Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank)

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (Trang 78 - 128)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của PG Bank

- Lịch sử hình thành:

Tiền thân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (gọi tắt là PG Bank) là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười. Ngân hàng Đồng Tháp Mười được phép hoạt động theo Giấy phép số 0045/NH-GP ngày 13 tháng 11 năm 1993 do Thống đốc NHNN cấp với số vốn điều lệ ban đầu là 700.000.000đ (Bảy trăm triệu đồng); phạm vi hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Sau 20 năm hoạt động, bộ máy tổ chức của NH đã không ngừng được củng cố, NH luôn đạt được tốc độ tăng trưởng tốt, nợ quá hạn thấp, kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi chia cho cổ đông; vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ đồng.

Thực hiện phương án tái cấu trúc cơ cấu hoạt động ngân hàng tháng 7 năm 2005, NH Đồng Tháp Mười đã mời thêm các cổ đông mới tham gia, tăng vốn điều lệ lên 90 tỷ đồng, trong đó có các cổ đông lớn có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX), Công ty CP Xây lắp III Petrolimex, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI).

Tháng 3 năm 2007, PG Bank được Ngân hàng Nhà Nước cho phép chuyển đổi thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo Quyết định số 125/QĐ-NHNN ngày 12/01/2007 và đổi tên theo Quyết định số 368/QĐ - NHNN ngày 08/02/2007. Theo đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) được phép mở rộng mạng lưới trên phạm vi toàn quốc và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối.

Ngày 17/3/2010, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex - PG Bank chính thức chuyển trụ sở chính từ Đồng tháp về Thủ đô Hà Nội theo Quyết định số 3209/QĐ- NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trụ sở mới của PG Bank đặt tại Văn phòng 5, nhà 18T1-18T2 khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính, Đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Hiện nay, PGBank đã hợp tác góp vốn đầu tư và nhận chuyển nhượng văn phòng tại MIPEC TOWER, số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội với diện tích 2,657 m2. Đến tháng 11/2011 ngân hàng đã khai trương trụ sở mới tại tòa nhà MIPEC, 229 Tây Sơn, Hà Nội

- Những bước phát triển của PG Bank

Ngày 26 tháng 6 năm 2007, PG Bank chính thức khai trương chi nhánh tại Hà Nội. Sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ đánh dấu việc tham gia của PG bank vào thị trường ngân hàng đầy sôi động ở một địa bàn kinh tế trọng điểm là Hà Nội, mà còn là sự khởi đầu cho chiến lược phát triển mở rộng các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.

Tháng 8 năm 2007, PG Bank tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng. Tháng 12/2008, PG Bank tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng.

Tháng 11 năm 2008, PG Bank được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng “ Ngân hàng loại A” và được thực hiện Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế

Ngày 29/03/2009, PG Bank được trao giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2008 do Cục Xúc Tiến Thương Mại và Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn

Tháng 12 năm 2009, PG Bank vinh dự là một trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Dịch vụ Tài chính được trao giải thưởng “Thương mại dịch vụ hàng đầu - Top Trade Services 2009” do Bộ Công thương và báo Công Thương bình chọn.

Ngày 04/04/2010, PG Bank đã vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2009” . Đây là năm thứ 2 liên tục PG Bank nhận được giải thưởng này.

Tháng 12/2010, PGBank tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng

Trong năm 2010, PGBank vinh dự 3 năm liên tục đạt “ Ngân hàng hạng A” do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ghi nhận (theo văn bản thông báo số 2097/NHNN-HAN8 ngày 14/12/2010) và PGBank tiếp tục là một trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Dịch vụ Tài chính được trao giải thưởng “Thương

mại dịch vụ hàng đầu - Top Trade Services 2010” do Bộ Công Thương tổ chức – đây là năm thứ 2 liên tục PG Bank đạt giải thưởng này.

