II. TỔNG QUAN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia
Do tài chính quốc gia gồm ba bộ phận: tài chính cơng, tài chính doanh nghiệp và tài chính hộ gia đình nên các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia là các yếu tố ảnh hưởng đến từng bộ phận riêng biệt.
2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính cơng
Tài chính cơng do Chính phủ ra các quyết định thu và chi. Vì vậy, các chính sách của chính phủ tác động lớn đến an ninh tài chính cơng. Việc đưa ra các chính sách tiền tệ, chính sách tài khố, hệ thống luật pháp,…ảnh hưởng chặt chẽ đến an ninh tài chính cơng nói riêng và an ninh tài chính quốc gia nói chung.
Bên cạnh chính sách quản lý của Chính phủ là hiệu quả sử dụng nguồn vốn và đạo đức của nhà quản lý. Vì một tỷ lệ rất lớn nguồn vốn là do nước ngoài cho vay nên hiệu quả sử dụng vốn cao sẽ cho thấy quốc gia đó có một nền an ninh kinh tế ổn định, khả năng trả nợ cao. Ngược lại, hiệu quả sử dụng thấp sẽ khiến cho đồng vốn nước ngồi cho vay khơng phát huy được tác dụng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân từ đó gây ra sự phí phạm nguồn vốn, khả năng trả nợ kém hay nguy cơ vỡ nợ của các nước này sẽ ảnh hưởng lớn đến an ninh tài chính quốc gia. Đạo đức của nhà quản lý thể hiện ở góc độ phân bổ nguồn vốn, nếu một quốc gia có tỷ lệ tham nhũng lớn, thất thốt vốn nhiều thì quốc gia đó khơng thể có một an ninh tài chính đảm bảo.
Như vậy, chính sách quản lý của chính phủ, hiệu quả sử dụng vốn và đạo đức nhà quản lý là ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến an ninh tài chính cơng trong đó chính sách quản lý của chính phủ có vai trị quan trọng nhất vì nó quyết định hai yếu tố cịn lại. Một chính sách phân bổ nguồn vốn đúng, sử dụng hiệu quả, và cơ chế quản lý nghiêm minh sẽ mang lại cho hệ thống tài chính cơng sự ổn định và an tồn.
2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính doanh nghiệp
Trong nền kinh tế, tài chính doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và có ảnh hưởng dây chuyền đến nhau giữa doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác, giữa ngành nghề này và lĩnh vực khác. Chúng ta tạm chia ra doanh nghiệp hoạt động theo lĩnh vực tài chính và phi tài chính. Các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính doanh nghiệp gồm có: chính sách quản lý của mỗi doanh nghiệp, hoạt động của hệ thống ngân hàng, hoạt động của thị trường tài chính.
2.2.1. Chính sách quản lý của mỗi doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một cách thức riêng để quản lý và sử dụng nguồn vốn của mình. Chính sách dự trữ, chính sách thu hút vốn, chính sách vay và trả nợ cho các ngân hàng, chính sách phân bổ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình,… là những yếu tố liên quan trực tiếp đến an ninh tài chính của doanh nghiệp đó.
2.2.2. Hoạt động của hệ thống ngân hàng
Hệ thống ngân hàng được coi là túi tiền của nền kinh tế, là nơi cho các doanh nghiệp vay vốn. Vì thế, hoạt động của hệ thống ngân hàng có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp thơng qua chính sách lãi suất, chính sách cho vay, chính sách thu hồi vốn của các ngân hàng... Nếu hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng quá chặt chẽ sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm vốn để kinh doanh sản xuất nhưng nếu quá lỏng lẻo sẽ khiến cho tỷ lệ nợ khó địi với các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả tăng cao.
2.2.3. Hoạt động của thị trường tài chính
Bên cạnh hoạt động của ngân hàng, hoạt động của thị trường tài chính bao gồm: thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm, các quỹ đầu tư… cũng có ảnh
hưởng lớn đến an ninh tài chính của doanh nghiệp.
Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, nếu hoạt động đầu tư khơng bảo đảm an tồn (ví dụ các cơng ty sử dụng nguồn tài chính để đầu cơ, các cơng ty bảo hiểm sử dụng nguồn tiền quá lớn cho các hoạt động kinh tế mà không thu hồi lại được cho khách hàng tham gia bảo hiểm,…) sẽ tác động xấu đến nền kinh tế.
Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính muốn phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ra công chúng nhằm thu hút vốn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của mình thì thị trường tài chính là kênh huy động vốn hiệu quả và nhanh chóng. Hoạt động của thị trường tài chính vì thế được coi là sơi động và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến an ninh tài chính các doanh nghiệp.
2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính cá nhân và hộ gia đình
Mỗi cá nhân, gia đình là một cá thể rất nhỏ của nền kinh tế nhưng lại chiếm vai trị quan trọng với an ninh tài chính quốc gia do đây là đối tượng chính của các doanh nghiệp trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào các hoạt động đầu tư, bảo hiểm của mình. Yếu tố ảnh hưởng đến tài chính cá nhân và hộ gia đình là tỷ lệ dự trữ trong dân chúng, tỷ lệ tiết kiệm trên đầu tư của các hộ gia đình… Nếu một quốc gia có an ninh tài chính hộ gia đình ổn định, người dân ln có dự trữ phịng ngừa rủi ro, bất trắc thì an ninh tài chính quốc gia đó được đảm bảo. Tuy nhiên, nếu người dân đem tiền đồng loạt đi đầu tư vào các hoạt động khơng hiệu quả thì sự phí phạm nguồn lực quốc gia đó cũng là đáng kể.
2.4. Yếu tố bảo mật thơng tin tài chính
Có thể nói, ảnh hưởng xun suốt đến an ninh tài chính quốc gia nói chung và ba phạm vi an ninh tài chính như trên đã đề cập là yếu tố bảo mật thông tin tài chính vì những lý do sau:
Thứ nhất, an ninh mạng ngày càng trở nên quan trọng bởi vì cơ sở dữ liệu
truyền tải qua mạng hiện nay là nguồn thông tin then chốt, rất quan trọng với chính phủ, các doanh nghiệp, tập đoàn và các cá nhân. Nếu dữ liệu thơng tin tài chính của
chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân bị phá vỡ hay đánh cắp, thì an ninh tài chính của quốc gia đó sẽ bị hủy hoại hoặc gây thiệt hại nặng nề.
Thứ hai, trong hoàn cảnh hiện nay, hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành tài
chính các nước địi hỏi dữ liệu đầu vào phải rất chi tiết nên công tác lưu trữ tài liệu và thơng tin là rất lớn. Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia đều đang có xu hướng chuyển sang giao dịch trực tuyến, các giao dịch tài chính được thực hiện trên mạng ngày càng nhiều thì bảo mật tài chính trở thành một yếu tố khơng thể không nhắc tới trong việc bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.