TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HỐ DỊNG VỐN TỚI AN NINH TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam (Trang 44 - 49)

CHÍNH QUỐC GIA

1. Cơ hội và thách thức của quá trình tự do hố dịng vốn

1.1. Cơ hội

Thứ nhất, cùng với xu thế mở cửa, giao lưu quốc tế ngày càng tăng, nhu cầu chi trả, thanh toán cho các giao dịch vãng lai ngày càng lớn trong đó gồm rất nhiều những khoản thanh toán, chi trả cho các nhu cầu thường xuyên cần thiết với kim ngạch khơng lớn. Vì vậy, việc tự do hố các giao dịch về vốn sẽ giảm bớt chi phí xã hội, giảm bớt phiền hà cho người dân khi có nhu cầu mua ngoại tệ chuyển ra nước ngồi vì những mục đích hợp pháp, các nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về nước khi kinh doanh có lãi; xố bỏ cơ chế xin-cho (Giấy phép và giấy phép con); làm giảm tâm lý cất giữ ngoại tệ, mang ngoại tệ lậu ra nước ngoài…

Thứ hai, tự do di chuyển luồng vốn quốc tế giúp các nước có nguồn tiết kiệm hạn chế thu hút được nguồn tài chính của các nước khác cho các dự án đầu tư có hiệu quả trong nước, cho phép các nhà đầu tư đa dạng hố các hình thức đầu tư của mình; đồng thời, phân tán rủi ro thông qua việc đầu tư rộng rãi hơn. Nhờ vậy, tự do hoá việc chu chuyển vốn sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các nước. Cụ thể là tự do hoá giao dịch vốn sẽ cho phép dân cư, doanh nghiệp và thậm chí là các quốc gia có thể thoả mãn nhu cầu tiêu dùng bằng cách vay từ nước ngồi khi thu nhập của mình thấp và khi thu nhập tăng lên thì trả nợ nước ngồi. Ngược lại, bằng cách cho nước ngoài vay, dân cư và doanh nghiệp có thể giảm bớt tính dễ tổn thương của mình trước những bất ổn kinh tế trong nước. Các doanh nghiệp có thể tự bảo vệ mình khi giá thành trong nước tăng đột biến thông qua việc đầu tư vào các chi nhánh của cơng ty ở nước ngồi. Tự do hố giao dịch vốn có thể cho phép các nhà đầu tư thu được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn sau khi đã loại trừ các khoản rủi ro. Tỷ lệ lợi nhuận cao hơn có thể sẽ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, như vậy, sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.

Thứ ba, do tự do hoá dịng vốn thực chất là cách thức u cầu Chính phủ cải cách vĩ mơ theo hướng dài hạn hơn là các giải pháp ngắn hạn mang tính nhất thời nên những cải cách dài hạn mà các quốc gia hướng đến để thành công nằm ở hai biện pháp cơ bản là chính sách tiền tệ (tăng lãi suất, hạn chế tín dụng, kiểm sốt cung tiền) và cảnh báo thị trường. Như vậy, những lợi ích gián tiếp từ việc tự do hố dịng vốn chính là thị trường tài chính, các định chế tài chính,quản trị doanh nghiệp hiện đại và khả năng quản lý quốc gia mạnh lên và điều này đến lượt nó sẽ thúc đẩy trở lại để hồn thiện hơn nữa khả năng điều hành kinh tế vĩ mơ của chính phủ. Các lợi ích gián tiếp như thế có thể khơng nhìn thấy ngay nhưng lại có tác dụng trong dài hạn làm chất xúc tác cho tăng trưởng bền vững.

Tóm lại, tự do hố dịng vốn khơng chỉ mang lại những lợi ích ngắn hạn trước mắt mà cịn mang lại những lợi ích lâu dài đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế mỗi quốc gia.

