1.1. Q trình tự do hố lãi suất
Q trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam là quá trình điều chỉnh cơ chế lãi
suất qua các thời kỳ phát triển của nền kinh tế, q trình đó được thể hiện qua các giai đoạn sau10:
1. Trước năm 1988
Đây là thời kỳ quản lý nền kinh tế theo phương thức kế hoạch hóa tập trung. Vì vậy, đặc trưng cơ bản của lãi suất thời kỳ này là áp dụng chính sách lãi suất bao cấp khá nặng nề. Chính sách lãi suất đựơc xây dựng gần như thoát ly với lãi suất của nền kinh tế thế giới.
Kết quả của chính sách lãi suất thời kỳ này là tình trạng “lãi giả lỗ thật”, ngân hàng không thể bảo tồn vốn của mình do tỷ lệ lạm phát lớn hơn lãi suất danh nghĩa (tức lãi suất thực là số âm).
2. Từ năm 1988 đến nay
Đây là thời kỳ nền kinh tế bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, thời kỳ này quá trình điều chỉnh lãi suất của nước ta được thể hiện tổng quát như sau:
a. Cơ chế thực thi chính sách lãi suất cố định (1989-5/1992)
Đây là cơ chế lãi suất đã có từ trước nhưng có sự thay đổi căn bản, theo nguyên tắc: Bảo tồn được vốn và có lãi, áp dụng ở các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế. Cơ chế lãi suất này được điều chỉnh theo biến động của chỉ số giá, đặc biệt là lãi suất ngoại tệ được áp dụng theo mức lãi suất của thị trường tiền tệ quốc tế.
Kết quả là trong thời gian vận hành từ năm 1989 đến năm 1992, cơ chế lãi suất thời kỳ này đã bắt đầu phát huy tác dụng, là bước chuyển của cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương.
b. Cơ chế điều hành khung lãi suất (6/1992-1995)
Đặc trưng của cơ chế này là Ngân hàng Nhà nước điều hành cơ chế lãi suất theo khung lãi suất, quy định rõ sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng căn cứ khung lãi suất của ngân hàng thương mại để đưa ra các lãi suất thích hợp cho mình, thực chất là bước chuyển đổi căn bản từ cơ chế lãi suất âm sang cơ chế lãi suất dương, đảm bảo cho các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng kinh doanh có hiệu quả.
Có thể nói thời kỳ này là khởi đầu cho q trình tự do hóa lãi suất ở nước ta.
c. Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996-7/2000)
Thời kỳ này Ngân hàng Nhà nước thay đổi căn bản cơ chế điều hành linh hoạt trần lãi suất, bước đầu đã thực hiện tự do hóa lãi suất huy động (lãi suất đầu vào của ngân hàng thương mại) và linh hoạt trần lãi suất cho vay (lãi suất đầu ra).
Kết quả là cơ chế lãi suất này góp phần duy trì sự tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định sức mua của VND trong sự tương quan của các đồng tiền trong khu vực do có khủng hoảng tiền tệ năm 1997-1998 ở các nước Đông Nam Á.
d. Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ (8/2000-5/2002)
Thời kỳ này Ngân hàng Nhà nước đã điều hành cơ chế lãi suất theo luật ngân hàng để thay thế cho cơ chế lãi suất trần. Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng, trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố điều chỉnh kịp thời. Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, về cơ bản các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng được ấn định lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ.
Cơ chế lãi suất thời kỳ này cho thấy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết tâm đổi mới chính sách lãi suất theo hướng tự do hóa và từng bước gắn lãi suất trong nước vào thị trường khu vực và thế giới.
e. Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6/2002 – nay)
Cơ chế lãi suất này được Ngân hàng Nhà nước chuyển đổi từng bước: từ tháng 5/2001 áp dụng cho hình thức vay bằng ngoại tệ, tiếp theo từ tháng 5/2002 là áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng trong nước.
