CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
e. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay
2.1.3. Một số chỉ tiêu trong phân tích hoạt động tín dụng
2.1.3.1. Doanh số cho vay
a) Khái niệm.
- Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi.
b) Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay của Ngân hàng.
hàng và chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố sau:
- Vốn huy động: Nếu như Ngân hàng huy động vốn càng nhiều, đặt biệt là vốn có kỳ hạn thì việc chủ động trong cho vay của Ngân hàng càng cao.
- Nhu cầu vốn trong xã hội: Có cầu thì mới có cung, vì vậy khi khách hàng có nhu cầu vay vốn cao đồng thời thỏa mãn yêu cầu vay vốn của Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu vốn đó làm cho doanh số cho vay tăng.
- Điều kiện kinh tế xã hội: Như nói ở trên trong điều kiện kinh tế xã hội ổn
định và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân được thuận lợi.
Do vậy, nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất rất cao cũng là nguyên nhân làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng.
- Uy tín của khách hàng: Đây là một yếu tố khó đánh giá, uy tín trong quan hệ tín dụng khơng chỉ là sự sẵn lòng trả nợ mà còn là thái độ thực hiện các cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thơng thường, Ngân hàng đánh giá uy tín của khách hàng thông qua hồ sơ quá khứ, phỏng vấn người vay, hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng...
- Năng lực vay nợ của khách hàng:
Ngân hàng phải chắc rằng khách hàng đang giao dịch có thẩm quyền để yêu cầu một khoản vay và tư cách pháp lý, tư cách thể nhân hoặc pháp nhân của
khách hàng để ký kết hợp đồng tín dụng. Đặc điểm này của khách hàng được gọi là năng lực vay tiền.
Đối với khách hàng là công ty, Ngân hàng cũng sẽ phải chắc rằng người đại diện cơng ty vay vốn, có thẩm quyền đầy đủ để thương lượng khoản vay và
ký kết hợp đồng tín dụng nhân danh công ty. Một hợp đồng tín dụng được ký,
nhưng không đủ quyền về mặt pháp lý có thể dẫn đến nhiều rắc rối và tổn thất
vốn đáng kể cho Ngân hàng.
- Vốn tự có của khách hàng: Đây là khoản mục mà Ngân hàng đặc biệt
quan tâm, nó giúp cho Ngân hàng đánh giá được khả năng tài chính và quy mơ
hoạt động của khách hàng vay vốn. Nếu vốn tự có của khách hàng tham gia càng lớn, điều đó làm cho khách hàng quan tâm nhiều hơn mục tiêu vay vốn làm cho dự án sinh lời đúng theo kế hoạch.
- Tài sản thế chấp và cầm cố:
quyết định mức cho vay đối với khách hàng. Tài sản làm đảm bảo phải dễ chuyển
nhượng, thông thường tài sản thế chấp, cầm cố là giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, các loại động sản như xe, xà lan…
Song, đây là yếu tố sau cùng vì Ngân hàng vẫn mong muốn rằng khoản
cho vay của Ngân hàng được khách hàng hoàn trả bằng lợi nhuận của phương án vay vốn. Việc thanh lý hay phát mãi tài sản thế chấp và cầm cố chỉ là giải pháp sau cùng.
2.1.3.2. Doanh số thu nợ
a) Khái niệm: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
b) Nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ của Ngân hàng
- Uy tín của khách hàng vay vốn: Uy tín của khách hàng thể hiện trong việc thực hiện đúng như giao ước trong hợp đồng tín dụng và việc trả nợ đúng hạn.
- Điều kiện kinh tế xã hội:
+ Kinh tế tăng trưởng, thời tiết thuận lợi, giá cả nông sản tăng…nên sản xuất đạt hiệu quả, kinh doanh có lời tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ tốt.
Ngược lại, kinh tế suy thoái hoặc lạm phát, thời tiết bất thường, dịch bệnh...gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân làm hạn chế khả năng trả nợ
của khách hàng.
+ Điều kiện chính trị, xã hội cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
khách hàng vay vốn nhưng nó thường vượt quá sự kiểm soát của người vay vốn, kể cả người cho vay. Do vậy, cán bộ tín dụng của Ngân hàng phải khơng ngừng cập nhật thơng tin và phân tích tình hình kinh tế xã hội trong và ngồi nước của từng ngành nghề mà ngân hàng cho vay.
- Cán bộ tín dụng: Thể hiện ở khâu thẩm định, lựa chọn khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ.
2.1.3.3. Dư nợ
- Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định.
Dư nợ = Dư nợ đầu kì + doanh số cho vay trong kì – doanh số thu nợ trong kì
và doanh số thu nợ.
2.1.3.4. Nợ xấu
Là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo quy định về phân loại nợ của NHNN, phản ánh các khoản nợ đến hạn mà KH khơng có khả năng trả nợ cho
NH. Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tại ngân hàng.
