Công tác sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phương nam phòng giao dịch cần thơ (Trang 94 - 100)

CHƯƠNG 3 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP

5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

5.1.2. Công tác sử dụng vốn

Doanh số cho vay: của Southern Bank – PGD Cần Thơ nhìn chung chỉ tăng

vào năm 2010 với tỷ lệ tăng là 36,85%, sau đó giảm vào năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 với tỷ lệ giảm lần lượt là 21,93% và 12,12%. Nếu phân loại theo

thời hạn ta nhận thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn cao hơn trung và dài hạn do thành phần vay vốn chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh cá thể và trong lĩnh vực

thương mại, dịch vụ với nhu cầu bổ sung vốn ngắn hạn nên chỉ có nhu cầu vay

vốn ngắn hạn. Doanh số cho vay trung và dài hạn thấp do nhu cầu của khách hàng thấp và ngân hàng muốn giảm rủi ro đối với hoạt động cho vay.

ngân hàng luôn tăng trong giai đoạn 2009 – 2011. Cụ thể, năm 2009 doanh số thu

nợ của ngân hàng là 82.309 triệu đồng, năm 2010 doanh số thu nợ tăng 17,02% so với năm 2009, đạt 96.316 triệu đồng. Tiếp tục đến năm 2011, doanh số thu nợ

tăng lên 5,22% so với năm 2010, đạt 101.342 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2012, do nên kinh tế tăng trưởng chậm, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên doanh số thu nợ đã giảm 6,53% so với cùng kỳ năm 2011. Xét theo thời hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao do ngân hang chủ yếu cho vay ngắn hạn. Xét theo ngành kinh tế thì ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất. Nguyên nhân là do nỗ lực trong công tác tìm kiếm khách hàng tiềm năng, làm tốt cơng tác lượng hóa rủi ro tính dụng của khách hàng qua việc thẩm định hồ sơ vay vốn, liên hệ thường xuyên với khách hàng để đôn đốc, nhắc nhở khách

hàng khi đến hạn trả nợ.

Dư nợ: Từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012, dư nợ của Southern Bank

– PGD Cần Thơ tăng lên rồi giảm xuống. Cụ thể, năm 2009 dư nợ đạt 42.912 triệu đồng, con số này năm 2010 là 64.823 triệu đồng, tăng 51,06% so với năm

2009. Nhưng đến năm 2011, dư nợ giảm 13,95% so với năm 2010 và sang 6

tháng đầu năm 2012, dư nợ tiếp tục giảm 18,20% so với cùng kỳ năm 2011. Nếu

xét theo thời hạn thì dư nợ ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung và dài hạn. Xét theo ngành kinh tế, dư nợ đối với thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất. Như vậy, dư nợ của ngân hàng tăng giảm cùng với doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

Nợ xấu: chỉ giảm vào năm 2010, sau đó tăng trở lại vào năm 2011 và 6

tháng đầu năm 2012. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thấp hơn 3% theo quy định của NHNN. Năm 2009, tỷ lệ nợ xấu là 2,58%, đến năm 2010, con số

này giảm xuống còn 1,15%, nhưng đến năm 2011, tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,88% và

6 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 2,98% cao hơn nhiều so với 6 tháng đầu năm 2011.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) khát vốn nhưng gặp khó khăn trong việc tiếp cận được nguồn vốn cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM),

ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp và hơn nữa là ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung. Vậy những khó khăn mà doanh

Vấn đề lo ngại nhất của NHTM khi cho vay là rủi ro nợ xấu ln có khả

năng xảy ra, ngân hàng ln xem xét và suy tính rất kỹ về các rủi ro có thể xảy

ra, trong thời kỳ mà nợ xấu của các ngân hàng đang ở mức báo động. Đứng về

góc độ NHTM cho vay, tôi nêu ra một số khó khăn phổ biến mà thực tế các

doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, khắc phục để có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

Về năng lực của lãnh đạo điều hành doanh nghiệp:

Do môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt sau khi Việt Nam gia nhập

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cạnh tranh càng lớn thì khả năng thành cơng của doanh nghiệp càng nhỏ. Vì vậy, việc lựa chọn kinh doanh trong lĩnh vực nào và cạnh tranh bằng cách nào để doanh nghiệp thành cơng tùy thuộc hồn toàn vào khả năng, năng lực của lãnh đạo điều hành doanh nghiệp.