1.2. Thách thức

Bên cạnh những lợi ích tích cực như trên, tự do hố dịng vốn cũng mang đến những thách thức sau:

1.2.1. Nguy cơ rủi ro về tỷ giá

Với một lượng vốn lớn được tự do lưu thông trên thế giới, hệ thống tài chính quốc tế sẽ ngày càng có những ràng buộc chặt chẽ với nhau. Khi lượng tiền giữa các quốc gia được lưu thông tự do, rủi ro về tỷ giá là điều không tránh khỏi. Với sự tăng lên hoặc giảm xuống của lượng ngoại tệ, cũng như sự thay đổi cung cầu ngoại tệ trên thị trường, tỷ giá giữa các đồng tiền sẽ thay đổi vì hầu hết các quốc gia đều đã áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi hay tỷ giá thả nổi có điều tiết trong nền kinh tế toàn cầu.

1.2.2. Nguy cơ tháo chạy vốn (hay đảo ngược dòng vốn – capital flight)

Tự do hoá chu chuyển vốn sẽ làm tăng khả năng các nhà đầu tư bất ngờ chuyển vốn hàng loạt ra nước ngồi nhằm bảo đảm an tồn cho nguồn vốn của mình. Hiện tượng này gọi là sự tháo chạy vốn (hay đảo ngược dòng vốn – capital flight).

Hiện tượng “tháo chạy vốn” xảy ra khi tài sản hoặc tiền nhanh chóng rời khỏi một đất nước, nguyên nhân do một sự kiện kinh tế nào đó làm nhà đầu tư lo lắng và gây cho nhà đầu tư một khoản giá trị tài sản thấp hơn hoặc nếu khơng thì làm giảm lịng tin đối với “sức khỏe” của nền kinh tế quốc gia. Và do vậy dẫn đến sự biến mất của cải và thường kèm theo là sự giảm mạnh về tỷ giá hối đối của quốc gia có dịng vốn tháo chạy9.

Đặc biệt, nguy cơ rút vốn không chỉ xảy ra trong phạm vi những người nước ngoài nắm vốn. Trong một thị trường tự do hóa tài khoản vốn, các nhà đầu tư trong nước cũng có thể chuyển vốn ra nước ngồi nếu họ thấy nghi ngại về độ bền vững của tỷ giá hối đối hoặc lo lắng về tính ổn định tài chính. Việc các nhà đầu tư rút vốn hàng loạt sẽ buộc Chính phủ phải nâng lãi suất lên để bảo vệ cho chính sách tỷ giá cố định ngay cả khi Chính phủ khơng muốn làm điều đó. Như vậy, việc tự do hố chu chuyển vốn ngồi việc dẫn đến nguy cơ tháo chạy vốn cịn có thể làm tăng sự mất lòng tin vào hệ thống Ngân hàng.

1.2.3. Nguy cơ các khoản nợ gia tăng

Việc các dòng vốn chảy vào nước ta một cách ồ ạt dưới hình thức các nguồn vốn cho vay có thể làm tăng các khoản nợ nước ngồi của chính phủ và của các doanh nghiệp khi nhận viện trợ của các tổ chức, khi phát hành trái phiếu ra nước ngoài nhằm huy động vốn. Nếu lượng vốn thu về này không được sử dụng một cách hiệu quả trong việc đầu tư vào sự phát triển kinh tế và trả nợ thì nguy cơ các khoản nợ nước ngồi từ q trình tự do hố dịng vốn có thể gia tăng và gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh tài chính nói riêng, an ninh kinh tế, xã hội, chính trị của nước đó nói chung.

1.2.4. Nguy cơ lạm phát

Với việc một nguồn vốn ngoại tệ ào ạt đổ vào nền kinh tế, Nhà nước sẽ phải phát hành thêm nội tệ để mua lại số ngoại tệ lưu thông trên thị trường, cung cấp nội tệ cho nhà đầu tư nước ngồi. Do đó, nếu lượng tiền được phát hành thêm này khơng đáp ứng u cầu đầu tư có hiệu quả thì nguy cơ gây ra lạm phát là rất lớn.

1.2.5. Nguy cơ rủi ro về đạo đức

Thứ nhất, nguy cơ rủi ro về đạo đức trước tiên bắt nguồn từ việc thiếu thông tin khi tiến hành huy động vốn. Việc tự do hố các giao dịch vãng lai có thể tạo điều kiện cho các hoạt động lợi dụng chính sách quản lý thơng thống của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) để tìm cách tạo các giấy tờ giả, mục đích giả nhằm chuyển tiền ra nước ngồi với kim ngạch nhỏ nhưng nhiều lần phục vụ cho hoạt động buôn lậu. Việc tự do hố giao dịch vãng lai cũng có thể sẽ là một khe hở để các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài chuyển tiền lãi về nước dưới những cách thức khác nhau để trốn thuế.

