Tổ chức lao động trong bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty CP không gian hòa bình (Trang 26 - 28)

Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về bộ máy quản lý

1.5. Tổ chức lao động trong bộ máy quản lý

1.5.1. Công tác tuyển chọn, thuyên chuyển và đề bạt cơng nhân viên trong

phịng ban

1.5.1.1. Công tác tuyển chọn

- Con người vừa là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vừa vận hành tổ chức và quyết định sự thắng bại của tổ chức. Do vậy, con người là nguồn lực quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào để nó hoạt đọng có hiệu quả. Sự thành công của một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phụ thuộc vào yếu tố hiệu suất của người lao động.

- Lao động, đặc biệt là lao động quản lý là lực lượng quyết định phần lớn sự thành công của doanh nghiệp. Việc tuyển chọn nhân viên bổ sung vào lực lượng quản lý là một việc làm hết sức quan trọng. Việc tuyển chọn lao động quản lý không chỉ căn cứ vào năng lực, trình độ quản lý mà cịn dựa trên tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị. Tuyển chọn đúng người, đúng việc bổ sung vào những chỗ còn trống và khuyết thiếu trong doanh nghiệp là một việc làm hết sức khó khăn. Trước hết doanh nghiệp cần xác định những vị trí cịn trống và khuyết thiếu trong các phòng ban chức năng trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp để bổ sung lao động quản lý. Nguồn này có thể xuất phát từ thị trường lao động, nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp khác và các trường đại học. Từ đó doanh nghiệp xây dựng nên các tiêu chuẩn cho đối tượng cần tuyển chọn của mình.

1.5.1.2. Cơng tác thun chuyển và đề bạt

- Thuyên chuyển người lao động nhằm kích thích khả năng giỏi nhiều nghề và linh hoạt. Mục đích cốt yếu của việc thuyên chuyển là nâng cao hiệu quả trong công việc đạt tới mục tiêu và hoàn thiện tổ chức doanh nghiệp. Tuy nhiêu một vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để lao động quản lý sau khi thuyên chuyển vẫn hồn thành nhiệm vụ của mình ở vị trí mới. Do vậy, việc thuyên chuyển lao động quản lý phải rất thận trọng, nhất là trong việc chuyển những cán bộ cấp cao từ vị trí này sang vị trí khác. Tiến hành thuyên chuyển lao động quản lý từ bộ phận phòng ban này sang bộ phận phịng ban khác đảm nhận vị trí nhiệm vụ mới nhằm bố trí đúng người đúng việc, phát huy tối đa khả năng của lao động quản lý.

SVTH: LÊ NHỰT TRÍ 20 LỚP 08DQD1

- Song song với việc thuyên chuyển lao động quản lý, doanh nghiệp tiến hành đề bạt những cán bộ công nhân viên thực sự có năng lực sang đảm nhận vị trí cơng tác mới cao hơn, kèm theo đó là trách nhiệm, uy tín lớn hơn và kỹ xảo cao hơn, được trả lương cao hơn và thời gian lao động hoặc điều kiện làm việc tốt hơn.

1.5.2. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực là một loại hoạt động học tập có tổ chức, được điều khiển trong thời gian nhất định nhằm đem đến sự thay đổi nhân cách. Theo nghĩa này, có ba loại hoạt động khác nhau: đào tạo, giáo dục và phát triển liên quan đến công việc, cá nhân con người và tổ chức.

- Ba bộ phận hợp thành cảu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực rất cần thiết cho sự thành công của tổ chức và phát triển tiềm năng con người. Vì vậy, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, nhất là lao động quản lý trong doanh nghiệp là một khâu xung yếu trong nội dung hoàn thiện bộ máy quản lý của doanh nghiệp.

- Mục tiêu cuối cùng của việc phát triển nguồn nhân lực là đạt hiệu quả cao về tổ chức. Vì vậy, phát triển và đào tạo nguồn lực quản lý doanh nghiệp liên quan chặt chẽ đến quá trình bộ máy quản lý. Chính vì thế, để khơng ngừng nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên quản lý mỗi doanh nghiệp, coi đào tạo và phát triển là một khâu không thể thiếu được trong bộ máy quản lý.

1.5.3. Chế độ lương thưởng

- Tiền lương là một phạm trù kinh tế thuộc về lĩnh vực quan hệ sản xuất, do đó tiền lương hợp lý sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sản xuất phát triển và ngược lại nó sẽ kìm hãm sản xuất. Trong doanh nghiệp vấn đề khó khăn và phức tạp nhất là quản lý con người, mà cơ sở nảy sinh vấn đề đó chính là phải phân phối như thế nào. Để quản lý đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao, một vấn đề quan trọng là phải phân phối tiền lương hợp lý. Xét về mặt kinh tế thuần túy, tiền lương đóng vai trị quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Tiền lương thích đáng sẽ tạo điều kiện cho người lao động yên tâm hứng khởi làm việc, và đó cũng chính là động lực thúc đẩy người lao động hăng say làm việc và để họ cố gắng làm việc đạt năng suất và hiệu quả cao.

SVTH: LÊ NHỰT TRÍ 21 LỚP 08DQD1

- Ngồi chế độ tiền lương để động viên người lao động thì các doanh nghiệp còn áp dụng hình thức tiền thưởng. Đây là một trong những biện pháp khuyến khích có hiệu quả đối với người lao động, nhất là người lao động quản lý. Cùng với tiền lương, tiền thưởng góp phần thỏa mãn nhu cầu vật chất cho người lao động và ở một chừng mực nào đó thì tiền thưởng cịn có tác dụng khuyến khích về mặt tinh thần.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty CP không gian hòa bình (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)