Tháng 12/2011, khai trương trụ sở mới tại tòa nhà MIPEC, 229 Tây Sơn, Hà Nội. Tháng 08/2012, PGBank tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng

Với phương châm “hơn cả ngân hàng, đó là dịch vụ chuyên nghiệp”, cùng bề dày kinh nghiệm, tiềm lực sẵn có và đường hướng hoạt động đúng đắn, PGBank đã chứng tỏ được bản lĩnh vững vàng, tự tin trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2.1.2. Kết quả hoạt đọng động kinh doanh của PG bank trong những năm gần đâygần đâygần đâygần đâygần đây gần đây

Hoạt động Ngân hàng đang diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước phát triển chưa ổn định và chịu những tác động của khủng hoảng kinh tế và các yếu tố bên ngoài. Để thực hiện tốt các chương trình hành động của Tổng Công ty Xăng dầu Petrolimex đề ra, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đã triển khai tích cực các mặt hoạt động đóng góp vào các kết quả chung của toàn hệ thống. Kết quả kinh doanh chủ yếu qua 3 năm 2009, 2010, 2011được thể hiện trên các mặt sau:

Bảng 2.1: Hoạt động kết quả kinh doanh của PGBank giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

Tăng trưởng (%) Năm 2011 Tăng trưởng (%) I. Tổng tài sản 10.655.949 16.593.000 56 17.689.581 7 II. Tổng dư nợ 6.267.026 10.886.497 74 12.112.051 11 III. Tổng huy động 9.091.885 13.994.990 54 14.801.811 6 1. Huy động từ thị trường 1 6.945.867 10.766.223 55 10.927.15 6 1 2. Huy động thị trường 2 2.146.018 3.228.767 50 3.874.655 20 IV. Tổng thu nhập 414.345 683.560 65 1.181.067 73 1.Thu nhập từ lãi 294.622 501.538 70 838.558 67

2. Thu nhập ngoài lãi 119.723 182.022 52 342.509 88

V.Chi phí hoạt động và dự phòng 184.075 390.689 112 572.968 47

VI. Lợi nhuận trước thuế 230.270 292.861 27 608.098 108

VII.Vốn điều lệ 1.000.000 2.000.000 100 2.000.000 0

VIII.Tỷ suất lợi nhuận trước

thuế/VĐL bình quân 23% 27% 30%

Tổng tài sản tính đến 31/12/2011 đạt 17,689,581 triệu đồng tăng 7% so với năm 2010. Dư nợ đạt 12,112,051triệu đồng tăng 11% so với năm 2010.

Lợi nhuận hàng năm của PGBank có sự tăng trưởng mạnh mẽ, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011 là 608,098 triệu đồng tăng 108% so với năm 2010 và tăng 164% so với năm 2009. Lợi nhuận năm 2011 tăng mạnh là do NH đã:

- Quản lý tốt chênh lệch lãi suất huy động, cho vay, sử dụng nguồn vốn liên ngân hàng một cách hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn nên chênh lệch lãi suất lên đến 5,6%.

- Với lợi thế cung ứng ngoại tệ cho Petrolimex nên đã huy động được nguồn vốn lớn trong lúc chờ mua ngoại tệ đã thu được lợi nhuận tốt về vốn cũng như ngoại tệ. Thu nhập của NHTM bao gồm: thu từ lãi và thu nhập không phải từ lãi gồm: thu từ các khoản phí và dịch vụ, lãi từ kinh doanh ngoại hối và thu hoạt động khác. Trong tổng thu nhập, thì thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn ở mức > 70% (năm 2009 là 71% và năm 2010 là 73%, năm 2011 là 71%). Như vậy, có thể nói hoạt động tín dụng vẫn đem lại phần lớn thu nhập cho Ngân hàng.

2.2 Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của PG Bank

2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô

2.2.1.1 Môi trường kinh tế

Đối với Việt Nam, tăng trưởng kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu, không chỉ do điểm xuất phát của nước ta còn thấp, phải tăng trưởng nhanh để chống nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, mà còn là tiền đề thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội khác như chống lạm phát, giảm thất nghiệp, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, phát triển giáo dục.