Như vậy, q trình đổi mới cơ chế điều hành lãi suất ngân hàng ở nước ta từ khi có mơ hình ngân hàng hai cấp (1988) đến nay đã trải qua năm bước chuyển đổi căn bản. Có thể tổng kết qua bảng sau:
Bảng 2.1. Các mốc thời gian thực thi chính sách lãi suất của Việt Nam
Thời gian Cơ chế
Trước - 1988 Thực thi chính sách lãi suất bao cấp 1989-5/1992 Thực thi chính sách lãi suất cố định 6/1992-1995 Điều hành khung lãi suất
1996-7/2000 Điều hành lãi suất trần
8/2000-5/2002 Điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ 6/2002 – nay Lãi suất thỏa thuận (Tự do hoá lãi suất)
Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Bảng 2.2. Khung lãi suất từ trần lãi suất đến lãi suất cơ bản rồi tự do hóa lãi suất tại nước ta từ năm 1998 đến năm 2002
0 2 4 6 8 10 12 14 16 06/98 12/98 06/99 12/99 06/00 12/00 06/01 12/01 06/02 Áp dụng lãi suất cõ bản Tự do hóa lãi suất USD
Tự do hóa lãi suất VND
Lãi suất tiền gửi VND (3 tháng) Lãi suất cho vay
ngắn hạn VND
Trần lãi suất cho vay ngắn hạn
Lãi suất cõ bản cộng biên ðộ
Bảng 2.2 trên đây minh hoạ sự thay đổi việc áp dụng khung lãi suất từ trần lãi suất, đến lãi suất cơ bản và từ năm 2002 đến nay là tự do hố lãi suất ở nước ta.
1.2. Q trình tự do hoá ngoại tệ
1.2.1. Tự do hoá tỷ giá
Ở Việt Nam hiện nay đang hình thành 3 thị trường giao dịch ngoại hối: thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường mua bán ngoại tệ giữa các TCTD với khách hàng và thị trường tự do.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997 và sau khi bắt đầu thực hiện hai luật Ngân hàng tháng 10/1998, cơ chế điều hành tỷ giá và chính sách ngoại hối của Việt Nam có nhiều đổi mới, từ đó có sự tác động nhất định đến tình hình xuất nhập khẩu của nước ta. Vì vậy, người viết sẽ tập trung phân tích những nội dung này từ đầu năm 1999 đến nay để thấy rõ điều đó11.
Trước 26/02/1999, cơ chế điều hành tỷ giá là hàng ngày Ngân hàng Nhà
nước công bố tỷ giá chính thức, trên cơ sở đó các Ngân hàng Thương mại được chủ động quy định tỷ giá mua bán, thu đổi cụ thể của mình trong biên độ nhất định.
Ngày 26/02/1999 với Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7: Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam thay đổi cách xác định tỷ giá hối đối chính thức, bãi bỏ việc cơng bố tỷ giá chính thức, thay vào đó là cơng bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Các Ngân hàng Thương mại được phép xác định tỷ giá mua và tỷ giá bán đối với Đô la Mỹ không được vượt quá biên độ + 0,1% so với tỷ giá giao dịch thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cơng bố hàng ngày.
Có thể nói, đây được coi là mốc quan trọng trong điều hành chính sách tỷ giá tại Việt Nam. Cơ chế quản lý này làm cho tỷ giá trên thị trường vận động một cách khách quan, phản ánh đúng hơn các quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên các thị trường, đồng thời cũng phù hợp với cơ chế điều hành tỷ giá của nhiều nước trên thế giới.
Năm 2001
Do tác động của các yếu tố cung và cầu về vốn trên thị trường tiền tệ ở nước ta, nên giữa năm 2001 đã xảy ra tình trạng thừa vốn ngoại tệ, khan hiếm vốn nội tệ trong các Ngân hàng Thương mại. Do đó, từ ngày 17/7/2001 Ngân hàng Nhà nước đã đưa vào sử dụng nghiệp vụ mua bán ngoại tệ hoán đổi – SWAP để can thiệp vào tình hình này, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn Đồng Việt Nam cho các Ngân hàng Thương mại, đồng thời tác động tích cực đến tỷ giá trên thị trường.