Phần lớn các lãnh đạo điều hành doanh nghiệp đều trưởng thành và đi lên từ thực tiễn, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Các lãnh đạo

điều hành này thường đi từ kinh nghiệm hoạt động kinh doanh thực tiễn của

mình chưa được đào tạo qua trường lớp, nên không nắm bắt được nguyên lý hoạt động của ngành nghề kinh tế đặc thù mà doanh nghiệp đang hoạt động. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khơng có bằng cấp phù hợp với lĩnh vực mà

doanh nghiệp mình đang hoạt động, điều đó cũng tạo khó khăn cho việc đánh

giá năng lực điều hành lãnh đạo doanh nghiệp của các NHTM.

Mặt khác, thực tế nữa là lãnh đạo doanh nghiệp không được đào tạo bài

bản nên phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam thường không biết

cách quản lý dịng tiền hoặc quản lý dịng tiền khơng hiệu quả, đầu tư dàn trải dẫn đến các NHTM thường đánh giá năng lực lãnh đạo doanh nghiệp ở mức

thấp.

Vì vậy, các lãnh đạo doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực và điều hành

để quản lý doanh nghiệp tốt hơn, trên cơ sở đó các NHTM sẽ đánh giá lãnh đạo

doanh nghiệp tốt hơn.

Báo cáo tài chính thiếu minh bạch:

Số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp (nhiều nhất là DNNVV)

thường không trung thực và thiếu minh bạch. Số liệu thiếu thống nhất, chưa

tiếp cận vốn từ NHTM.

Theo qui định của Việt Nam hiện nay, có 6 loại doanh nghiệp bắt buộc

phải được kiểm tốn báo cáo tài chính hàng năm. Riêng các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện vay vốn ngân hàng thì được kiểm tốn theo quy định của pháp luật về tín dụng. Tuy nhiên, phần lớn các DNNVV đều khơng kiểm tốn báo

cáo tài chính hàng năm. Nếu các NHTM yêu cầu doanh nghiệp kiểm tốn báo

cáo tài chính thì trở thành một rào cản và tăng chi phí cho các doanh nghiệp. Tiếp nữa, các chuẩn mực kế toán hiện hành của Việt Nam là khá rõ ràng

và đầy đủ nhưng chỉ so với điều kiện thị trường tại Việt Nam, chưa phù hợp

chuẩn mực kế tốn theo thơng lệ quốc tế. Trong khi đó, việc phân loại khách hàng doanh nghiệp để cho vay của các NHTM hiện nay lại đang dựa theo chuẩn mực quốc tế, mà chủ yếu khai thác thông tin trên báo cáo tài chính khơng theo chuẩn mực quốc tế của doanh nghiệp.

Vấn đề nữa là luật hiện hành khơng có chế tài đủ mạnh để bảo đảm các

quy định về thông tin báo cáo tài chính được thực thi một cách nghiêm túc. Bởi

chế tài quá nhẹ, không đủ sức răn đe nên nhiều nhà lãnh đạo điều hành doanh nghiệp đã khơng ngần ngại bóp méo thơng tin báo cáo tài chính. Do đó, nếu doanh nghiệp không cải thiện chất lượng thông tin báo cáo tài chính, thì việc tiếp cận vốn các NHTM sẽ gặp khó khăn.

Trốn thuế: Hiện tượng trốn thuế của các doanh nghiệp đang phổ biến tại Việt Nam, hầu như các doanh nghiệp đều lách luật, cố ý hạch tốn tăng chi phí khơng thực tế trong hoạt động kinh doanh theo qui định để lợi nhuận trước thuế giảm tới mức tối thiểu hoặc thậm chí là âm, làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trở nên tồi tệ có chủ ý của doanh nghiệp.

Điều này vơ hình chung, khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn các

NHTM, các NHTM xem xét các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tính tốn các chỉ tiêu trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để phân loại, đánh giá, xếp loại khách hàng thì dĩ nhiên đánh giá là hiệu quả thấp.

Do đó, nếu doanh nghiệp đã chủ ý trốn thuế thì khó tiếp cận vốn các

NHTM, vì vậy lãnh đạo doanh nghiệp phải thực hiện việc ghi nhận kết quả

kinh doanh thực tế phát sinh để NHTM có thể đánh giá đúng hiệu quả của việc kinh doanh.

Thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt: Thông tư 09/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có hiệu lực ngày 01/6/2012 đã quy định việc sử

dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải sử dụng

các phương tiện thanh tốn không dùng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay và thực hiện thanh toán trực tiếp cho bên thụ hưởng với số tiền từ 100.000.000

đồng trở lên cho một lần giải ngân.

