Mô hình kinh tế lƣợng

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hòa (Trang 39 - 103)

Hàm hồi quy được xây dựng trên cơ sở một mẫu ngẫu nhiên được gọi là hàm hồi quy mẫu (SRF

Từ hàm hồi quy tổng thể (PRF): E(Y/Xi ) = αo + α1 Xi + ε Trong đó: E(Y/Xi ) Là biến phụ thuộc, biến được giải thích

α0, α1, α2, ….αn : Là các thông số cần được ước lượng Dựa trên cơ sở hàm hồi quy mẫu SRF có công thức sau: ( SRF) : Y = β0 + β1Xi + ε

Trong đó:

 Y: ước lượng điểm của E(Y/Xi) là chỉ tiêu biến phụ thuộc

 X: là các biến độc lập ảnh hưởng tới biến phụ thuộc

 β; β1; β2…; βn là ước lượng điểm của α0; α1; α2;α3…αn.

 ε: là phần dư

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Thông qua chương 2, tác giả đã trình bày những vấn đề lí luận chung nhất về thanh khoản, rủi ro thanh khoản, từ đó nêu bật lên tầm quan trọng của QTRRTK tại NHTM cũng như các nội dung chính của công tác QTRRTK. Chương 2 cũng nghiên cứu một số mô hình QTRRTK của các ngân hàng lớn trên thế giời, từ đó tổng kết lại một số kinh nghiệm có thể áp dụng vào QTRRTK tại các NHTM Việt Nam nói chung và NHNo& PTNN Biên Hòa nói riêng.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này chỉ mang tính đề xuất ban đầu, vì vậy sẽ được tiến hành thông qua 2 bước đó là: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

3.1.1 Phƣơng pháp định tính

Ta dùng phương pháp định tính là nghiên cứu sơ bộ, phương pháp này được thực hiện như sau:

- Tiến hành thảo luận nhóm tập trung với mục đích để phát hiện và tìm ra những yếu tố tác động tới phân tích hoạt động và quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng. Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ đó có thể điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát và xây dựng một thang đo hiệu quả cho quá trình nghiên cứu.

- Sử dụng phương pháp chuyên gia: có thể tham khảo ý kiến của các giáo viên dạy môn SPSS cùng với các anh chị cán bộ nhân viên ngân hàng, từ đó tổng hợp để có những định hướng tốt cho đề tài nghiên cứu của mình.

3.1.2 Phƣơng pháp định lƣợng

Phương pháp định lượng là nghiên cứu chính thức với mục đích của quá trình nghiên cứu là đánh giá thang đo và kiểm định mô hình. Quá trình nghiên cứu được tiến hành như sau:

- Đối tượng khảo sát: Cán bộ nhân viên ngân hàng NHNo & PTNT Biên Hòa và một số nhân viên của những ngân hàng lên cận trên địa bàn Biên Hòa.

- Địa bàn khảo sát: TP Biên Hòa

- Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/03/2012 đến ngày 30/03/2012.

- Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông tin, điều tra mô tả thông qua bảng câu hỏi. Mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp ngẫu nhiên với số phiếu phát ra 160 phiếu ( Chi tiết bảng khảo sát xin xem phụ lục 1)

Sau đó tiến hành phân tích số liệu: Sau khi thu thập được dữ liệu ta tiến hành mã hóa, nhập số liệu vào phần mềm SPSS 20.0 để xử lý.

Quá trình nghiên cứu được thể hiện qua sơ đồ sau đây: Xây dựng biến Đánh giá Sơ bộ Đánh giá Chính thức

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quá trình nghiên cứu

(Nguồn: Nghiên cứu từ tác giả)

3.2 Cơ sở dữ liệu

3.2.1 Dữ liệu thứ cấp:

Là các số liệu được công bố qua sách báo, tạp chí,internet, tham khảo tài liệu sách giáo khoa, báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa giai đoạn 2009 - 2011 về các