Một sự kiện quan trọng thứ hai là từ ngày 1/6/2001, Ngân hàng Nhà nước chính thức chuyển sang thực hiện cơ chế tự do hoá lãi suất ngoại tệ. Các Ngân hàng Thương mại được chủ động quy định các mức lãi suất Đô la Mỹ (USD) của mình trên cơ sở lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng Singapore - Sibor. Ngân hàng Nhà nước chỉ quy định lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các Ngân hàng Thương mại và Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước.
Các chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua đã tác động đến thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đối. Thị trường ngoại hối nhìn chung tương đối ổn định, cịn tỷ giá vẫn diễn biến theo chiều hướng tăng. Cụ thể: năm 1999 tăng 1,1%, năm 2000 tăng 3,4%, năm 2001 tăng 3,8% (Nguồn: www.sbv.gov.vn).
Năm 2002 – 2006
Trong thời gian này, tỷ giá cố định giữa VND và USD được duy trì khá lâu trong khi giá trị đồng USD liên tục biến động mạnh trên thị trường tiền tệ thế giới. Quan sát số liệu về xuất nhập khẩu và sự thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền của tám nền kinh tế Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia (xem bảng 2.5) thì sẽ thấy đồng tiền Việt Nam giảm giá so với đồng tiền của tám nền kinh tế này bình quân mỗi năm lên đến 4%, nhưng thâm hụt thương mại hai chiều ngày càng gia tăng. Năm 2002, thâm hụt thương mại so với xuất khẩu chỉ là 103%, đến năm 2006 lên đến 131%. Nguyên nhân của sự thâm hụt này là do các nước khác đều có sự điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ với USD một cách phù hợp, do đó khi USD biến động, tỷ giá của các đồng tiền này so với USD không tác động mạnh đến cán cân thương mại. Ngược lại, đồng
VNĐ được cố định tỷ giá với USD nên khi USD có sự biến động, tỷ giá VNĐ đồng thời cũng biến động mạnh ảnh hưởng đến cán cân thương mại.
Bảng 2.3. Sự thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền của 8 nền kinh tế
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Bình Quân
Tỷ trọng xuất khẩu đến 8
nền kinh tế/tổng xuất khẩu 42,6% 40,8% 41,3% 41,1% 35,8% 39,7% Tỷ trọng nhập khẩu từ 8 nền
kinh tế/tổng nhập khẩu 73,2% 70,2% 71,9% 74,0% 73,5% 72,7% Thâm hụt mậu dịch so với
xuất khẩu -103% -116% -110% -104% -131% -114% Tăng trưởng xuất khẩu -0,6% 15,4% 33,3% 21,7% 7,1% 14,8% Tăng trưởng nhập khẩu 20,8% 22,8% 29,5% 18,5% 21,3% 22,5% Thay đổi tỷ giá BQ trọng số
xuất khẩu 6,5% 4,6% 5,2% -1,4% 5,9% 4,0% Thay đổi tỷ giá BQ trọng số
nhập khẩu 6,8% 6,2% 3,9% -3,1% 3,8% 3,5% Thay đổi tỷ giá BQ đơn giản 5,5% 4,2% 4,8% -1,7% 6,1% 3,7%
Nguồn: Reuters, 2007
Từ năm 2006 - nay
Tỷ giá đồng Việt Nam từ năm 2006 đến nay có đặc điểm:
Thứ nhất, đồng tiền Việt Nam luôn bị định giá quá cao, khiến hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ, nhập siêu tăng vọt và nghẽn mạch lưu thông tiền tệ…
Thứ hai, đồng Việt Nam vẫn bị neo vào đồng USD. Nhìn vào bảng 2.6 dưới đây, có thể thấy biến động tỷ giá đồng nội tệ các nước/ USD từ 1/2005 đến 4/2008. bằng cách lấy tỷ giá đồng nội tệ/USD của các nước Việt Nam, Philippines (phil), Trung Quốc (China), Thái Lan và Malaysia ở mỗi thời điểm chia cho tỷ giá tương ứng ở tháng 1/2005 (để có điểm gốc là 1 cho tiện so sánh).
Bảng 2.4. Tỷ giá đồng nội tệ/USD tại mỗi thời điểm và các đồng tiền khác
Nguồn: Dragon Capital
Như vậy, nhìn chung qua phân tích trên có thể thấy hiện nay Việt Nam vẫn chưa thực sự thả nổi tỷ giá VNĐ theo thị trường mà chúng ta vẫn đang cố gắng duy trì chế độ tỷ giá cố định có điều tiết của Nhà nước, với việc neo tỷ giá vào đồng USD.