Trong những năm qua, sau hội nhập kinh tế ở nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, VN là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Châu Á chỉ sau Trung Quốc, với tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Tỷ lệ tăng trưởng GDP rất ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 tăng 8,46% đứng thứ 3 Châu Á (Sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ khoảng 9%), trong giai đoạn 2008-2011 mặc dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới rất khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng

kinh tế thế giới GDP VN vẫn trưởng tương đối cao, năm 2008 tăng 6,31%, năm 2009 tăng 5,32%, năm 2010 tăng 6,78%, năm 2011 tăng 5,89%.

Nhờ sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đó, với dân số hơn 86 triệu người, thu nhập bình quân theo giá thực tế của VN cũng được cải thiện đáng kể, năm 2007: 817USD/người, năm 2008: 1018 USD/người, năm 2011 là 1300USD/người tăng 16,70% so với năm 2010 và tăng gần 60% so với năm 2007.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của VN giai đoạn 2007-2011

Đơn vị tính: %

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Giá trị 8,46 6,31 5,32 6,78 5,89

Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của VN giai đoạn 2007-2011

Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của VN giai đoạn 2007-2011

Nguồn: Báo cáo của tổng cục thống kê năm 2007 – 2011

Hoạt động đầu từ trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế VN, đặc biệt trong điều kiện tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm, lạm phát cao nhưng nhiều nhà đầu tư quốc tế vẫn coi VN là thị trường đầy tiềm năng để quyết định thực hiện nhiều dự án đầu tư. Trong những năm qua tăng trưởng về đầu tư trực tiếp nước ngoài và XK là các nhân tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của VN. FDI qua các năm tăng mạnh, năm 2007 số vốn đăng ký đạt 20,3 tỉ USD và năm 2008 thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục, ước tính cả nước đã thu hút được 64 tỉ

USD, gấp 3 lần so với năm 2007, năm 2009 số vốn đăng ký là 21,50 tỉ USD, năm 2009 là 18,60 tỉ USD và năm 2011 số vốn FDI đăng ký là 18 tỉ USD. Nét mới trong thu hút vốn FDI của VN là cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch từ công nghiệp sang các lĩnh vực dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch, tài chính ngân hàng.

Trong đó vốn FDI thực hiện cũng tương đối cao, năm 2007 là 8,03 tỉ USD, năm 2008 là 11,50 tỉ USD, năm 2009 là 10 tỉ USD, năm 2010 là 11 tỉ USD và năm 2011 là 12 tỉ USD. Con số đó nói lên xu hướng phát triển và chứng tỏ VN là một thị trường tiềm năng thú hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đáng chú ý là hầu hết các dự án lớn được cấp phép triển khai rất nhanh, nhất là các dự án trong điểm mang ý nghĩa kinh tế cao.

Bảng 2.3: Vốn FDI thực hiện giai đoạn 2007 -2011

Đơn vị: tỉ USD

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Giá trị 8,03 11,50 10 11 12

Hình 2.2: Vốn FDI thực hiện giai đoạn 2007 – 2011

Hình 2.2: Vốn FDI thực hiện giai đoạn 2007 – 2011

Nguồn: Tổng cục thống kê

Về tình hình xuất nhập khẩu

Sau khi VN trờ thành thành viên chính thức WTO, Quốc hội Hoa kỳ thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn với VN đã tạo đà cho thanh toán xuất nhập khẩu phát triển mạnh. XK và NK đều tăng trưởng nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng lũy kế. Kim ngạch XNK của cả nước năm 2007 đạt 109,11 tỉ USD, năm

2008 đạt 143,31 tỷ USD, năm 2009 đạt 125,41 tỉ USD, năm 2010 đạt 155,6 tỉ USD và năm 2011 đạt hơn 178,1 tỉ USD. Điều đáng chú ý là hầu hết các mặt hàng XK chủ lực (than đá, dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, hàng điện tử máy tính, thủy sản, dầu thô) đều tăng trưởng và đạt kim ngạch cao. Hàng hóa NK chủ yếu là máy móc thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu, phụ liệu dệt may, hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ.

