CHƯƠNG 3 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NH
4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn
BẢNG 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 62.983 72,91 89.407 75,62 69.753 75,57 26.424 41,95 -19.654 -21,98 Trung và dài hạn 23.407 27,09 28.820 24,38 22.546 24,43 5.413 23,13 -6.274 -21,77 Tổng 86.390 100,00 118.227 100,00 92.299 100,00 31.837 36,85 -25.928 -21,93
BẢNG 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 6T2011 6T2012 6T2012/6T2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Tuyệt đối Tương đối (%)
Ngắn hạn 26.216 73,23 27.290 86,75 1.074 4,10
Trung và dài hạn 9.582 26,77 4.169 13,25 -5.413 -56,49
Tổng 35.798 100,00 31.459 100,00 -4.339 -12,12
Nguồn: Phòng Kinh doanh - Southern Bank - PGD CT
Qua bảng số liệu ta thấy năm 2009, doanh số cho vay của ngân hàng là 86.390 triệu đồng, năm 2010 là 118.227 triệu đồng, tăng 31.837 triệu đồng so với
năm 2009, tương ứng với tốc độ tăng là 36,85%. Sự tăng lên này là do ngân hàng
có nhiều chính sách tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại,... đến khách hàng,
đồn thể, chính quyền; đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm ăn có hiệu
quả,... để thu khách hàng, cùng với mức lãi suất cho vay hợp lý nên đã dần tạo
được uy tín trên địa bàn, khách hàng biết đến ngân hàng ngày một nhiều hơn. Nguyên nhân là ngày 26 tháng 8 năm 2009, Cần Thơ chính thức được cơng nhận là đơ thị loại 1 trực thuộc Trung Ương, đồng thời nhận Huân Chương Lao Động
hạng II do chủ tịch nước trao tặng. Sau đó, hàng loạt cơ sở hạ tầng được hoàn
thành như Sân Bay Cần Thơ, Cảng Cái Cui, Cầu Cần Thơ, Khu Cơng Nghiệp
Bình Minh, Trà Nóc, Hưng Phú, ... góp phần thu hút vốn đầu tư trong nước và
nước ngoài đến với Cần Thơ – một trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Năm 2010, Việt Nam đang khơi phục sau cuộc suy thối kinh tế của thời kỳ trước đó, ngày càng nhiều nhà nhà máy, xí nghiệp, cơng ty
được lập nên, đầy doanh số cho vay của năm này tăng lên nhanh chóng. Nhưng đến năm 2011, doanh số cho vay đạt 92.299 triệu đồng, giảm 25.928 triệu đồng
so với năm 2010, tức là giảm 21,93 %. Sang 6 tháng đầu năm 2012, con số này là 31.459 triệu đồng, giảm 4.339 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011, tương
ứng với tỷ lệ giảm là 12,12%. Nguyên nhân là do năm 2011, nền kinh tế lại gặp
chế tăng trưởng tín dụng nên doanh số cho vay giảm. Theo số liệu của tổng cục thống kê, bước sang 6 tháng đầu năm 2012, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 4,38%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2011. Diễn biến kinh tế vĩ mô trong quý II cho thấy có thể nền kinh tế đã xuống đến đáy của thời kỳ suy giảm tốc độ tăng
trưởng, cầu nội địa suy giảm do áp lực thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa; hàng
tồn kho, giống như nợ xấu, được coi là một "cục máu đông", rất nguy hại cho lưu thơng kinh tế. Có thể xem nợ lớn, lãi suất cao, hàng tồn kho kéo dài là “Tam giác quỷ” đẩy đa số doanh nghiệp vào tình trạng cực kỳ khó khăn. Nó hình thành một cái "bẫy sụp đổ" mà nhiều doanh nghiệp khơng thể thốt ra. Chỉ trong năm 2011
và tám tháng đầu năm 2012, số doanh nghiệp phá sản và đóng cửa tăng vọt. Theo
số liệu của Bộ Kế hoạch - đầu tư, năm 2011 có 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản; tám tháng đầu năm 2012 con số đó là 35.500, cộng cả hai năm chiếm
đến hơn 40% tổng số doanh nghiệp đóng cửa kể từ khi đổi mới đến nay. Các con
số này, dù rất ảm đạm, vẫn chưa biểu thị hết mức độ khó khăn của các doanh nghiệp trong bức tranh kinh tế hiện nay. Chúng chưa tính đến một khía cạnh quan trọng khác của tình hình: số doanh nghiệp còn lại (chưa đóng cửa) đã và
đang phải thu hẹp bao nhiêu công suất hoạt động và cắt giảm bao nhiêu việc làm?
