Giải pháp kiểm soát an ninh tài chính dân cư và hộ gia đình trong bố

Một phần của tài liệu Tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam (Trang 100 - 142)

II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỚI VIỆC THỰC HIỆN TỰ DO HỐ DỊNG VỐN VÀ

3. Một số đề xuất nhằm kiểm soát an ninh tài chính quốc gia trong bối cảnh tự

3.2. Một số đề xuất nhằm kiểm soát an ninh tài chính quốc gia trong bối cảnh

3.2.3. Giải pháp kiểm soát an ninh tài chính dân cư và hộ gia đình trong bố

cảnh tự do hố dịng vốn

Thứ nhất, phổ biến rộng rãi kiến thức cơ bản về tài chính cho người dân để người dân sử dụng đồng vốn của mình vào các hoạt động đầu tư một cách khơn ngoan và có lợi cho nền kinh tế. Tránh tình trạng đầu tư, chạy theo tâm lý đám đông gây bất ổn cho thị trường.

Thứ hai, có chính sách quản lý thu nhập cũng như lượng tiền mặt lưu thông trong dân cư để kiểm sốt được khối lượng của dịng vốn trong dân chúng đang nắm giữ. Thứ ba, có chính sách quản lý nghiêm với các hoạt động tài chính ngầm như: thị trường chợ đen, các hình thức huy động vốn khơng được pháp luật thừa nhận như: chơi “hụi”, “họ”...

Tóm lại, an ninh tài chính dân cư và hộ gia đình có đảm bảo, an ninh tài chính doanh nghiệp và an ninh tài chính cơng có ổn định thì an ninh tài chính quốc gia mới vững bền.

KẾT LUẬN

Như vậy, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, đề tài đã cố gắng chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của q trình tự do hố dịng vốn với vấn đề an ninh tài chính quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đề tài cũng đã rút ra được những nhóm giải pháp cơ bản trong việc thực hiện tự do hố dịng vốn tại nước ta như sau:

Thứ nhất, để có thể tiến hành được q trình tự do hố dịng vốn, nước ta cần xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc, đặc biệt là các cơ chế quản lý đầu tư hiệu quả vừa để thu hút dòng vốn đầu tư vào trong nước nhưng cũng khuyến khích người dân đầu tư ra nước ngồi và đảm bảo an ninh cho dịng chảy vốn.

Thứ hai, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các hệ thống chính sách cũng như mục tiêu quốc gia. Ví dụ chính sách tài khố phải phù hợp với chính sách tiền tệ tránh mâu thuẫn có thể tác động xấu đến tình hình kinh tế như sự lạm phát, bong bóng tài chính,…

Thứ ba, song song với q trình mở cửa cho dịng vốn là sự kiểm sốt với dịng vốn này. Kiểm sốt khơng có nghĩa là hạn chế mà là phải quản lý được số lượng dịng vốn vào và ra, để có những biện pháp kịp thời nhằm giữ vững an ninh tài chính quốc gia khi có biến động tránh một cuộc khủng hoảng tài chính đáng tiếc như khủng hoảng tài chính tiền tệ tại châu Á năm 1997.

Thứ tư, q trình tự do hố dịng vốn nói riêng và tự do hố kinh tế nói chung phải phù hợp với mục tiêu chính trị, mục tiêu kinh tế lâu dài của nước ta. Nên khơng thể nóng vội đốt cháy giai đoạn gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Thứ năm, người viết mong muốn các mơ hình kiểm sốt an ninh tài chính, mơ hình kiểm sốt dịng vốn trên thế giới (đã được đề cập ở phụ lục) sẽ được triển khai và ứng dụng tại Việt Nam. Từ đó hệ thống kinh tế sẽ có một cơng cụ cảnh báo an toàn đắc lực và kịp thời đưa ra biện pháp giải quyết.

Trong quá trình nghiên cứu, người viết đề xuất một hướng nghiên cứu sâu hơn cho đề tài đó là:

Thứ nhất, đó là xây dựng lộ trình áp dụng cụ thể cho vấn đề tự do hố dịng vốn tại Việt Nam một cách chi tiết và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị tại Việt Nam.

