Khoản nợ từ trái phiếu Chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu Tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam (Trang 67)

II. ẢNH HƯỞNG CỦ AQ TRÌNH TỰ DO HỐ DỊNG VỐN VỚI VẤN

a. Khoản nợ từ trái phiếu Chính phủ Việt Nam

Tháng 10 năm 2005, lần đầu tiên trái phiếu Chính phủ Việt Nam được phát hành ra thị trường vốn quốc tế. 750 triệu USD trái phiếu đã được các nhà đầu tư mua hết ngay trong vòng 30 giây sau khi phát hành. Một kết quả khó có thể khả quan hơn. Đợt trái phiếu này sẽ được mua bán lại trên tất cả các trung tâm chứng khoán (thị trường thứ cấp) lớn như Hongkong, Singapore, London, New York, Boston... liên tục đến năm 2016. (Nguồn: Bộ tài chính).

Trong đợt phát hành trái phiếu đầu tiên với lãi suất 6,875%, đáo hạn vào năm 2016, để huy động vốn cho ngành đóng tàu, nhu cầu của các nhà đầu tư đã cao gấp 6 lần so với số trái phiếu thực tế được phát hành. Mức lãi suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam hiện đang là 5,78%, thấp hơn mức 5,95% của loại trái phiếu có kỳ hạn và xếp hạng tín dụng tương đương của Chính phủ Brazil. Điều này chứng tỏ trái phiếu của Việt Nam có mức độ hấp dẫn hơn. So với trái phiếu Chính phủ kỳ hạn tương đương Mỹ, hiện nay lãi suất của trái phiếu Việt Nam cũng chỉ cao hơn 1,25%.

Có thể tổng kết ngắn gọn sự đánh giá của tổ chức S&P kể từ khi Việt Nam được đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia lần đầu vào năm 2002 như sau:

Bảng 2.11. Bảng đánh giá tổng kết của S&P với hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam

Thời gian

đánh giá Chỉ tiêu đánh giá của S&P Mức

06/03/2002

- Hệ số tín nhiệm đối với các khoản nợ dài hạn bằng ngoại tệ. BB- - Hệ số tín nhiệm đối với các khoản nợ dài hạn bằng nội tệ. BB

Đánh giá chung: Hệ số tín nhiệm của Việt Nam là ổn định.

07/09/2006 Hệ số tín nhiệm chung BB

Đánh giá chung: Nền kinh tế có những chuyển biến tích cực

06/05/2008

Hệ số tín nhiệm với nợ nước ngồi BB Hệ số tín nhiệm với nợ trong nước BB+

Đánh giá chung:

- Hạ triển vọng định mức tín nhiệm của Việt Nam từ mức “ổn định” xuống mức “tiêu cực”.

- Mức xếp hạng này có thể bị hạ thấp nếu tình hình kinh tế khơng được cải thiện (Khả năng Việt Nam bị tụt hạng trong định mức tín nhiệm của S&P trong 6 - 18 tháng tới là 1:3).

Theo thang điểm đánh giá của S&P, mức BB là tương đương với trái phiếu “Chất lượng trung bình thấp, có thế gặp khó khăn trong việc trả nợ, bị ảnh hưởng đối với sự thay đổi của tình hình kinh tế”, nhưng với việc nâng mức lên BB+ cho thấy thế giới đã đánh giá cao hệ số tín nhiệm của Việt Nam.

So sánh với một số quốc gia châu Á khác trong khu vực, ta thấy hệ số tín nhiệm của Việt Nam tương đối ổn định:

