CHƯƠNG 3 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP
4.3. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
Năm Chênh lệch Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 6T2011 6T2012 2010/2009 2011/2010 6T2012/6T2011 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 47.970 94.858 129.455 110.356 138.406 46.888 34.597 28.050 Vốn huy động Triệu đồng 47.970 94.858 129.455 110.356 138.406 46.888 34.597 28.050
Doanh số cho vay Triệu đồng 86.390 118.227 92.299 35.798 31.459 31.837 -25.928 -4.339
Doanh số thu nợ Triệu đồng 82.309 96.316 101.342 42.289 39.526 14.007 5.026 -2.763
Tổng dư nợ Triệu đồng 42.912 64.823 55.780 58.332 47.713 21.911 -9.043 -10.619
- Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 33.898 47.117 43.583 43.296 42.324 13.219 -3.534 -972
- Dư nợ trung, dài hạn Triệu đồng 9.014 17.706 12.197 15.036 5.389 8.692 -5.509 -9.647
Dư nợ bình quân Triệu đồng 40.872 53.868 60.302 61.578 51.747 12.996 6.434 -9.831
Nợ xấu Triệu đồng 1.109 745 1.605 824 1.422 -364 860 598
Vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 0,00 0,00 0,00
Tổng dư nợ/Vốn huy động Lần 0,89 0,68 0,43 0,53 0,34 -0,21 -0,25 -0,18
Dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ % 78,99 72,69 78,13 74,22 88,71 -6,31 5,45 14,48
Dư nợ trung, dài hạn/ Tổng dư nợ % 21,01 27,31 21,87 25,78 11,29 6,31 -5,45 -14,48
Hệ số thu nợ % 95,28 81,47 109,80 118,13 125,64 -13,81 28,33 7,51
Nợ xấu/Tổng dư nợ % 2,58 1,15 2,88 1,41 2,98 -1,44 1,73 1,57
Vịng quay vốn tín dụng Vịng 2,01 1,79 1,68 0,69 0,76 -0,23 -0,11 0,08
4.3.1. Tổng dư nợ trên vốn huy động (lần)
Đây là chỉ tiêu cho thấy khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều khơng tốt. Bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tín dụng, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy
động không hiệu quả.
Theo bảng 28, chỉ tiêu này qua các năm luôn ở mức thấp hơn 1 và liên tục giảm. Cụ thể, năm 2009 tỷ số này là 0,89 lần; năm 2010 giảm 0,21 lần xuống còn 0,68 lần. Đến năm 2011, tỷ số này tiếp tục giảm xuống 0,43 lần, tức là giảm đi
0,25 lần so với năm 2010. Có nghĩa là cứ 1 đồng vốn huy động được chỉ có 0,43
đồng dư nợ. Sang 6 tháng đầu năm 2012, tỷ số này chỉ còn 0,34 lần, giảm 0,18
lần so với cùng kỳ năm 2011. Tức là cứ 1 đồng vốn huy động được thì chỉ có
0,34 đồng dư nợ. Điều này cho thấy ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động khơng hiệu quả. Vì nếu không tận dụng tốt nguồn vốn huy động để cho vay thì ngân hàng sẽ phải chịu lượng chi phí lãi suất huy động lớn, làm giảm thu nhập của ngân hàng.
4.3.2. Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn trên tổng dư nợ (%)
Đây là chỉ tiêu xác định cơ cấu đầu tư của ngân hàng. Quan sát bảng 28, ta
thấy dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ giảm rồi lại tăng, trong khi dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ tăng rồi lại giảm. Ngồi ra dư nợ ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung và dài hạn.
Dựa vào bảng 28, ta thấy tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ tuy có sự sụt giảm vào năm 2010 nhưng từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm đều trên 72%; cụ thể chiếm 78,99% trong năm 2009; sang năm 2010 giảm 6,31% so với năm 2009 nên chiếm 72,69%; đến năm 2011 tăng lên 78,13%, tức là tăng 5,45%, so với
năm 2010; Sang năm 2012, 6 tháng đầu năm chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên
88,71%, tỷ lệ tăng 14,48% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung và dài hạn là vì ngân hàng có sự
điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm và triển khai nhiều hình thức khuyến mãi
hấp dẫn đối với cho vay ngắn hạn như: cho vay tại nhà, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay trả góp mua xe hơi, cho vay hỗ trợ du học, cho vay sửa chữa xây dựng nhà ở, cho vay mua chuyển nhượng nhà ở, đất ở, cho vay sản xuất kinh
doanh dịch vụ, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, cầm cổ phiếu. Hơn nữa, do tình hình 6 tháng đầu năm 2012 gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho rất
lớn, để tránh nợ xấu, ngân hàng đã tập trung cho vay ngắn hạn nên làm doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên.