Thứ hai, đó là cần thiết phải đánh giá mức độ tự do hố dịng vốn cũng như đánh giá toàn bộ hệ thống an ninh tài chính của nước ta. Nếu chúng ta có thể đo lường mức độ ảnh hưởng và tác động của quá trình tự do hố dịng vốn đối với hệ thống an ninh tài chính quốc gia, chúng ta sẽ có thể biết được vị trí của nền tài chính Việt Nam đang ở đâu so với thế giới, cũng như tình hình an ninh tài chính quốc gia của nước ta như thế nào.

Tóm lại, tự do hố dịng vốn là một q trình cần nhiều thời gian và sự nghiên cứu kỹ lưỡng do nó ảnh hưởng đến tồn bộ an ninh tài chính của một quốc gia nói riêng và hiệu ứng lan truyền đến hệ thống các nền kinh tế trên toàn cầu nói chung nên khơng thể tiến hành một cách nóng vội mà phải được thực hiện một cách thận trọng và an toàn nhằm hạn chế tối đa những rủi ro đáng tiếc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, Kiểm sốt an ninh tài chính quốc gia, ĐH

Kinh Tế TPHCM, 2005.

2. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ, Kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập - Quản lý q

trình tự do hố tài chính, NXB Thống Kê, 2005.

3. Tào Hữu Phùng (chủ biên), An ninh tài chính quốc gia: Lý luận - cảnh báo -

đối sách, NXB Học viện Tài chính, 2004.

4. Nguyễn Văn Hiệu, Tự do hố tài chính – kinh nghiệm của Trung Quốc và

Canada và bài học đối với Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 274, 2001.

5. Nguyễn Văn Tiến, Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh

ngoại hối, NXB Khoa học kỹ thuật, 2006.

6. Ngơ Vĩnh Long, Tự do hố tài chính: nguy cơ và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu

kinh tế số 275, 2001.

7. TS. Nhật Trung, Quản lý các dòng vốn nước ngoài – kinh nghiệm của các thị

trường mới nổi và một số gợi ý đối với Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 8, 19/5/2008.

8. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình tài chính quốc tế, HV Ngân Hàng, 2007.

9. PGS.TS Hồng Thị Thanh Nhàn, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, An ninh kinh tế ASEAN và chênh lệch phát triển nội bộ khối, Tạp chí cộng sản số 17(Ra ngày 1-9-2004).

10.Tính bất ổn của hệ thống tài chính quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, 2004.

11.Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

12.Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Giáo dục, 2006.

13.Giáo trình “Thị trường ngoại hối và các giao dịch ngoại hối”, Học viện ngân hàng, 2004

II. Tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Pierre Jacquet & Wendy Dobsson, Tự do hố tài chính trong khn khổ

WTO: Kinh nghiệm các nước.

2. Frederic S.Mishkin, The Economics of Money, Banking, and Financial

Markets 3rd, 1992.

MỘT SỐ WEBSITE

1. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế quốc gia: http://www.ncseif.gov.vn 2. Bộ Tài chính Việt Nam: http://mof.gov.vn

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn 4. Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam: www.mpi.gov.vn 5. http://www.crossingwallstreet.com

6. Tạp chí thương mại:http://www.tapchithuongmai.vn 7. Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.vn 8. http://saga.vn

9. Chứng khốn Ngân hàng Đơng Á: http://www.dongasecurities.com.vn

MỘT SỐ NGUỒN LUẬT

1. Nghị định số 74/CP về phòng chống rửa tiền.

2. Quyết định số 998/2002/QĐ-NHNN ngày 13/9/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước v/v quản lý ngoại hối đối với việc mua bán chứng khốn của tổ chức, cá nhân nước ngồi tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán.

3. Quyết định số 231/2006/QĐ-TTg ngày 16/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngồi của quốc gia.

PHỤ LỤC SỐ 1

CHỈ SỐ Z (Z- SCORE): CÔNG CỤ PHÁT HIỆN NGUY CƠ PHÁ SẢN

Đây là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới nhằm tìm ra một cơng cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước nguy cơ phá sản.

Chỉ số này được phát minh bởi Giáo sư Edward I, Altman, Trường Kinh doanh Leonard N.Stern, thuộc Trường ĐH New York, dựa trên q trình nghiên cứu khá cơng phu rất nhiều Cơng ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù ra đời tại Mỹ, nhưng các quốc gia khác vẫn có thể sử dụng chỉ số này với độ tin cậy khá cao.

- Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5.

+ X1= Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets). + X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (retained earnings/total assets). + X3 = Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (earningss before interest and taxes EBIT/total assets).

+ X4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (market value of total equity/book values of total liabilities).

+ X5 = Tỷ số doanh số trên tổng tài sản (sales/total assets).

Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo sư Eđwar I.Altman đã phát triển ra Z’ và Z’’ để áp dụng theo từng loại và ngành của doanh nghiệp như sau:

- Đối với doanh nghiệp sản xuất đã cổ phần hoá

Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5

+ Nếu Z > 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản. + Nếu 1.8 < Z<2.99: doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản. + Nếu < Z 1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao. -Đối với doanh nghiệp sản xuất chưa cổ phần hoá

Z’ = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5

+ Nếu Z’ > 2.99: doanh nghiệp nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản. + Nếu Z’ < 1.23: doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.

-Đối với các doanh nghiệp khác

Chỉ số Z’’ có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 sẽ khơng có mặt trong các cơng thức dưới đây. Do đó, cách tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như sau:

Z’’ = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4

+ Nếu Z’’ > 2.6: doanh nghiệp nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản. + Nếu < Z’’ 1.2: doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản. + Nếu < Z’’ 1.1: doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.

Điều cần làm là tăng chỉ số Z để giảm thiểu khả năng phá sản

Để tăng chỉ số Z, chúng ta cần tăng tử số và giảm mẫu số của từng chỉ số X bên trên. Quan sát 5 chỉ số X, chúng ta có thể nhận thấy, tổng tài sản là mẫu số của 4 chỉ số X1, X2, X3, X5. Do đó, nếu doanh nghiệp có thể giảm được tổng tài sản mà vẫn giữ vững quy mô, hiệu quả hoạt động, chắc chắn chỉ số Z sẽ tăng lên rõ rệt.

Vì thế, doanh nghiệp cần phải rà sốt thật kỹ để tìm ra những tài sản khơng hoạt động, tức khơng góp phần trực tiếp hay gián tiếp tạo ra doanh số. Bán chúng đi, doanh nghiệp sẽ giảm được các mẫu số của 4 chỉ số X nói trên, đồng thời tăng được tử số của một số chỉ số. Đối với những tài sản khơng có nợ hay nợ ít, khi bán đi, doanh nghiệp sẽ nhận được thêm tiền mặt, nhờ đó vốn lưu động - tử số của X1 sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, chi phí khấu hao cũng sẽ giảm xuống, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng, kéo tử số của X2 và X3 tăng theo.

Trong trường hợp tài sản đang bị nợ, khi bán chúng đi, vốn lưu động có thể sẽ khơng tăng ngay lúc đó, nhưng tổng nợ - mẫu số X4 sẽ giảm xuống, kéo chi phí lãi suất và khấu hao giảm theo. Tỷ lệ lợi nhuận, vì thế, sẽ tăng lên, kéo theo tử số của X2, X3. Nếu quản lý tốt, doanh nghiệp sẽ có thêm tiền mặt, làm tăng vốn lưu động, kéo tử số X1 tăng theo.

Rõ ràng, bán đi tài sản không hoạt động sẽ có tác động tích cực đến sự tăng trưởng của các chỉ số X. Dĩ nhiên, khơng phải tài sản nào bán đi cũng có thể làm tăng chỉ số Z. Có những tài sản khi bán đi, sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh số - tử số của X5 và ảnh hưởng gián tiếp đến các tử số của X2, X3. Do đó, doanh nghiệp cần

phải cẩn trọng trong việc phân loại tài sản. Không phải cứ thấy chỉ số Z nằm trong vùng dự báo nguy hiểm đã vội lo bán tài sản.

Để tăng tử số X2 và X3, doanh nghiệp cần tạo nhiều lợi nhuận hơn qua hoạt động kinh doanh chủ yếu của mình hay đơi khi từ những “phi vụ” làm ăn không thường xuyên. Làm sao bán được nhiều hàng hố, dịch vụ với cái giá chấp nhận được, quay vịng vốn nhanh… là cơng việc mang tính sống cịn mà doanh nghiệp phải thực hiện.