Viết báo cáo Cơ sở lý thuyết mô

hình nghiên cứu

Thang đo nháp

2

Vấn đề nghiên cứu: Các yếu tố đánh giá RRTK=> Giải pháp QTRRTK tại NH Thang đo nháp 1 Nghiên cứu định tính:( Thảo luận nhóm, Phương pháp

chuyên gia, Thảo luận tay đôi) Khảo sát thử: Để điều chỉnh

bảng phỏng vấn ( n = 5… 10)

Thang đo chính thức

Nghiên cứu chính thức định lượng:

Điều tra bằng bảng câu hỏi 160 nhân viên ngân hàng Cronbach‟s Alpha (kiểm định độ tin cậy) Phân tích EFA( kiểm định giá trị thang đo) Hồi quy, T- test, ANOVA,và các thống kê mô tả Phân tích kết quả xử lý số

vấn đề sau: Sơ đồ cơ cấu tổ chức, Tình hình huy động vốn, Tình hình dư nợ cho vay, Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, Các loại lãi suất trong ngân hàng.

3.2.2 Dữ liệu sơ cấp:

Là những dữ liệu không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu của đề tài, tác giả phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các dữ liệu thu thập được gọi là dữ liệu sơ cấp. Cái này do chính người nghiên cứu tự thu thập.

3.3 Đề xuất mô hình:

Từ mô hình hồi quy dự kiến:

Y = β0 + β1 X1 + β2 X2 + β3 X3 + β4 X4 + β5 X5 + β6 X6 +β7 X7 + ε

Với X1; X2; X3; X4; X5; X6; X7; là các biến độc lập trong mô hình. Căn cứ vào kết quả các nghiên cứu trước đây đã thực hiện, kết hợp phỏng vấn chuyên gia như các anh chị cán bộ nhân viên trong ngân hàng, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tới việc đánh giá thanh khoản trong ngân hàng. Cùng với việc đi khảo sát thực tế phát phiếu khảo sát thăm do ý kiến của các anh chị nhân viên ngân hàng, kết hợp lý thuyết chương 2 tác giả đưa ra các biến tác động đến đánh giá thanh khoản trong ngân hàng. Qua phân tích các nhân tố được chọn lọc và mô phỏng như sau:

Sơ đồ 3.2: Chỉ tiêu tác động đến việc đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng

( Nguồn: Kết quả nghiên cứu từ tác giả)

Mức độ an toàn vốn Chất lƣợng tài sản Năng lực quản lý của ngân hàng Lợi nhuận của ngân hàng Yếu tố thanh khoản của ngân hàng Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng cu Mức chênh tài sản có và tài sản nợ

Đánh gi Đánh giá rủi ro thanh khoản ngân hàng Tác động

Tác giả thiết lập mô hình với các biến được ký hiệu như sau:

Biến phụ thuộc Y:

Y = ĐGTK: Đánh giá rủi ro thanh khoản tại NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa

Biến độc lập X:

Bảng 3.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tổng thể

Ký hiệu biến Diễn giải các biến độc lập Thang đo

X1 = CA(Capital Adequacy) Mức độ an toàn vốn Thang đo Likert 5 điểm X2 = AQ(Asset Quality) Chất lượng tài sản có Thang đo Likert 5 điểm X3 = MAN(Management) Năng lực quản lý của ngân

hàng

Thang đo Likert 5 điểm X4 = EAR(Earnings) Lợi nhuận của ngân hàng Thang đo Likert 5 điểm X5 = LIQ(Liquidity) Thanh khoản của ngân hàng Thang đo Likert 5 điểm X6 =SMR (Sensitivity to

Market Risk)

Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường

Thang đo Likert 5 điểm X7 =LEV(Level) Mức chênh tài sản có và tài

sản nợ

Thang đo Likert 5 điểm

( Nguồn: Nghiên cứu từ tác giả)

Mô hình tổng thể:

Y = β0 + β1CA + β2AQ + β3MAN + β4EAR + β5LIQ + β6SMR +β7LEV+ Ui

 Xây dựng thang đo biến độc lập

Qua quá trình thảo luận thang đo được đề xuất ban đầu như sau:

-Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn): Vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, Bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro. - Asset Quality (Chất lƣợng tài sản có): Xuất phát từ việc quản lý trong chính sáchcho vay, Duy trì mức độ đa dạng trong cấu trúc của danh mục đầu tư, Các chuẩn mực cấp tín dụng đúng đắn, Sử dụng các chứng từ và quy trình hiệu quả để giám sát tài sản đảm bảo.