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của VN giai đoạn 2007 -2011

Đơn vị tính: tỉ USD

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

XK 60.81 62.9 56.58 71.6 82.34

NK 48.3 80.41 68.83 84 95.76

Hình 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của VN giai đoạn 2007 - 2011

Hình 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của VN giai đoạn 2007 - 2011

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tình hình thị trường tài chính – tiền tệ

Thị trường tài chính VN ngày càng hội nhập với thị trường tài chính quốc tế và chịu ảnh hưởng bởi những biến động trên thế giới. Từ năm 2008 đến nay, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, tình hình kinh tế vĩ mô của VN cũng có những diễn biến phức tạp và nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính – tiền tệ VN. Sau những khó khăn về kinh tế năm 2008, 2009, bước sang năm 2010 nền kinh tế có dấu hiệu ổn định hơn, nhưng từ đầu năm 2011, một số vấn đề kinh tễ vĩ mô lại nổi lên ảnh hưởng trực tiếp đến thị

trường tài chính – tiền tệ VN đòi hỏi chính phủ và các nhà hoạch định chính sách phải nghiên cứu giải quyết như: tỷ lệ lạm phát gia tăng, lãi suất cao, tiền VN mất giá so với đô la Mỹ. Trước bối cảnh đó, năm 2011 chính phủ đã thực hiện thay đổi chính sách sang ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội thông qua việc triển khai Nghị quyết 11. Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát chặt chẽ thị trường tiền tệ, buộc các ngân hàng phải điều chỉnh lại toàn bộ kế hoạch kinh doanh đã xây dựng trong năm 2011.

NHNN bước đầu thực hiện chủ trương tái cấu trúc hệ thống NHTM bằng việc sát nhập 3 ngân hàng. Những thông tin không rõ ràng về những ngân hàng yếu kém thuộc diện phải tái cầu trúc, sáp nhập đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của những ngân hàng nhỏ kể cả nhưng ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả như PG Bank khi bị lầm tưởng nhỏ đồng nghĩa với yếu kém và bị sáp nhập.

Như vậy với tình hình lạm phát tăng cao, cán cân thanh toán thâm hụt, thị trường chứng khoán và bất động sản tạo ra nhiều nguy cơ cho nền kinh tế. Và khi lạm phát tăng cao người gửi tiền có xu hướng tìm các kênh đầu tư khác. Do đó, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động bán lẻ vì nó tác động trực tiếp tới hành vi của người gửi tiền và người vay tiền. Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động NHBL nói riêng của các NHTM VN trong năm 2012 sẽ gặp khó khăn.

2.2.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật

Môi trường chính trị

Ngành NH là ngành hoạt động nhạy cảm với yếu tố chính trị. Sự ổn đinh về mặt chính trị giúp các NH Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định. Trong khi tình hình kinh tế thế giới có những chuyển biến phức tạp thì Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn cho khách du lịch và các nhà đầu tư. Sự ổn định về mặt chính trị cũng chính là một nhân tố quan trọng kéo nguồn vốn tích lũy trong dân thành nguồn vốn huy động của các NH.

Môi trường pháp luật

Cơ chế chính sách của NHNN ngày càng hoàn thiện đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh NH. Bên cạnh việc điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp đổi mới cơ chế,

chính sách tín dụng và cơ cấu lại NHTM, trong đó các quy chế quy định về tín dụng; về kinh doanh ngoại hối; về tổ chức hoạt động và an toàn hệ thống đã tạo điều kiện cho các TCTD phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm và có ý thức

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (Trang 78 - 128)