Bảng 2.12. Bảng hệ số tín nhiệm của 13 nước châu Á do S&P đánh giá năm 2007

STT Quốc gia Nội tệ Ngoại tệ Đánh giáchung

1. Việt Nam BB+/ Ổn định/ B BB/Ổn định/B BB+/--/--

2. Thái Lan A/Ổn định/A-1 BBB+/Ổn định/A-2 A/--/-- 3. Đài Loan AA-/Ổn định/A-1+ AA-/Ổn định/A-1+ AA+/--/-- 4. Singapore AAA/Ổn định/A-1+ AAA/Ổn định/A-1+ AAA/--/-- 5. Philippines BB+/Ổn định/B BB-/Ổn định/B BB+/--/-- 6. Malaysia A+/Ổn định/A-1 A-/Positive/A-2 A+/--/-- 7. Hàn Quốc A+/Ổn định/A-1 A/Ổn định/A-1 AA-/--/-- 8. Japan AA/Ổn định/A-1+ AA/Ổn định/A-1+ AAA/--/-- 9. Indonesia BB+/Ổn định/B BB-/Ổn định/B BB+/--/-- 10. Ấn Độ BBB-/Ổn định/A-3 BBB-/Ổn định/A-3 BBB+/--/-- 11. Hong Kong AA/Lạc quan/A-1+ AA/Lạc quan/A-1+ AAA/--/-- 12. Trung Quốc A/Lạc quan/A-1 A/Lạc quan/A-1 A+/--/-- 13. Campuchia B+/Ổn định/B B+/Ổn định/B BB-/--/--

Nguồn: www.standardandpoors.com

Vì vậy, có thể thấy tuy q trình tự do hố dịng vốn làm nước ta phải đối mặt với nguy cơ các khoản nợ gia tăng nhưng khơng có nghĩa là chúng ta khơng thể trả nợ được do mức đánh giá của S&P đối với trái phiếu nước là khá ổn định.

b. Ảnh hưởng tự do hóa dịng vốn với chỉ tiêu về nợ nước ngoài của quốc gia

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay vào khoảng 11 đến 15 tỷ USD. Cả số nợ tuyệt đối và tỷ lệ nợ/GDP đều đã giảm đi

so với năm 2000 vì Chính phủ đã và đang trả nợ dần. Nhìn vào bảng 2.13 về tỷ lệ nợ/GDP của Việt Nam qua các năm, có thể thấy nợ nước ngồi của Việt Nam vẫn trong ngưỡng an toàn (do ngưỡng an toàn cho nợ nước ngoài theo tập quán quốc tế là 50% GDP (đã trình bày ở chương I)).

Bảng 2.13. Tỷ lệ nợ/ GDP của Việt Nam qua các năm

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 TB

Tỷ lệ nợ/

GDP 39% 37.4% 34% 34% 36% 35.8% 36.6% 30.3% 35.6%

Nguồn: www.mof.gov.vn

Theo chiến lược, tỷ lệ vay nợ nước ngoài dự kiến của Việt Nam trong các năm từ nay đến năm 2010 chỉ khoảng 34% đến 35% GDP. Do đó, q trình tự do hóa dịng vốn hầu như khơng ảnh hưởng lớn đến nguy cơ khó trả nợ của Việt Nam.

2.4. Ảnh hưởng của q trình tự do hố dịng vốn với nguy cơ lạm phát

Có thể thấy dịng vốn từ nước ngồi đầu tư vào Việt Nam cộng với chính sách thu hút kiều hối từ Việt Kiều sinh sống tại nước ngoài tăng lên rất nhiều sau khi nước ta gia nhập WTO. Khi đó, nếu nền kinh tế trong nước hấp thụ được hết lượng vốn ngoại thì nền kinh tế sẽ được đầu tư và có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, nếu lượng vốn đổ vào quá lớn thông qua các kênh đầu tư kém hiệu quả hay qua lượng kiều hối chuyển về khơng nhằm mục đích đầu tư thì hệ thống tài chính quốc gia sẽ bị dư cung ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước giữ vai trị điều tiết buộc phải đóng vai trị người mua ngoại tệ cuối cùng và đưa thêm tiền đồng vào lưu thông, dẫn đến nguy cơ lạm phát. Mặt khác, “phát hành tiền thừa trong lưu thông được xem là một hình thức đánh thuế gián tiếp lên người dân, vì thế chúng được gọi là thuế lạm phát (hay thuế đúc tiền)”12.

Bảng 2.13 và 2.14 cho thấy tốc độ và tỷ lệ tăng cung tiền của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực cụ thể là Trung Quốc và Thái Lan.

Bảng 2.14. Mức tăng cung tiền của Việt Nam so với Trung Quốc và Thái Lan

Nguồn: Bộ Tài chính

Bảng 2.15. So sánh tỷ lệ tăng cung tiền, lạm phát kỳ vọng lạm phát danh nghĩa của Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan

Nguồn: Bộ tài chính

Theo thống kê của ADB, Việt Nam có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong khu vực. Ta có thể xem xét tình hình lạm phát của các quốc gia thơng qua chỉ số giá tiêu dùng CPI.