1.2.2. Tự do hoá chu chuyển ngoại tệ
Quá trình tự do hố chu chuyển ngoại tệ gồm có tự do hố chuyển ngoại tệ vào Việt Nam từ nước ngoài và ngược lại, từ Việt Nam ra nước ngồi.
Về q trình chuyển ngoại tệ từ nước ngồi vào Việt Nam, q trình này đã được thơng qua bởi rất nhiều nguồn luật. Ngoại tệ chuyển vào Việt Nam có thể là lượng vốn đầu tư từ nước ngồi, lượng kiều hối Việt kiều gửi về nước, lượng ngoại tệ người nước ngồi gửi vào trong nước vì mục đích từ thiện… Trong cả nước, nếu như lượng kiều hối chuyển về năm 2005 mới đạt gần 4 tỷ USD, thì năm 2006 tăng lên 5,2 tỷ USD và năm 2007 con số thống kê được đạt trên 6 tỷ USD. (Nguồn: website Bộ tài chính - www.mof.gov.vn). Như vậy, việc gửi tiền từ nước ngồi vào Việt Nam nhằm những mục đích hợp pháp như đầu tư, chi tiêu, từ thiện… rất được nước ta tạo hoan nghênh và tạo điều kiện.
Quá trình ngược lại, chuyển tiền từ trong nước ra nước ngoài được đánh dấu bằng Nghị định 131/2006/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 63 (ban hành tháng 8 năm 1998). Nghị định này thừa nhận việc chính thức tự do hố các giao dịch vãng lai trong chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Nội dung của Nghị định sửa đổi quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, các khoản thanh toán và chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai được tự do thực hiện”.
Các khoản thanh toán và chuyển tiền cho các giao dịch quốc tế vãng lai trong Nghị định này bao gồm: các khoản thanh toán liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, các giao dịch vãng lai khác; các khoản vay tín dụng và ngân hàng ngắn hạn; các khoản thanh tốn cho thu nhập rịng từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp, khấu hao vốn đầu tư trực tiếp (nếu áp dụng); các khoản thanh toán tiền lãi và trả dần nợ gốc của khoản vay nước ngoài; các khoản chuyển tiền một chiều cho mục đích tiêu dùng và các giao dịch tương tự khác.
Như vậy, với việc thông qua nghị định này, việc chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài trong các giao dịch vãng lai được thực hiện. Những người không cư trú và người cư trú (tại Việt Nam) sẽ được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho các nhu cầu thanh tốn vãng lai hợp pháp khơng phải xuất trình các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam. Người không cư trú và người cư trú là người nước ngồi có ngoại tệ được chuyển ra nước ngồi khi có nhu cầu. Trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam cũng được mua ngoại tệ tại ngân hàng để chuyển ra nước ngồi.
Tóm lại, tại Việt Nam, q trình tự do hố chu chuyển ngoại tệ đã được thực hiện theo cả hai chiều: ra và vào đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế.
1.2.3. Tự do hoá chuyển đổi ngoại tệ
Hiện nay, theo Quyết định 998/2002/QĐ-NHNN về quản lý ngoại hối đối với việc mua, bán chứng khốn của tổ chức, cá nhân nước ngồi tại trung tâm giao dịch chứng khoán do ngân hàng nhà nước ban hành (Phụ lục số 4), các nhà đầu tư nước ngồi có thể tự do chuyển đổi từ ngoại tệ sang VNĐ để mua, bán chứng khoán nhưng vẫn chưa được phép thực hiện các giao dịch trực tiếp bằng ngoại tệ. Vì vậy, có thể thấy q trình chuyển đổi ngoại tệ ở nước ta chưa được tự do hố hồn tồn mà vẫn nằm trong sự quản lý của nhà nước.
1.2.4. Tự do hoá rổ tiền tệ quốc gia
Rổ tiền tệ một quốc gia sử dụng vẫn là bí mật của các nước do điều này liên