Để tăng X2, tức tăng lợi nhuận giữ lại, doanh nghiệp cần chú ý đến mức chia cổ tức cho nhà đầu tư. Cổ tức chia ít đi, thì lợi nhuận giữ lại sẽ tăng lên. Tuy vậy, doanh nghiệp không thể giảm cổ tức xuống mức quá thấp, vì khi đó nhà đầu tư sẽ phản ứng mạnh, đẩy giá cổ phiếu đi xuống, tất sẽ làm giảm tử số của X4 và vì thế làm tăng chỉ số Z.

Để làm tăng doanh số, tức tăng tử số của X5, doanh nghiệp cần tăng cường năng lực hoạt động kinh doanh của mình. Điều cần lưu ý là doanh nghiệp phải cân bằng giữa chi phí của việc tăng doanh số và biên độ tăng của doanh số. Nếu chi phí tăng q cao, thì tử số X1, X2 và X3 sẽ giảm. Khi đó việc tăng tử số X5 sẽ thành vơ nghĩa, vì khơng đủ sức bù đắp cho sự sụt giảm của các tử số X1, X2 và X3.

Để tăng X4, doanh nghiệp phải tăng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu bằng cách tăng thị giá cổ phiếu đối với Công ty đại chúng hoặc tăng giá trị tài sản rịng đối với Cơng ty thuộc loại hình khác. Tuy nhiên, đây khơng phải là cơng việc dễ thực hiện. Có một cách khác đơn giản hơn là giảm bớt nợ. Doanh nghiệp có thể dùng tiền mặt để trả nợ, nhưng cần thận trọng nếu lựa chọn giải pháp này, vì khi đó vốn lưu động sẽ bị giảm, có thể ảnh hưởng gián tiếp đến doanh số và lợi nhuận. Một giải pháp tốt hơn thường được lựa chọn là bán bớt những tài sản khơng hoạt động như đã trình bày ở trên.

Tóm lại, để tăng chỉ số Z, tuỳ theo tình hình, chúng ta sẽ quyết định thực hiện một hay nhiều giải pháp trên.

PHỤ LỤC SỐ 2

CHỈ SỐ Z’’- SCORE

Ta đã biết chỉ số Z được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp:

Z = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4

Ngoài tác dụng cảnh báo dấu hiệu phá sản, Giáo Sư Esward I. Altman, tác giả của chỉ số này đã phát mình tiếp hệ số Z’’ điều chỉnh. Chỉ số này bằng với chỉ số Z’’+3.25 (các vùng cảnh báo phá sản vì thế cũng được tăng lên 3.25). Ông đã nghiên cứu trên 700 cơng ty và tìm ra sự tương đồng giữa chỉ số Z’’ điều chỉnh này với hệ số tín nhiệm S&P. Cơng thức Z’’ điều chỉnh được xác định như sau:

Z’’dc = 3,25 + Z’’ = 3,25 + 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4

Sự tương đồng giữ chỉ số Z’’ điều chỉnh và xếp hạng S&P của công ty, được giáo sư Altman viết rõ trong bài “The use of Credit scoring Models and The Important of a Credit Culture” và đựơc trình bày trong bảng sau. Trong đó cột 3, định mức tín nhiệm Moody’s là do người viết đưa vào theo sự tương đồng với định mức tín nhiệm S&P. Z’’ điều chỉnh Định Mức Tín Nhiệm S&P Định Mức Tín Nhiệm Moody’s Doanh nghiệp nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản

> 8,15 AAA Aaa Trái

phiếu có thể đầu tư 7,60 – 8,15 AA+ Aa1 7,30 – 7,60 AA Aa2 7,00 – 7,30 AA- Aa3 6,85 – 7,00 A+ A1 6,65 – 6,85 A A2 6,40 – 6,65 A- A3 6,25 – 6,40 BBB+ Baa1 5,85 – 6,25 BBB Baa2

Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản 5,65 – 5,85 BBB- Baa3 5,25 – 5,65 BB+ Ba1 Trái phiếu có độ rủi ro cao 4,95 – 5,25 BB Ba2 4,75 – 4,95 BB- Ba3

Một phần của tài liệu Tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam (Trang 100 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)