức ý nghĩa quan sát 1 Hồi quy 54,074 5 10,815 34,308 0,000b Số dư 46,654 148 ,315 Tổng 100,727 153

a. Biến phụ thuộc : Đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng

b. Dự đoán: ( Hằng số ), Mức chênh tài sản có và tài sản nợ, Chất lượng tài sản có, Mức độ an toàn vốn, Năng lực của ngân hàng, Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận.

( Nguồn: nghiên cứu từ tác giả)

Để có thể hiểu rõ hơn ta dùng kiểm định về mức ý nghĩa quan sát (sig). Để thấy được sự phù hợp của mô hình.

Đặt giả thuyết:

H0: β1 = β2 = β3 = β4 =β5 = 0: Không có mối quan hệ giữa hoạt động đánh giá thanh khoản của ngân hàng với các biến quan sát.

H1: β1 = β2 =β3 = β4= β5≠ 0: Có mối quan hệ giữa hoạt động đánh giá thanh khoản của ngân hàng với các biến quan sát.

Dựa vào giá trị trong SPSS là giá trị mức quan sát (sig.) ở bảng ANOVAa ta thấy mức ý nghĩa quan sát = 0,000b. Bác bỏ H0 và chấp nhận H1, có nghĩa là hoạt động đánh giá thanh khoản của ngân hàng với các biến quan sát. Hay có mối quan hệ giữa các biến cần kiểm định trong mô hình.

4.3.5.3 Kiểm định các giả thuyết về các hệ số của mô hình hồi quy mẫu

Để kiểm định các giả thuyết về các hệ số của mô hình hồi quy mẫu trong SPSS 20.0 ta dùng kiểm định t nhìn vào bảng kết quả dưới đây:

Bảng 4.17: Bảng hệ số tương quan Mô hình Hệ số chưa chuẩn

hóa Hệ số chuẩn hóa Giá trị t Mức ý nghĩa Sig Collinearity Statistics B Lỗi tiêu chuẩn

Beta Tolerance VIF

( Hằng số) 3,909 0,045 86,402 0,000 1,000 1,000 SER-EAR 0,422 0,045 0,520 9,300 0,000 1,000 1,000 MAN 0,090 0,045 0,111 1,988 0,049 1,000 1,000 CA 0,245 0,045 0,302 5,403 0,000 1,000 1,000 AQ 0,100 0,045 0,123 2,197 0,030 1,000 1,000 LEV 0,311 0,045 0,384 6,861 0,000 1,000 1,000 Kiểm định β1:

H0: β1 = 0 Không có sự tác động giữa mức độ nhạy cảm với rủi ro Đặt giả thiết: thị trường và lợi nhuận trong việc đánh giá thanh khoản H1: β1 ≠ 0 Có sự tác động giữa mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận trong việc đánh giá thanh khoản Qua bảng trên ta thấy t = | 9,300| > t1490.025 = 1,976013 bác bỏ giả thiết H0. Chấp nhận mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận ảnh hưởng tới việc đánh giá thanh khoản của ngân hàng.

Kiểm định β2:

H0:β2 = 0 Không có sự tác động giữa năng lực quản lý của ngân hàng Đặt giả thiết: tác động tới việc đánh giá thanh khoản của ngân hàng.

H1:β2 ≠ 0 Có sự tác động giữa năng lực quản lý của ngân hàng ảnh hưởng tới việc đánh giá thanh khoản trong ngân hàng. Ta thấy t = | 1,988| > t1490.025 = 1,976013 bác bỏ giả thiết H0. Chấp nhận H1 năng lực quản lý của ngân hàng tác động tới việc đánh giá thanh khoản của ngân hàng.

Kiểm định β3:

H0:β3 = 0 Không có sự tác động giữa mức độ an toàn vốn ảnh hưởng „ Đặt giả thiết: tới đánh giá thanh khoản trong ngân hàng.

tới đánh giá thanh khoản trong ngân hàng..

Ta thấy t = | 5,403| > t1490.025 = 1,976013 bác bỏ giả thiết H0. Chấp nhận H1 mức độ an toàn vốn ảnh hưởng tới đánh giá thanh khoản trong ngân hàng.