4.3.3. Hệ số thu nợ (%)
Là tỷ số giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay, đánh giá hiệu quả thu hồi vốn của ngân hàng với doanh số cho vay. Hệ số này càng lớn thì càng tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng đạt hiệu quả và ngược lại.
Qua số liệu của bảng 28 cho thấy chỉ tiêu này luôn cao qua các năm. Cụ thể,
năm 2009 là 95,28%, có nghĩa là cứ 100 đồng cho vay thì ngân hàng thu lại được 95,28 đồng. Năm 2010, hệ số thu nợ giảm 13,81% so với năm 2009, đạt 81,47%. Đến năm 2011, chỉ tiêu này tăng trở lại 109,80%, tốc độ tăng 28,33% so với năm
2010. Tức là, cứ 100 đồng cho vay thì ngân hàng thu lại được 109,80 đồng. Sang
6 tháng đầu năm 2012, hệ số này tiếp tục tăng lên 125,64%, tỷ lệ tăng 7,51% so
với cùng kỳ năm 2011. Có nghĩa là cứ 100 đồng cho vay thì ngân hàng thu nợ về
được 125,64 đồng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh số thu nợ cao hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay. Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được nâng cao, chất lượng tương đối tốt. Qua
đó cũng cho thấy được sự tiến bộ của đội ngũ cán bộ tín dụng trong khâu thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng cũng như trong công tác thu hồi nợ.
4.3.4. Nợ xấu trên tổng dư nợ (%)
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao.
Theo bảng 28, trong năm 2009, nợ xấu trên dư nợ đạt 2,58%, đến năm 2010, con số này là 1,15%, giảm 1,44% so với năm 2009. Nguyên nhân là do nợ xấu giảm 364 triệu đồng trong khi tổng dư nợ tăng 21.911 triệu đồng. Sang năm 2011, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng trở lại 2,88%, hay tăng lên 1,73%. Đó là do nợ xấu tăng 860 triệu đồng trong khi tổng dư nợ lại giảm 9.043 triệu đồng.
Đến 6 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khá cao 2,98%, tăng 1,57% so với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân là do nợ xấu tăng lên 598 triệu đồng trong khi tổng dư nợ lại giảm xuống 10.619 triệu đồng. Qua các năm,
tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ln ở tình trạng thấp hơn 3% theo quy định của
NHNN. Kết quả này cho thấy cơng tác phân tích, thẩm định tín dụng của nhân viên là khá tốt. Nhưng ngân hàng cũng phải rất cẩn thận với các hợp đồng tín dụng sắp tới vì năm 2011, tỷ lệ nợ xấu là 2.88% và 6 tháng đầu năm 2012 là 2.98% sắp xỉ 3%. Trong 6 tháng đầu năm 2012, nền kinh tế tăng trưởng chậm, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản, giải thể, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác lại không đủ điều kiện để cho vay và một số khoản vay cũ do kinh doanh thua lỗ nên không thể thu hồi nợ đúng hạn, làm tỷ lệ nợ xấu giai đoạn này tăng
đáng kể.
4.3.5. Vòng quay vốn tín dụng (vịng)
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn đầu
tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định.
Qua bảng số liệu 28 ở trên, ta thấy vịng quay vốn tín dụng của ngân hàng
có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2009 đạt 2,01 vòng, sang năm 2010 đồng vốn
của ngân hàng quay vòng chậm hơn so với năm 2009, đạt 1,79 vòng. Đến năm
2011, vịng quay vốn tín dụng tiếp tục giảm xuống còn 1,68 vòng, giảm 0,11 vòng so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ và dư nợ bình quân
đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh số thu nợ không thể theo kịp tốc độ tăng
của dư nợ bình qn, chính vì thế vịng quay vốn tín dụng của ngân hàng có
khuynh hướng chậm lại so với những năm trước. Giai đoạn 2009 – 2011, tuy vịng quay vốn tín dụng của ngân hàng giảm nhưng luôn lớn hơn 1, cho thấy vốn của ngân hàng được sử dụng có hiệu quả, có khả năng sinh lời. Ngân hàng khơng bị rơi vào tình trạng ứ đọng về vốn. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2012 đạt 0,76 vòng, tăng 0,08 vòng so với 6 tháng đầu năm 2011; vòng quay vốn tín dụng nhỏ
hơn 1, tức là số vốn đầu tư được quay vòng chậm, tốc độ luân chuyển vốn tín
dụng của ngân hàng không hiệu quả. Đây là giai đoạn kinh tế khó khăn, ngân hàng thừa vốn, trong khi doanh nghiệp lại thiếu vốn. Các doanh nghiệp đa số đều kinh doanh thua lỗ do hàng tồn kho tăng nhưng lượng cầu lại giảm nên khó đảm bảo các điều kiện về vay vốn ngân hàng.
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM PGD CẦN THƠ