- (Management )Quản lý: Trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên, năng lực lãnh đạo, Tuân thủ các quy định, Khả năng lập kế hoạch, Khả năng ứng phó với những thay đổi về môi trường xung quanh, Chất lượng của các chính sách và khả năng kiểm soát việc tuân thủ các chính sách.

- Earnings (Lợi nhuận): Thu nhập từ lãi, Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng, Thu nhập từ kinh doanh mua bán, Thu nhập khác.

- Liquidity (Thanh khoản) của ngân hàng: Mức biến động của tiền gửi, Khả năng tiếp cận thị trường tiền tệ, Mức độ hiệu quả nói chung của chiến lược.

- ( Sensitivity to Market Risk)Phân tích mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng: mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá, khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro. - Phân tích mức chênh tài sản nợ và tài sản có: Định lượng sự mất cân đối về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ, Lượng hoá được ảnh hưởng của những thay đổi về lãi suất thị trường đến lợi nhuận và giá trị tài sản có ròng của ngân hàng.

Sau khi điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với tính chất của cuộc khảo sát nghiên cứu, thang đo các thành phần tác động đến hoạt rủi ro thanh khoản của ngân hàng (Đánh giá rủi ro thanh khoản) bao gồm 25 biến quan sát dược đo lường bởi 7 thành phần và 1biến quan sát đo lường tình hình quản trị rủi ro thanh khoản.

Bảng 3.2 Thang đo biến độc lập

Ký hiệu biến

Câu hỏi các biến của thang đo

câu hỏi Thang đo X1=CA Mức độ an toàn vốn M14.1 M14.2 M14.3 3

X1.1Vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh NH X1.2.Bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ RR X1.3.Thể hiện vị thế của ngân hàng

X2=AQ Chất lƣợng tài sản có M15.1

M15.2 M15.3 M15.4

4

X2.1.Xuất phát từ việc quản lý trong chính sáchcho vay X2.2.Duy trì mức độ đa dạng trong cấu trúc của danh mục đầu tư

X2.3.Các chuẩn mực cấp tín dụng đúng đắn

X2.4.Sử dụng các chứng từ và quy trình hiệu quả để giám sát TSĐB

X3=MAN Năng lực quản lý của ngân hàng M16.1

M16.2 M16.3 M16.4 M16.5

5

X3.1.Trình độ cán bộ công nhân viên NH X3.2.Năng lực lãnh đạo

X3.3.Khả năng lập kế hoạch

X3.4.Khả năng ứng phó với những thay đổi về môi trường X3.5.Chất lượng của các chính sách và khả năng kiểm soát việc tuân thủ các chính sách

X4=EAR Lợi nhuận của ngân hàng M17.1

M17.2 M17.3

4

X4.1.Thu nhập từ lãi

X4.3.Thu nhập từ kinh doanh mua bán X4.4.Thu nhập khác

M17.4

X5=LIQ Thanh khoản của ngân hàng M18.1

M18.2 M18.3

3

X5.1. Mức biến động của tiền gửi

X5.2. Khả năng tiếp cận thị trường tiền tệ

X5.3. Mức độ hiệu quả nói chung của chiến lược

X6=SMR Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng M19.1

M19.2

M19.3

3

X6.1.Nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần

X6.2.Quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung

X6.3.Hành làng pháp lý chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ và chưa chuẩn với các thông lệ quốc tế đã làm tăng tính rủi ro của nền kinh tế và trong hoạt động của các NHTM

X7=LEV Mức chênh tài sản có và tài sản nợ M20.1

M20.2

M20.3

3

X7.1.Định lượng sự mất cân đối về kỳ hạn của TSC và TSN

X7.2.Lượng hoá được ảnh hưởng của những thay đổi về lãi suất thị trường đến lợi nhuận và giá trị tài sản có ròng của ngân hàng

X7.3.Dự đoán trạng thái dòng tiền khi bất ổn trong nền kinh tế ,sự leo thang của chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất và giá USD đã ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của dân chúng khiến hoạt động huy động và cho vay gặp nhiều khó khăn

( Nguồn: Nghiên cứu từ tác giả)

3.4 Kiểm định các giả thiết và ý nghĩa của các hệ số hồi quy 3.4.1 Thống kê mô tả[23] 3.4.1 Thống kê mô tả[23]

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu

Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu. Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

3.4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo[10]

Đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach‟s Anphal, Phân tích khám phá các nhân tố…nhằm kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình.

Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach‟s Anpha ldùng để xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo có hệ số tin cậy tốt khi Cronbach‟s Anphal ≥ 0.6 và hệ số tương quan biến tổng > 0.3. Nếu các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 thì được xem là biến rác và loại khỏi thang đo.

Phân tích nhân tố dùng kiểm định khái niệm của thang đo, khi phân tích nhân tố thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn như:

- Hệ số KOM: KOM ≥ 0.5, mức ý nghĩa của kiểm định Barlett < 0.05.

- Hệ số tải nhân tố ( Factor Loading) > 0.5. Nếu biến quan sát này có hệ số tải nhân tố ≤ 0.5 thì sẽ bị loại.

- Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 50%

- Sự khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

3.4.3 Kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình[13]

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình ta xem mô hình đã xây dựng dựa trên dữ liệu mẫu phù hợp đến mức độ nào với dữ liệu thì ta dùng hệ số xác định R2

Đặt giả thuyết:

H0 : R2 =0 không có độ phù hợp của mô hình đã chọn H0 : R2 ≠ 0 có độ phù hợp của mô hình đã chọn So sánh F của mô hình với Fα(k-1,n-k)

- Nếu F > Fα(k-1,n-k) thì bác bỏ H0 chấp nhận H1, nghĩa là tồn tại quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến quan sát

- Nếu F < Fα(k-1,n-k) thì bác bỏ H1 chấp nhận H0, nghĩa là không tồn tại quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến quan sát

Để có thể xem rõ hơn về độ phù hợp của mô hình ta dùng sig[13]

Khi thực hiện kiểm định ta có 2 giả thiết:

-H0 : βk = 0 không có mối quan hệ giữa các biến - H1: βk ≠ 0 có mối quan hệ giữa các biến

Dựa vào giá trị của p- value( trong eview) và (trong SPSS viết tắt là sig) để chấp nhận hay bác bỏ H0

- (Sig) ≤ α (mức ý nghĩa) => bác bỏ giả thiết H0. Có nghĩa là có mối quan hệ có ý nghĩa giữa các biến cần kiểm định.

- (Sig) > α (mức ý nghĩa) => Chấp nhận H0. Không có mối quan hệ giữa các biến cần kiểm định.

3.4.4 Kiểm định về ý nghĩa của các hệ số hồi quy[13]

Đặt giả thuyết: H0 : βk = 0 H1: βk ≠ 0

So sánh |T(βk)| của mô hình với tα/2n-k (với n là số quan sát, k là số biến, thường α = 5 %)

Nếu |T(βk)| > tα/2n-k chấp nhận giả thiết H0, bác bỏ giả thuyết H1. Nghĩa là biến phụ thuộc được giải thích bởi biến quan sát

Nếu |T(βk)| > tα/2n-k chấp nhận giả thiết H1, bác bỏ giả thuyết H0. Nghĩa là biến phụ thuộc được giải thích bởi biến quan sát.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở các lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp được, kết quả các mẫu khảo sát và các ý kiến nhận định thông qua phương pháp thu thập tài liệu. Đồng thời tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp mô tả thống kê, so sánh để phân tích, đánh giá tình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro thanh khoản của NHNo & PTNT Chi nhánh Biên Hòa.

Tác giả còn sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra thực tế để ghi nhận ý kiến, nhận định của nhân viên ngân hàng về hoạt động kinh doanh cũng như quy trình quản trị rủi ro của ngân hàng. Từ đó thấy được những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hòa (Trang 39 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)