Mất việc làm nhiều dẫn tới sụt giảm thu nhập, kéo theo đó tổng cầu sẽ bị giảm lớn. Với một nền kinh tế đang "ốm yếu", việc dư nợ tín dụng qua tám tháng đầu
năm chỉ tăng 1,4% cho thấy một xu hướng bất bình thường đang diễn ra (khơng
thể hấp thụ nổi vốn dù đang rất khát vốn). Tính bất thường này cịn thể hiện rõ
hơn qua sự kiện là đến hết tháng 6, tăng trưởng tín dụng vẫn chỉ đạt mức "âm".
Hoạt động cho vay mới bắt đầu phục hồi từ tháng 7 và tháng 8 nhưng rất yếu ớt. Nghĩa là quá trình "lưu thông máu" cho một cơ thể đang bị ốm đã bị đình trệ hầu
như hồn tồn suốt nửa năm. Một nền kinh tế cần vốn đầu tư mà bị cắt đứt khỏi
dòng vốn thật sự là một nguy cơ đe dọa. Với tình hình nợ xấu gia tăng, các ngân hàng siết chặt điều kiện cho vay vì lo ngại nợ xấu. Do đó, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp và cá nhân sẽ khó khăn hơn trước. Vì thế doanh số cho vay của Southern Bank – PGD Cần Thơ giảm.
Doanh số cho vay chủ yếu tập trung ở cho vay ngắn hạn (chiếm hơn 70% tỷ trọng) và tăng giảm không đều từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2009 đạt 62.983 triệu đồng chiếm 72,91% tổng
doanh số cho vay theo thời hạn, năm 2010 con số này là 89.407 triệu đồng chiếm tỷ trọng 75,62%, tăng 26.424 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng với tỷ lệ
tăng là 41,95%. Đến năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn đạt mức 69.753 triệu đồng chiếm tỷ trọng 75,57%, giảm 19.654 triệu đồng so với năm 2010, tức là giảm 21,98%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2012, con số này đạt 27.290 triệu đồng chiếm 86,75% tổng doanh số cho vay theo thời hạn, tăng 1.074 triệu đồng
so với 6 tháng đầu năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,10%. Cho vay ngắn hạn (tối đa đến 12 tháng) theo từng phương án kinh doanh Ngân hàng Phương
Nam đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhất nhu cầu bổ sung vốn lưu động của
quý khách hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu hay thanh tốn tiền hàng hóa mua của các nhà cung cấp trong nước … Tùy theo nhu cầu sử dụng vốn mỗi lần, khách hàng có thể rút vốn vay một hay nhiều lần phù hợp với tiến độ sử dụng vốn, nhưng tổng số tiền của các lần rút vốn không vượt quá số tiền cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng. Cho vay ngắn hạn giúp cho khách hàng tiết kiệm được chi phí lãi vay, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác, nó cũng góp phần làm cho quá trình luân chuyển vốn của ngân hàng nhanh hơn.
Bên cạnh cho vay ngắn hạn thì cho vay trung và dài hạn lại có tỷ trọng thấp hơn (dưới 30%) và có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2009 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 23.407 triệu đồng chiếm 27,09% tổng doanh số cho vay theo thời hạn, năm 2010 con số này là 28.820 triệu đồng chiếm tỷ trọng 24,38%, tăng 5.413 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng với tỷ lệ tăng là 23,13%. Đến năm
2011, doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 22.546 triệu đồng chiếm 24,43% tổng doanh số cho vay theo thời hạn, giảm 6.274 triệu đồng so với năm 2010, tức là giảm 21,77%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2012, doanh số cho vay đạt 4.169 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 13,25%, giảm 5.413 triệu đồng so với 6 tháng đầu
năm 2011, tức là giảm 56,49%. Cho vay trung và dài hạn chủ yếu là vay vốn để đầu tư tài sản cố định như mua sắm thiết bị, xây dựng nhà xưởng, văn phòng
phục vụ sản xuất kinh doanh, những nhu cầu này không thường xuyên và số
lượng khách hàng không nhiều nên doanh số cho vay trung và dài hạn khơng cao và có xu hướng giảm.
hạn. Vì thơng thường kỳ hạn tín dụng càng dài, mức độ rủi ro tín dụng càng cao và làm cho tính thanh khoản giảm xuống. Thời hạn tín dụng cho phép ngân hàng
tránh được rủi ro, khả năng thanh toán được đảm bảo hơn. Phần lớn, các khoản
cho vay là ngắn hạn, việc quản lý cũng như thu hồi sẽ nhanh chóng hơn giúp NH theo dõi khoản vay được tốt hơn, từ đó rủi ro tín dụng giảm dần, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn, tốc độ luân chuyển vốn cũng nhanh hơn.
HÌNH 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2009-2011 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 Triệu đồng 2009 2010 2011 Năm Tổng Ngắn hạn Trung và dài hạn
HÌNH 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 Triệu đồng 6T2011 6T2012 Năm Tổng Ngắn hạn Trung và dài hạn