Kiểm định β4:

H0:β4= 0 Không có sự tác động giữa chất lượng tài sản có ảnh hưởng Đặt giả thiết: tới việc đánh giá thanh khoản trong ngân hàng.

H1:β4 ≠ 0 Có sự tác động giữa chất lượng tài sản có ảnh hưởng tới đánh giá thanh khoản trong ngân hàng

Ta thấy t = | 2,197| > t1490.025 = 1,976013 bác bỏ giả thiết H0. Chấp nhận H1 chất lượng tài sản có ảnh hưởng tới việc đánh giá thanh khoản trong ngân hàng.

Kiểm định β5:

H0:β5= 0 Không có sự tác động giữa mức chênh tài sản nợ và tài sản Đặt giả thiết: có tác động đến đánh giá thanh khoản trong ngân hàng. H1:β5 ≠ 0 Có sự tác động giữa mức chênh tài sản nợ và tài sản có ảnh hưởng đến đánh giá thanh khoản trong ngân hàng.

Ta thấy t = | 6,861| > t1490.025 = 1,976013 bác bỏ giả thiết H0. Chấp nhận H1 mức

chênh tài sản nợ và tài sản có ảnhhưởng đến đánh giá thanh khoản trong ngân hàng. Dựa vào bảng hệ số trên ta thấy các biến độc lập có giá trị Sig rất nhỏ. Hệ số

phóng đại phương sai VIF rất nhỏ nên các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì thế không có hiện tượng đa cộng cộng tuyến xảy ra. Do đó mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy. Kết quả mô hình hồi quy bội cuối cùng cho thấy các biến độc lập có mức ý nghĩa Sig < 0,05, cuối cùng có 5 yếu tố là: Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận, Năng lực của ngân hàng, Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Mức chênh tài sản có và tài sản nợ tác động đến việc đánh giá tình hình rủi ro thanh khoản trong ngân hàng.

Phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện như sau:

ĐGTK = 3,909 + 0,422SER & EAR + 0,090MAN + 0,245CA + 0,100AQ + 0,311LEV

Hay :

ĐGTK =3,909 + 0,422Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng và lợi nhuận + 0,090 Năng lực quản lý của ngân hàng + 0,245Mức độ an toàn vốn + 0,100Chất lƣợng tài sản có + 0,311Mức chênh tài sản nợ và tài sản có.

Với kết quả khảo sát khách quan trên của tác giả Ban lãnh đạo của chi nhánh cần xem xét đánh giá kỹ và có những biện pháp phù hợp nhằm quản trị rủi ro thanh khoản được tốt hơn. Qua đây tác giả cũng xin đề xuất những giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản đối với chi nhánh Biên Hòa ở chương 5 tiếp theo.

4.3.5.4 Ý nghĩa của các hệ số hồi quy

Sơ đồ 4.2: Những yếu tố tác động đến việc đánh giá thanh khoản của ngân hàng

( Nguồn: Nghiên cứu từ tác giả)

Mô hình nghiên cứu ban đầu tác giả đưa ra 7 nhân tố tác động tới việc đánh giá thanh khoản của ngân hàng là: mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, năng lực

Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận Năng lực quản lý của ngân hàng Mức độ an toàn vốn Chất lượng tài sản có Mức chênh tài sản nợ và tài sản có

Đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng

quản lý của ngân hàng, thu nhập lợi nhuận của ngân hàng, các yếu tố thanh khoản, mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường, mức chênh tài sản nợ và tài sản có.

Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 20.0, kết quả phân tích hồi quy bằng các kiểm định và đo lường sự phù hợp xác định được hoạt động đánh giá thanh khoản của ngân hàng là do tác động bởi các nhân tố chính sau đây: mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận, năng lực quản lý của ngân hàng, mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, mức chênh tài sản nợ và tài sản có.

 Về nhân tố mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận: Phân tích mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và / hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Đồng thời quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung. Lợi nhuận là chỉ số quan trọng để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn, đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong tương lai từ phía các nhà đầu tư. Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và trích lập dự phòng đầy đủ.

Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận lên 1 lần trong điều kiện các nhân tố khác như năng lực quản lý của ngân hàng, mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, mức chênh tài sản nợ và tài sản có không thay đổi thì hoạt động đánh giá thanh khoản của ngân hàng sẽ tăng lên 0,422 lần.

Về nhân tố năng lực quản lý của ngân hàng : Quản lý đóng vai trò đến thành công trong hoạt động của ngân hàng. Quản lý còn ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản có, tài sản nợ, lợi nhuận… Vì vậy quản lý đóng vai trò rất quan trọng, làm tốt công tác này sẽ làm giảm khả năng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng

Nếu ta không xét đến các nhân tố mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận, mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, mức chênh tài sản nợ và tài sản có thì nếu nhân tố năng lực quản lý của ngân hàng tăng lên 1 đơn vị thì việc đánh giá thanh khoản của ngân tăng lên 0,090 lần.

 Xét nhân tố: Mức độ an toàn vốn

Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn.

Khi không quan tâm đến các nhân tố khác như: mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận, năng lực quản lý của ngân hàng, chất lượng tài sản có, mức chênh tài sản nợ và tài sản có thì khi mức độ an toàn vốn tăng lên 1 đơn vị thì việc đánh giá rủi ro thanh khoản sẽ hiệu quả hơn và tăng lên 0,245 đơn vị.

 Xét nhân tố chất lượng tài sản có: Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đỗ vỡ ngân hàng. Thông thường điều này xuất phát từ quản lý không đầy đủ trong chính sách cho vay, nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém sẽ tạo áp lực lên nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và điều này có thể dẫn tới khủng hoảng thanh khoản hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng.

Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì nếu chất lượng tài sản có của ngân hàng tăng lên 1 lần thì hoạt động đánh giá thanh khoản tăng lên 0,100 lần.

 Xét nhân tố mức chênh tài sản nợ và tài sản có: Trong điều kiện không có nhiều tỷ lệ thanh khoản khác nhau thì có một cách hữu hiệu để đánh giá thanh khoản là xây dựng bản mô tả tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng ( theo kỳ hạn) để tính toán mức chênh giữa tài sản có đến hạn và tài sản nợ đến hạn. Việc phân tích mức chênh nhằm định lượng sự mất cân đối về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ. Tình trạng mất cân đối này phát sinh khi kỳ hạn của bên nguồn vốn khác với kỳ hạn của bên sử dụng vốn. Việc phân tích mức chênh còn giúp lượng hóa được ảnh hưởng của những thay đổi về lãi suất thị trường đến lợi nhuận và giá trị tài sản có ròng của ngân hàng.

Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì nếu mức chênh tài sản nợ và tài sản có hàng tăng lên 1 lần thì hoạt động đánh giá thanh khoản tăng lên 0,311 lần.

Qua đó ta thấy các nhân tố tác động đến đánh giá rủi ro thanh khoản đã được xác định từ các bước như trên, tuy nhiên kết quả trên chỉ có thể đại diện cho một bộ

phận nhỏ trên tổng thể mà chưa đánh giá dược chính xác với kết quả nghiên cứu trên có đại diện cho toàn bộ tổng thể hay không, để biết được điều này tác giả tiến hành kiểm định T – test đối với các nhân tố tác động đến việc đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Và đã được thể hiện trong phương trình hồi quy tuyến tính trên.

- Thang đo được sử dụng trong mô hình là thang đo likert 5 điểm, vậy mức điểm 3 sẽ được dùng làm giá trị trung bình.

- Giả thuyết Ho : µn < 3 : Tất cả các nhân viên đều chưa chấp nhận những yếu tố n đưa ra ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro thanh khoản.

- Giả thuyết H1 : µn >= 3 : Tất cả các nhân viên đều chấp nhận những yếu tố n đưa ra ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro thanh khoản.