Bảng 2.16. Chỉ số giá tiêu dùng của một số nước khu vực Đông Nam Á

Quốc gia CPI

2006 2007 5 tháng năm 2008 Tháng 5/ 2008 Trung Quốc +2.8% +6.5% +7.1% +1.2% Indonesia +6.6% +6.6% +7.4% +0.7% Malaysia +3.1% +2.4% +2.3% +0.4% Philippin +4.3% +3.9% +5.4% +0.3% Thái Lan +3.5% +3.2% +4.3% +0.7% Singapore +0.8% +4.4% +6.6% +1.3% Việt Nam +6.6% +12.6% +15.7% +3.6% Nguồn: ADB

Bảng 2.17. Lạm phát ở Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia

Nguồn: Dragon Capital

Có thể thấy, tỷ lệ lạm phát cao ảnh hưởng đến các khu vực an ninh tài chính sau:

Với an ninh tài chính khu vực dân cư và hộ gia đình: lạm phát cao khiến

Với an ninh tài chính doanh nghiệp: lạm phát cao làm cho giá cả vật liệu sản

xuất đắt đỏ khiến cho chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng. Mặt khác, với các doanh nghiệp nước ngồi, lạm phát cao có thể dẫn đến tâm lý e ngại đầu tư vào trong nước. Nên một cách gián tiếp, lạm phát đã cản trở quá trình đầu tư, và gây ra một phản ứng không mong muốn: đi ngược lại với mục đích của q trình tự do hố dịng vốn là khuyến khích đầu tư.

Với an ninh tài chính cơng: Lạm phát cao gây mất giá nội tệ, theo phân tích ở

phần nguy cơ về rủi ro tỷ giá, và theo công thức Rt = Rdn x (1 + TGHĐ t)/ (1 + TGHĐ0, VNĐ mất giá sẽ làm cho lãi suất thực tăng do đó sẽ tăng các khoản nợ thực tế của chính phủ. Như vậy, lạm phát cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến an ninh tài chính khu vực cơng do nó tác động đến khả năng trả nợ của Chính phủ.

2.5. Ảnh hưởng của q trình tự do hố dịng vốn với nguy cơ rủi ro về đạo đức

Nguy cơ rủi ro về đạo đức là một nguy cơ tiềm ẩn khi các nước thực hiện tự do hóa dịng vốn, liên quan đến nguy cơ tham nhũng trong phạm vi an ninh tài chính cơng, rửa tiền trong phạm vi tồn bộ an ninh tài chính quốc gia, mất an ninh khu vực dân cư và hộ gia đình trong các quan hệ tài chính khơng được pháp luật thừa nhận như chơi “hụi”, chơi “họ”…

Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế sử dụng và thanh toán dựa trên cơ sở lượng tiền mặt khá lớn lưu thơng trong dân chúng do đó, nguy cơ rửa tiền là rất cao đặc biệt trong bối cảnh tự do hố dịng vốn như hiện nay.

Tại Việt Nam, Nghị định số 74/CP về phòng chống rửa tiền quy định tại Điều 3, Khoản 1 như sau:

Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thơng qua các hoạt động cụ thể sau đây:

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có;

b) Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;

c) Đầu tư vào một dự án, một cơng trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, q trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có.

Hiện nay, chưa có một số liệu nào thống kê tỷ lệ tham nhũng cũng như rửa tiền tại Việt Nam vì hệ thống an ninh cũng như pháp luật của nước ta còn nhiều bất cập; trong khi đây lại là một hình thức tội phạm kinh tế tinh vi nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc truy tìm và giải quyết; ngồi ra nó cịn liên quan đến cả yếu tố chính trị của quốc gia đó. Cũng chưa có một số liệu nào cho thấy mức độ ảnh hưởng lớn của q trình tự do hố dịng vốn với vấn đề an ninh tài chính trong dân cư và hộ gia đình. Nhưng rủi ro về đạo đức thực sự là một nguy cơ tiềm ẩn nhiều nguy hại đối với nền kinh tế nói riêng và an ninh - chính trị - xã hội nói chung. Đặc biệt, nó cịn liên quan đến hệ thống an ninh của tồn cầu.

III. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA Q TRÌNH TỰ DO HỐ DỊNGVỐN VỚI VẤN ĐỀ AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM VỐN VỚI VẤN ĐỀ AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM

3.1. Thành tựu

Những kết quả đạt được trong việc phát triển thị trường vốn Việt Nam:

Thứ nhất, q trình tự do hóa lãi suất ở nước ta đã đạt được những kết quả

nhất định:

- Tiến hành cải cách, điều chỉnh chính sách lãi suất làm cho lãi suất trong nền kinh tế trở thành công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm thực thi chính sách tiền tệ, ổn định mơi trường kinh tế vĩ mô, kiềm chế được lạm phát.

- Lãi suất góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung, kích thích sự tiết kiệm và khuyến khích đầu tư. Việc xóa dần chính sách ưu đãi về lãi suất đã dần dần tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thực hiện tốt công tác hạch tốn kinh tế và kinh doanh của mình được chủ động và thuận lợi.

- Chính sách lãi suất qua các lần biến đổi đã tiến dần đến tự do hóa lãi suất,

chuẩn bị cho sự hội nhập về lãi suất với nền kinh tế thế giới. Quyết định 546/2002 QĐ-NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng,

hóa lãi suất trong nền kinh tế đối với hoạt động tín dụng và lãi suất cơ bản công bố của Ngân hàng Nhà nước dần dần sẽ mang tính chất tham khảo đối với các tổ chức tín dụng trong việc xác định lãi suất từng thời kỳ. Như vậy quá trình đổi mới cơ chế lãi suất từ kiểm soát trực tiếp, cố định lãi suất sang cơ chế lãi suất thỏa thuận thực chất là dần dần đã tự do hóa lãi suất, đây là những bước đi thận trọng, đã có những thành cơng cơ bản của q trình tự do hóa lãi suất ở nước ta.

Thứ hai, chúng ta đang từng bước hoàn thiện về thể chế, đảm bảo tính cơng

khai, minh bạch và có sự kiểm sốt của Nhà nước đối với tồn bộ thị trường; từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính. Mục tiêu phấn đấu của nước ta đến năm 2010 là hoàn chỉnh cơ bản về cấu trúc thị trường vốn và đến năm 2020 sẽ phát triển tương đương với thị trường các nước trong khu vực.

Thứ ba, chúng ta đang phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị

trường bằng cách thúc đẩy tăng số lượng, chất lượng hoạt động và năng lực tài chính của các cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ... cũng như việc nghiên cứu thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngồi (S&P, Moody’s) vào hoạt động.

Thứ tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngồi nước, khuyến khích các

định chế đầu tư chuyên nghiệp như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm... tham gia vào thị trường. Đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư để thu hút vốn dân cư tham gia; khuyến khích việc thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam theo quy định.

Thứ năm, thị trường vốn của Việt Nam đang có mức tăng trưởng mạnh,

Chính phủ đang đưa ra hàng loạt các chính sách ưu đãi đầu tư và ra sức cải thiện thị trường tài chính phát triển song song với việc xây dựng hệ thống pháp lý minh bạch và cơ sở hạ tầng tiên tiến.

Dưới đây là lộ trình chính sách mà Bộ tài chính cơng bố cho tiến trình tự do hố dịng vốn của nước ta trong 20 năm từ năm 1991 đến 2001. Trong đó từ 1991 đến 2007, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng mong muốn đối với một nền kinh tế đang bắt đầu hội nhập với thế giới.

Bảng 2.18. Lộ trình chính sách

Năm Lộ trình chính sách

1991 Giảm thâm hụt ngân sách xuống dưới 5%; Giảm dự trữ bắt buộc xuống dưới 10% 1997 Áp dụng cơ chế tỷ giá hối đối linh hoạt 2002 Thành lập ngân hàng chính sách xã hội

2002 “Tự do hóa” lãi suất, áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận 2004 Cho phép thành lập cơng ty tài chính 100% vốn nước ngồi

2007 Xố bỏ hạn chế hoạt động cho công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngồi

Một phần của tài liệu Tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)