2.1.3.5. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn (%, lần)
Chỉ số này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của NH, chỉ số này càng cao thì khả năng chủ động vốn của NH càng lớn.
2.1.3.6. Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (%, lần)
x 100
Chỉ tiêu này xác định vốn huy động chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ. Hay nói cách khác, cứ 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng từ nguồn vốn huy
động. Nói lên, khả năng huy động vốn và khả năng sử dụng vốn huy động trong
cho vay của ngân hàng.
Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào nghiệp vụ tín dụng. Nó giúp cho các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều khơng tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.
2.1.3.7. Dự nợ ngắn (trung, dài) hạn trên tổng dư nợ (%)
Chỉ số này dùng xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Từ đó giúp nhà phân
tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý chưa và có giải pháp điều
chỉnh kịp thời.
2.1.3.8. Hệ số thu nợ (%)
Đây là chỉ số đo lường khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng, nghĩa là cứ 100 đồng vốn cho vay thì Ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng doanh thu.
Ngân hàng có hệ số thu nợ gần bằng 1 tức là công tác thu hồi nợ khá chất lượng Tổng dư nợ /Tổng vốn huy động =
Tổng dư nợ
Tổng vốn huy động
Hệ số thu nợ =
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay
Phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng trong một thời kỳ kinh doanh nhất định. Hệ số này càng lớn thì càng tốt, chứng tỏ công tác thu hồi vốn của Ngân hàng có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.
2.1.3.9. Nợ xấu trên tổng dư nợ (%)
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao.
2.1.3.10. Vịng quay vốn tín dụng (vịng)
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân
chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.
Trong đó dư nợ bình qn được tính như sau:
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sơ cấp: được cung cấp bởi Ngân hàng TMCP Phương Nam – PGD CT Số liệu thứ cấp: Tham khảo tài liệu, sách, báo, tạp chí, giáo trình có liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
Ngồi ra, cịn phỏng vấn các cán bộ tín dụng để biết nguyên nhân tăng, giảm của các số liệu qua các năm.
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
2.2.2.1. Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Công thức tính: y= y1 – y0 Vịng quay vốn tín dụng = (lần) Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Dư nợ bình quân =
Dư nợ đầu kì + Dư nợ cuối kì
2 Tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ (%) =
Nợ xấu
Trong đó: ∆y: là chênh lệch tăng hay giảm của chỉ tiêu năm sau so với năm trước
y1 là số liệu năm phân tích hay năm sau của chỉ tiêu
y0 là số liệu năm gốc hay năm trước của chỉ tiêu
Là phương pháp so sánh một chỉ tiêu nào đó bằng cách lấy số liệu kỳ phân
tích trừ đi số liệu kỳ gốc. Kết quả sẽ cho biết sự biến động tăng hay giảm về mặt
độ lớn (giá trị) của chỉ tiêu này qua từng năm.
2.2.2.2.Phương pháp so sánh số tương đối
So sánh tương đối là kết quả của phép chia giữa tỷ số các kỳ phân tích so
với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y = 0 1 y y x 100% - 100%
Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau
y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chi tiêu
kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng giữa các năm và tốc độ
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM - PHÒNG GIAO DỊCH CẦN THƠ PHƯƠNG NAM - PHÒNG GIAO DỊCH CẦN THƠ
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) được thành lập 19/05/199, với số vốn ban đầu 10 tỷ đồng, Southern Bank ra đời trong điều kiện
năng lực tài chính cịn nhỏ bé so với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Năm 1993,
Southern Bank chỉ mới đạt tổng vốn huy động 31,2 tỷ đồng; dư nợ 21,6 tỷ đồng; lợi nhuận 258 triệu đồng. Với chức năng chính là huy động vốn, cho vay và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác nhằm phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngân hàng TMCP Phương Nam có trụ sở chính đặt tại số 279 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, TP Hồ Chí Minh. Đến nay, Southern Bank có vốn
điều lệ trên 4.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 80.000 tỷ đồng, tổng mạng lưới
chi nhánh phòng giao dịch đạt trên 130 điểm tọa lạc tại các vị trí thuận lợi cho việc giao dịch và phục vụ khách hàng rộng khắp từ Bắc vào Nam.
Ngân hàng TMCP Phương Nam - Phòng giao dịch Cần Thơ trực thuộc Ngân
hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh Đồng Bằng Sông Cửu Long tọa lạc tại số
110 – Lý Tự Trọng, Phương An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Điện thoại: 0710.3832439. Fax: 0710.3832166.
3.2. CHỨC NĂNG 3.2.1. Huy động vốn
Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân và các
thành phần kinh tế khác theo quy định của NHNN và của NH TMCP PN. Phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn. Và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN và NH TMCP PN.