Thứ hai, nếu một quốc gia khơng thể kiểm sốt được q trình tự do hố dịng vốn thì nguy cơ tạo điều kiện cho các thế lực ngầm đầu tư vốn vào nền kinh tế quốc gia đó với mục đích rửa tiền là rất lớn. Trên thế giới, tổ chức chống rửa tiền quốc tế (Finance Action Task Force) đã định nghĩa hoạt động của rửa tiền là:

 Việc giúp đỡ đối tượng phạm pháp lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật;

 Việc cố ý che giấu nguồn gốc, bản chất, việc cất giấu, di chuyển hay chuyển quyền sở hữu tài sản phạm pháp;

 Việc cố ý mua, sở hữu hay sử dụng tài sản phạm pháp.

Như vậy hiểu một cách khái qt thì rửa tiền là tồn bộ các hoạt động được tiến hành một cách cố ý nhằm hợp pháp hóa tiền và tài sản có nguồn gốc từ tội phạm.

Thứ ba, tự do hố dịng vốn cịn tạo kẽ hở cho tham nhũng tại những quốc gia có hệ thống pháp luật chưa nghiêm. Đặc biệt tại những nước đang phát triển nhận được nhiều nguồn viện trợ của nước ngồi.

Tóm lại, nguy cơ rủi ro đạo đức là một nguy cơ không thể xem thường của q trình tự do hố dịng vốn vì nó khơng chỉ liên quan đến an ninh tài chính quốc gia mà cịn liên quan đến an ninh kinh tế, xã hội, chính trị của quốc gia đó.

2. Mối liên quan giữa tự do hố dịng vốn và khủng hoảng an ninh tài chính quốc gia quốc gia

Người ta cho rằng, có sự tương quan giữa tự do hố các thị trường tài chính và các cuộc khủng hoảng tài chính. Vậy tự do hố tài chính ảnh hưởng như thế nào đến khủng hoảng tài chính và việc xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính liệu có là một lý do hạn chế các quy định và tự do hố tài khoản vốn khơng.

Thứ nhất, nguyên nhân chính của các cuộc khủng hoảng tài chính là sự bất

đối xứng thông tin. Khi tự do hố dịng vốn, tự do hố việc cho vay, nếu người cho vay thiếu thơng tin về tình trạng mất khả năng thanh toán của người đi vay hay người đi vay thiếu thơng tin về tình trạng tài sản được cho vay. Vì vậy, để hạn chế những thơng tin khơng đối xứng thì hai bên đi vay và cho vay cần có càng nhiều thông tin về nhau càng tốt để tránh sự lựa chọn bất lợi cho nhà đầu tư.

Thứ hai là vấn đề thanh khoản. Giải pháp để hạn chế vấn đề khủng hoảng tài

chính là các quốc gia phải giải toả được những nỗi lo sợ của các nhà đầu tư về tính thanh khoản thơng qua một cơ chế bảo hiểm tiền gửi hoạt động tốt.

Thứ ba là vấn đề tỷ giá. Tự do hoá dịng vốn tương đương với việc tự do hố

tỷ giá do đó sẽ mang lại rất nhiều rủi ro về tỷ giá.

Một số ý kiến cho rằng để ngăn chặn khủng hoảng tài chính thì cần hạn chế các dòng vốn. Tuy nhiên, thuế và các hạn chế khác có thể khơng khuyến khích các nhà đầu tư dài hạn và có khi cịn làm trầm trọng thêm tình hình. Tóm lại, việc cần làm là giải quyết khủng hoảng thanh tốn, sự bất đối xứng thơng tin và rủi ro tỷ giá bằng cơ chế giám sát, thanh tra và các cơng cụ, kỹ thuật thích hợp.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG Q TRÌNH TỰ DO HỐ DỊNG VỐN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI AN NINH TÀI

CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)