Tuy nhiên thực tế, doanh nghiệp vẫn thích giải ngân bằng tiền mặt có rất nhiều lý do để doanh nghiệp biện minh cho việc dùng tiền mặt như: bên thụ

hưởng khơng có tài khoản thanh tốn tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Để trả lương cho người lao động; Để bù đắp phần vốn tự có, nguồn tài chính mà khách hàng vay đã sử dụng để thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống;...

Đứng trên góc độ NHTM cho vay, các lý do của doanh nghiệp đưa ra tỏ ra

có lý. Nhưng khi làm thủ tục giải ngân vốn tín dụng bằng tiền mặt thì doanh nghiệp không chứng minh được việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Rõ ràng nhiều doanh nghiệp đang lợi dụng sơ hở này sử dụng vốn vay sai mục đích, vì nhiều doanh nghiệp khơng đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn

nên đây cũng là một rào cản trong việc cho vay đối với NHTM.

Việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt (TTKDTM) là một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện đề án TTKDTM giai đoạn 2 (2010-2015) đã được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu của Đề án đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán dưới 11%, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng lên 35- 40%, triển khai 250.000 điểm chấp nhận thẻ (POS) với số lượng trên 200 triệu giao dịch/năm. Việc mở rộng TTKDTM sẽ mang

đến nhiều lợi ích, thu hút tiền nhàn rỗi trong xã hội, tăng nguồn vốn cho đầu tư

và mở rộng sản xuất.

Do đó, cùng với các NHTM, các doanh nghiệp cũng nên chủ động thực

hiện TTKDTM giúp NHNN tăng khả năng kiểm soát khối lượng tiền trong nền kinh tế, điều hành tốt hơn chính sách tiền tệ quốc gia. TTKDTM sẽ tạo môi

phòng, chống tham nhũng, tội phạm kinh tế của Nhà nước.

Tài sản bảo đảm (TSBĐ): Các doanh nghiệp khi vay vốn các NHTM

thường thiếu TSBĐ theo quy định, nguyên nhân có nhiều lý do, nhưng nhìn chung như sau:

- Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thì cao và tài sản cố định của doanh nghiệp thực tế trên báo cáo tài chính cũng cao, nhưng giấy phép về quyền sử dụng và quyền sở hữu thì khơng có hoặc có khơng đầy đủ theo quy định hiện hành nên khơng thế chấp để vay vốn được. Việc khơng có giấy phép về quyền sử dụng và quyền sở hữu thì có nhiều ngun nhân, trong đó chủ yếu là do chi phí cho việc có được giấy phép quyền sử dụng và quyền sở hữu lớn, thủ tục

hành chính rườm rà,... cũng là một trở ngại cho doanh nghiệp.

- Khi vay vốn NHTM các doanh nghiệp luôn bảo đảm với ngân hàng dự

án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả nhưng chỉ thiếu TSBĐ của

doanh nghiệp. Các NHTM đề nghị TSBĐ của bên thứ ba thì đại diện doanh

nghiệp hoặc người có liên quan đến doanh nghiệp không đồng ý đưa tài sản thuộc quyền sử dụng và quyền sở hữu của mình dù rằng ln khẳng định dự án,

phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả, đây cũng là vấn đề mà các

doanh nghiệp cũng phải xem lại. Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế hiện nay, thiết nghĩ lĩnh vực kinh doanh nào cũng gặp rủi ro thị trường đầu ra thì để

đảm bảo hoàn vốn cho các NHTM thì việc các NHTM yêu cầu có TSBĐ là hồn tồn có cơ sở.

- Trường hợp đặc thù đối với dự án bất động sản (BĐS), dự án BĐS được chủ đầu tư thế chấp để vay vốn tại các NHTM, sau đó lại được chính NHTM đó hoặc NHTM khác cho vay để khách hàng mua các căn hộ của chính dự án BĐS

đó. Rủi ro từ việc cho vay mà TSBĐ là dự án BĐS sẽ rất lớn, bởi NHTM đã hai

lần giải ngân cho hai khoản vay khác nhau mà chỉ có một TSBĐ. Đây cũng là một rủi ro về TSBĐ cho các NHTM khi cho vay mà doanh nghiệp cần quan tâm tránh, mà nhất là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực

BĐS.

Trên đây là các vấn đề mà doanh nghiệp khi vay vốn các NHTM cần khắc

phục, thay đổi sao cho phù hợp với các quy định của NHTM. Dù rằng trong

mong muốn là cầu nối giữa doanh nghiệp và các NHTM, sẽ là sự hài hoà cho cả hai phí nếu hai bên đều phải cố gắng để hiểu nhau hơn giữa NHTM và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phương nam phòng giao dịch cần thơ (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)