Trong đó : µn = mean + lower

Với mức test value = 3 kết quả kiểm định được tác giả tổng hợp qua bảng sau :

Chỉ tiêu Mean Lower µ = mean +

lower Giả thuyết chấp nhận được M19.1 3,6169 0,4879 4,1048 H1 M19.2 3,7987 0,6695 4,4682 H1 M19.3 3,8377 0,6938 4,5315 H1 M17.1 3,5974 0,4719 4,0693 H1 M17.2 3,5 0,3803 3,8803 H1 M16.1 4,0649 0,9232 4,9881 H1 M16.2 4,2532 1,1317 5,3849 H1 M16.3 3,8831 0,7214 4,6045 H1 M16.4 4,2662 1,1454 5,4116 H1 M16.5 4,4805 1,3891 5,8696 H1 M14.1 3,539 0,373 3,912 H1 M14.2 3,4481 0,3193 3,7674 H1 M14.3 3,7532 0,6335 4,3867 H1 M15.1 3,6688 0,544 4,2128 H1 M15.3 3,8052 0,6584 4,4636 H1 M15.4 4,1688 1,0526 5,2214 H1 M18.1 3,8442 0,7179 4,5621 H1 M20.1 4,2338 1,1219 5,3557 H1 M20.2 3,9935 0,8655 4,859 H1 M20.3 3,7922 0,6576 4,4498 H1

Nhìn vào kết quả bảng trên ta thấy tất cả các giả thuyết H đều được chấp nhận tức là tất cả các yếu tố đều tác động đến việc đánh giá rủi ro thanh khoản trong ngân hàng. Điều này có nghĩa là không chỉ có một bộ phận nhỏ các nhân viên thuộc mẫu dữ liệu nghiên cứu chấp nhận việc đánh giá rủi ro thanh khoản là do các yếu tố trên, mà là hầu hết tất cả các nhân viên đều cảm thấy như vậy.

Như vậy, với kết quả mô hình hồi quy tuyến tính và phần kiểm định sự phù hợp của mẫu nghiên cứu đối với tổng thể là toàn bộ nhân viên ngân hàng trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Vì vậy tác giả cho rằng ban lãnh đạo chi nhánh ngân hàng cần tập trung xem xét các nhân tố tác động đến việc đánh giá rủi ro thanh khoản, từ đó có biện pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro thanh khoản được tố hơn.

4.4 Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế trong phân tích

Qua bài báo cáo tác giả đã phân tích được tình hình thanh khoản của NHNo & PTNT Chi nhánh Biên Hòa, báo cáo đi sâu nghiên cứu và phân tích tình quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thông qua sử dụng các biên pháp đo lường thanh khoản mà cụ thể là sử dụng phương pháp dự báo nhu cầu thanh khoản, các chỉ tiêu về thanh khoản.

Qua phân tích tình hình báo cáo nêu lên được những nguyên nhân dẫn đến tình hình thanh khoản đó trong từng thời kỳ, thấy được các yếu tố tác động đến tình hình thanh khoản của ngân hàng như thế nào.

Thông qua kết quả khảo sát thực tế, từ kết quả thống kê mô tả và chạy mô hình hồi quy tác giả đã tìm ra những yếu tố tác động đến việc đánh giá thanh khoản trong ngân hàng. Để đánh giá tình hình thanh khoản của ngân hàng cho hợp lý và từ đó tìm ra được giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản cho ngân hàng phải xem xét đến các yếu tố như mức chênh tài sản nợ và tài sản có, mức độ an toàn vốn và chất lượng tài sản có, năng lực quản lý của ngân hàng, thanh khoản của ngân hàng, mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường, thu nhập và kỹ năng nghiệp vụ nhân viên.

Không những phân tích tình hình thanh khoản báo cáo còn phân tích những mặt tích cực và hạn chế trong quản trị RRTK tại NHNo & PTNT Biên Hòa, nguyên

nhân dẫn đến những hạn chế như vậy, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục các hạn chế tồn tại đó trong quá trình quản trị RRTK của ngân hàng.

Do thời gian lao động thực tế khá ngắn, tác giả khó tiếp cận được bộ máy quản

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hòa (Trang 81 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)