3.2.2. Cấp tín dụng
Cho vay đối với các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân … có nhu
cầu theo đúng quy định của pháp luật và của NH TMCP PN. Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá trong phạm vi quy định của NH TMCP PN. Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy chế, quy định về tín dụng của NH NN và NH TMCP PN. Nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư phù hợp với khả năng của
PGD hoặc kết hợp với Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh mà PGD phụ thuộc. Mức phán quyết tín dụng của PGD thực hiện theo quy định hiện hành của NH TMCP PN trong từng thời kỳ.
3.2.3. Thực hiện các dịch vụ khác
Kinh doanh ngoại tệ, vàng khi được NHNN và NH TMCP PN cho phép. Dịch vụ
đại lý chi trả kiều hối. Các dịch vụ khác theo quy định của NH TMCP PN (Dịch
vụ bảo lãnh, dịch vụ chuyển tiền, Thanh toán tiền gửi, Thanh toán quốc tế, Ngân hàng trong tầm tay (gồm bộ 3 dịch vụ Phone Banking, Mobile Banking, Internet banking), Thẻ ATM, Dịch vụ chi trả lương, Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt,...)
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.3.1. Tổ chức nhân sự
Cơ cấu tổ chức bao gồm Trưởng PGD, Phó PGD và 3 phịng ban, mỗi bộ
phận có chức năng cụ thể: phòng Hành chánh nhân sự, phòng Nghiệp vụ kinh doanh và phịng Kế tốn – Ngân quỹ
HÌNH 2 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY SOUTHERN BANK - PGD CT
3.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban 3.3.2.1. Trưởng phòng giao dịch 3.3.2.1. Trưởng phòng giao dịch
Trưởng PGD phụ trách điều hành mọi hoạt động của PGD theo đúng PL
của Nhà nước, theo các quy định của NHNN và NH TMCP PN. Trưởng PGD được ủy quyền ký các văn bản liên quan đến nghiệp vụ theo quy định của NH
TMCP PN. Thực hiện thỉnh thị ý kiến cấp trên bằng văn bản khi giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền quyết định của mình. Được quyền ký cấp tín dụng theo
Trưởng PGD Phó PGD Bộ phận Kinh doanh Bộ phận Hành chánh Bộ phận Kế toán - Ngân Quỹ
quy định của NHNN và NH TMCP PN. Chịu trách nhiệm trước PL; trước Chủ
tịch HĐQT, HĐQT, Ban Tổng Giám Đốc, Giám Đốc SGD hoặc Giám đốc CN mà PGD phụ thuộc về các quyết định và ý kiến đề xuất trong việc quản lý điều hành mọi hoạt động của PGD do mình phụ trách.
3.3.2.2. Phó phịng giao dịch
Phó PGD là người giúp việc cho Trưởng PGD trong công tác điều hành và được Trưởng PGD ủy quyền quản lý một số mặt hoạt động của PGD theo quy
định của NH TMCP PN. Phó PGD chịu trách nhiệm trước PL, trước Trưởng
PGD về mọi quyết định và ý kiến đề xuất của mình trong việc thực hiện các nghiệp vụ được phân công.
3.3.2.3. Bộ phận kinh doanh
Tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch cho vay, kế hoạch KD của PGD. Tìm kiếm và tiếp cận với KH mới để mở rộng hoạt động, quan hệ tốt với
KH, hướng dẫn KH lập hồ sơ, thủ tục đúng quy trình nghiệp vụ tín dụng, Nhanh
chóng thẩm định, giải quyết hồ sơ cho KH theo đúng quy định. Tham gia Hội
đồng tín dụng của PGD. Tổ chức, theo dõi, đơn đốc công tác thu hồi nợ đến hạn,
nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn, tài sản thế chấp, cầm cố, thu hồi nợ. Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng đầy đủ, cẩn thận kết hợp với kế toán, kho quỹ để quản lý, bảo quản tài sản và hồ sơ tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, chiết khấu,…Thực hiện công tác báo cáo thống kê, tổ chức thực hiện đầy
đủ công tác thơng tin tín dụng, cơng tác phịng ngừa rủi ro theo quy định của
NHNN và NH TMCP PN. Nghiên cứu đề xuất phương pháp quản lý, bổ sung đào tạo nghiệp vụ, đề bạt, khen thưởng nhân viên và đề xuất trang bị các phương tiện phục vụ công việc của phòng kinh doanh. Thực hiện các nhiệm vụ khác do
Trưởng PGD giao.
3.3.2.4. Bộ phận kế toán – ngân quỹ
Thiết lập, lưu trữ, bảo quản sổ sách, chứng từ báo biểu theo quy định của NHNN và NH TMCP PN. Kiểm tra chứng từ gốc, lập chứng từ kế toán, nhập số