I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA
3. Bài học từ Trung Quốc trong việc mở cửa dần thị trường vốn nhằm kiểm
sốt an ninh tài chính quốc gia
3.1. Khái qt
Sở dĩ người viết quyết định nghiên cứu riêng Trung Quốc so với hai phần trên vì trên thực tế, Trung Quốc là quốc gia chưa mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng. Chính sách của Trung Quốc là thận trọng khi mở cửa thị trường vốn để đảm bảo không gây ra những cú sốc cho hệ thống tài chính quốc gia. Ngồi ra, Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với thị trường Việt Nam nên chính sách và cách thức quản lý trong việc từng bước hội nhập thị trường tài chính quốc tế của Trung Quốc có thể giúp chúng ta học hỏi được nhiều.
3.2. Lộ trình tự do hố dịng vốn của Trung Quốc
Song song với quá trình cải cách kinh tế, Trung Quốc đã thực hiện một quá trình cải cách và tự do hóa dịng vốn một cách hợp lý qua 5 giai đoạn khác nhau:
- 1978-1986: tự do hóa lần đầu tiên.
- Năm 1994, Trung Quốc cố định tỷ giá 8,28 Nhân dân tệ đổi 1 đôla Mỹ. Với tỷ giá này, đồng Nhân dân tệ đã bị định giá thấp, nhưng tạo được lợi thế xuất khẩu gia tăng, thặng dư mậu dịch và dữ trữ ngoại hối liên tục gia tăng. Con số kỷ lục
được thiết lập vào năm 2006 với thặng dư ngoại thương lên đến 177,6 tỷ đôla (Bloomberg TV, 08/01/2007), dự trữ ngoại hối vượt 1.000 tỷ đôla.
- Năm 1997: cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á gây sức ép phá giá lên đồng Nhân dân tệ rất nhiều, nhưng nhờ sức mạnh sẵn có của nền kinh tế cộng với một lượng ngoại tệ dữ trữ tương đối lớn (gần 150 tỷ đôla) mà Trung Quốc đã thành cơng trong việc duy trì chính sách tỷ giá của mình. Điều này cũng đã giúp Đơng Á khơng chìm sâu vào khủng hoảng.
- Năm 2001: giai đoạn tự do hóa và mở cửa ngành tài chính sau khi gia nhập WTO. - Cuối tháng 07/2005, Trung Quốc đã quyết định bỏ chế độ tỷ giá cố định, cho phép đồng Nhân dân tệ dao động linh hoạt hơn. Nhưng thực tế cho thấy, sau 18 tháng, đồng Nhân dân tệ chỉ tăng giá khoảng 6%, thấp hơn mức người ta kỳ vọng rất nhiều.
Ngoài ra, nhờ khoản tiền dữ trữ ngoại hối dồi dào mà Trung Quốc có thể chi ra cả trăm tỷ USD để khôi phục các ngân hàng thương mại nhà nước với tình trạng tài chính yếu kém trở thành những ngân hàng có khả năng cạnh tranh cao.
Trong vịng 10 năm qua, Trung Quốc đã tung ra số Nhân dân tệ bằng 40% cung tiền để mua vào gần 1.000 tỷ USD giá trị ngoại tệ mạnh, nhưng lạm phát bình quân chưa đến 1%, trong khi tốc độ tăng cung tiền lên đến 16% và tốc độ tăng dữ trữ ngoại hối trên 24%.
3.3. Bài học từ Trung Quốc
Với những phân tích ở trên, có thể rút ra bài học từ Trung Quốc ở một số điểm sau:
Thứ nhất, kiểm soát tăng trưởng tiền tệ và tín dụng là phương tiện căn bản, quan trọng và hữu hiệu hàng đầu giúp kiểm soát lạm phát.
Thứ hai, sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách vĩ mơ có ý nghĩa quan trọng. Cụ thể trong trường hợp này, khi cơ quan tiền tệ đã xác định có kế hoạch mua vào một lượng ngoại tệ lớn, thì cũng đồng thời phải thắt chặt cung tiền một cách hài hồ từ trước đó.
- Để đảm bảo hiệu quả, các kiểm sốt phải tồn diện và cần được tiến hành một cách bắt buộc đồng thời với cải cách và điều chỉnh chính sách cần thiết.
- Bên cạnh những tác động tích cực, các biện pháp kiểm sốt có thể dẫn đến phản ứng tiêu cực từ thị trường tài chính quốc tế và làm suy giảm lịng tin của các nhà đầu tư quốc tế.
- Khả năng kiểm soát hoạt động thị trường nước ngồi có thể là phương tiện để hạn chế luồng vốn vào và ngăn chặn áp lực đầu cơ.
- Các biện pháp hạn chế rủi ro do các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại có thể làm tăng chi phí khi tiếp cận thị trường vốn quốc tế.
Tóm lại, Trung Quốc đang thực hiện một tiến trình cải cách tỷ giá hối đối và tự do hóa tài chính một cách chủ động. Thành cơng của Trung Quốc có được là do nước này đã định giá đồng tiền ở mức thấp tạo ra lợi thế cạnh tranh ngoại thương cộng với một tiến trình cải cách thương mại và cải cách tài chính hợp lý. Với một số điều kiện thể chế vĩ mô tương đồng nhau, Việt Nam có thể học hỏi được từ Trung Quốc nhiều bài học về quá trình tự do hố dịng vốn nói riêng và tự do hố tài chính nói chung.