Tiêu chuẩn đánh giá an ninh tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam (Trang 41 - 43)

II. TỔNG QUAN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA

3. Một số tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính quốc gia

3.2. Tiêu chuẩn đánh giá an ninh tài chính doanh nghiệp

Dựa theo ba yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính doanh nghiệp đã nói đến ở phần trên, ta xem xét các tiêu chuẩn đánh giá an ninh tài chính doanh nghiệp theo các yếu tố: chính sách quản lý của mỗi doanh nghiệp, hoạt động của hệ thống ngân hàng, hoạt động của hệ thống tài chính.

3.2.1. Yếu tố chính sách quản lý của mỗi doanh nghiệp

Chính sách quản lý của doanh nghiệp được đánh giá dựa theo khả năng đề

kháng của doanh nghiệp trước những biến động của tình hình tài chính trong nước

và thế giới. Yếu tố này cho biết mức độ quản lý rủi ro, sự ổn định trong quản lý tài chính của bản thân doanh nghiệp. Do doanh nghiệp luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như: rủi ro về giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đối, cơng nghệ - kỹ thuật nên nếu khả năng đề kháng của các doanh nghiệp lớn thì an ninh tài chính doanh nghiệp sẽ được củng cố. Có rất nhiều cách để đo lường khả năng đề kháng của doanh nghiệp nhưng người viết tự tổng hợp theo một số cách thức sau:

 Hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp

 Quá trình kiểm tốn doanh nghiệp.

 Chỉ số Z (Z-score): Công cụ phát hiện nguy cơ phá sản (Phụ lục số 1)

 Chỉ số Z’’ hay hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp bởi các tổ chức đánh giá có uy tín như S&P500, Moody’s…(Phụ lục số 2)

 v.v.

3.2.2. Yếu tố hoạt động của hệ thống ngân hàng

Nhằm đánh giá hoạt động của hệ thống ngân hàng, trên thế giới hiện đang áp dụng 25 nguyên tắc cơ bản của Basel đối với công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.

Basel là Ủy ban Giám sát ngân hàng do các NHTW các nước G10 thành lập năm 1975 dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thanh toán quốc tế. Sau một thời gian hoạt động, Ủy ban đã nghiên cứu và đưa ra các yêu cầu về an toàn vốn, được ban hành lần đầu vào năm 1988 và gọi là Basel I. Do những hạn chế của Basel I, một hiệp ước mới về vốn đã được thông qua vào năm 2001 và gọi là Basel II. Basel II là

Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cường quản trị tồn cầu hóa tài

chính cũng như việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Hiệp ước Basel II8 gồm ba trụ cột:

 Trụ cột thứ nhất: Yêu cầu về vốn tối thiểu

 Trụ cột thứ hai: Cơ quan thanh tra trực tiếp đánh giá mức độ tuân thủ yêu cầu vốn tối thiểu của ngân hàng.

 Trụ cột thứ ba: Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin.

Theo Basel II, các phương pháp đo lường rủi ro bao gồm 3 phương pháp: - Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng

- Các phương pháp đo lường rủi ro thị trường - Các phương pháp đo lường rủi ro hoạt động (Tham khảo cụ thể quy định trong phụ lục số 3).

3.2.3. Yếu tố hoạt động của thị trường tài chính

Hiện nay vẫn chưa có một chỉ số nào có thể đánh giá được tồn bộ mức độ an ninh của thị trường tài chính mà người ta chỉ có thể đo lường một bộ phận nhỏ trong thị trường đó.

8 Nội dung này có thể tham khảo trên http://www.bis.org/publ/bcbs118.htm (27/02/2006) Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính Phát triển - Niên khóa 2005 – 2006

 Với thị trường chứng khốn, người ta có thể đo lường bằng chỉ số thị trường chứng khoán (tại Việt Nam là VN-Index, Mỹ là Nasdaq, Nhật Bản là chỉ số Nikkei…). Chỉ số thị trường chứng khoán là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường cổ phiếu. Nó được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo phương pháp tính nhất định.

 Với các tổ chức tín dụng, hiện nay có nhiều hệ thống chỉ số được dùng để xếp hạng các tổ chức này. Hệ thống chỉ số được sử dụng nhiều nhất là CAMELS. Theo hệ thống này, các tổ chức tín dụng được xếp hạng theo các chỉ số về vốn, tổng tài sản, quản lý, lợi nhuận, khả năng thanh khoản, và khả năng phản ứng với thị trường. Thơng thường các tổ chức tín dụng được xếp hạng thứ tự từ “AAA” đến “CCC” hoặc xếp theo số thứ tự, theo từng tiêu chí của các tổ chức xếp hạng có uy tín trên thế giới như Moody’s và S&P.

Do thị trường tài chính là một thị trường rất phức tạp nên sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, lãi suất cũng tác động đến sự ổn định của thị trường tài chính nói chung.

Một phần của tài liệu Tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)