PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
2.5.1. Kiến nghị đối với các quy định pháp luật cĩ liên quan đến điều kiện chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng của bên cho vay
chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng của bên cho vay
Thứ nhất, cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về ngân hàng chính sách. Đây là chủ thể cho vay, chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng nhưng Luật các tổ chức tín dụng hiện hành chỉ đề cập đến ngân hàng chính sách tại khoản 2 Điều 4 và chỉ cĩ một quy định
duy nhất điều chỉnh riêng về ngân hàng chính sách tại Điều 17. Theo người viết, quy định như vậy là chưa đủ, pháp luật cần cĩ các quy định cụ thể hơn. Trước hết, cần định nghĩa rõ về ngân hàng chính sách. Theo khoản 1 Điều 17 Luật các tổ chức tín dụng 2010, cĩ thể hiểu ngân hàng chính sách là ngân hàng do Chính phủ thành lập, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Nhưng đây cũng là cách hiểu của người viết theo quy định của pháp luật chứ khơng phải là định nghĩa của pháp luật về ngân hàng chính sách. Bên cạnh đĩ, theo khoản 2 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010, ngân hàng chính sách được ghi nhận là một loại hình ngân hàng. Theo khoản 1 Điều này, ngân hàng là một loại hình tổ chức tín dụng. Cũng tại khoản 1 Điều này, “tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng”. Theo khoản 12 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010, “hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh...”. Theo khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005, kinh doanh là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Theo những quy định này, trên cơ sở lập luận logic, dẫn đến cách hiểu: ngân hàng chính sách cũng là doanh nghiệp, thực hiện hoạt động kinh doanh, hoạt động vì mục đích sinh lợi! Rõ ràng đây là cách hiểu khơng đúng với thực tế (mặc dù hợp logic và được hiểu trên cơ sở quy định của pháp luật) vì “ngân hàng chính sách hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận”130. Phân tích này của tác giả cho thấy cần thiết phải cĩ định nghĩa riêng về “ngân hàng chính sách”, tương thích với các định nghĩa về “tổ chức tín dụng”, “ngân hàng”, “hoạt động ngân hàng” tại Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và ngược lại. Theo người viết, để các định nghĩa này tương thích lẫn nhau, cần thiết phải quy định lại các định nghĩa sau đây:
- Tổ chức tín dụng: theo tác giả, nên định nghĩa “tổ chức tín dụng là tổ chức thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân”, thay vì định nghĩa “tổ chức tín dụng là doanh nghiệp...” như khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010. Như trên đã phân tích, ngân hàng chính sách là tổ chức tín dụng nhưng khơng phải là doanh nghiệp. Ngồi ra, tổ chức tài chính vi mơ, quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng nhưng là hợp tác xã chứ khơng phải doanh nghiệp131. Do đĩ, quy định là “tổ chức tín dụng là doanh nghiệp...” là hồn tồn khơng phù hợp, gây mâu thuẫn với các quy định khác trong nội tại Luật các tổ chức tín dụng 2010.
- Hoạt động ngân hàng: theo tác giả, trên cơ sở quy định tại khoản 12 Điều 4, nên định nghĩa rõ hơn bằng cách thêm từ “hoặc” hoặc từ “hoặc/và” thay cho dấu phẩy (“,”)
130
Khoản 1 Điều 17 Luật các tổ chức tín dụng 2010; Điều 3 Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng về thành lập Ngân hàng chính sách xã hội.
131
vào giữa các cụm từ “kinh doanh” và “cung ứng thường xuyên...” để tách bạch hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh, vì mục tiêu lợi nhuận và hoạt động ngân hàng chỉ mang tính cung ứng dịch vụ, khơng vì mục tiêu lợi nhuận (như hoạt động ngân hàng của ngân hàng chính sách).
- Ngân hàng chính sách: Ngân hàng chính sách hiện chưa được giải thích. Theo người viết, cần giải thích ngân hàng chính sách tại Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng hiện hành để cĩ tính đồng bộ. Vì trong ba loại hình ngân hàng thì hai loại hình ngân hàng cịn lại (ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã) đều được giải thích tại Điều 4. Trước khi định nghĩa ngân hàng chính sách, theo người viết cần xác định lại ai là chủ thể cĩ quyền thành lập ngân hàng chính sách, là “Chính phủ” như quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật các tổ chức tín dụng 2010 hay là “Thủ tướng Chính phủ”? Đây là hai chủ thể khác nhau và văn bản ban hành cũng khác nhau (Chính phủ ban hành Nghị định, cịn Thủ tướng ban hành Quyết định). Thực tế, ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam do Thủ tướng ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 thành lập, Điều lệ của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam do Thủ tướng ký Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 để phê duyệt, Thủ tướng cịn ký Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 để quy định về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với ngân hàng chính sách xã hội. Như vậy, ngân hàng chính sách là do Thủ tướng quyết định thành lập, do Thủ tướng phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động chứ khơng phải là Chính phủ. Do đĩ, theo tác giả, cần phải thay thế từ “Chính phủ” trong khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật các tổ chức tín dụng 2010 bằng từ “Thủ tướng Chính phủ” cho phù hợp với thực tế. Trên cơ sở này, theo người viết, cĩ thể định nghĩa về ngân hàng chính sách như sau: “Ngân hàng chính sách là ngân hàng do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước”. Với quan điểm này, tác giả cho rằng Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) cũng là ngân hàng chính sách vì VDB được thành lập theo Quyết định 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ, được phê duyệt Điều lệ theo Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng và VDB được thành lập nhằm “thực hiện chính sách132 tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước”133.
132
Tác giả nhấn mạnh.
133
Điều 1 Quyết định 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam.
Người viết phân tích thêm nội dung này vì hiện nay, vẫn cĩ những người nghiên cứu khác đặt vấn đề ngân hàng phát triển, cụ thể là VDB, cĩ phải là tổ chức tín dụng hay khơng, cĩ chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng 2010 hay khơng, cĩ tác giả cịn lập luận “tổ chức tín dụng khơng bao gồm ngân hàng phát triển” (xem thêm Nguyễn Xuân Bang (2011), Một số vấn đề pháp lý về các hạn chế để bảo đảm an tồn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, số 2(63)/2011, tr. 39).
Ngồi vấn đề định nghĩa về ngân hàng chính sách như phân tích trên, mức độ điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng 2010 đối với ngân hàng chính sách cũng cần phải quy định rõ ràng hơn. Cần cụ thể trong luật những vấn đề gì của ngân hàng chính sách do Thủ tướng Chính phủ quy định, nội dung nào thì áp dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010, nội dung nào Ngân hàng Nhà nước quy định đối với ngân hàng chính sách. Vì nếu khơng quy định rõ trong luật thì đương nhiên ngân hàng chính sách cũng phải chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Thủ tướng Chính phủ hay Ngân hàng Nhà nước khơng thể quy định các nội dung khác trái với Luật các tổ chức tín dụng 2010 để điều chỉnh đối với ngân hàng chính sách.
Thứ hai, cần giải thích về cơng ty tài chính trong Luật các tổ chức tín dụng 2010. khoản 4 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 cĩ giải thích về tổ chức tín dụng phi ngân hàng và giải thích về cơng ty cho thuê tài chính nhưng khơng giải thích về cơng ty tài chính. Do đĩ, cần bổ sung giải thích về cơng ty tài chính vào khoản 4 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 cho đồng bộ. Ngồi ra, dự thảo lần thứ nhất Thơng tư của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng khơng thấy quy định nào giải thích về cơng ty tài chính. Do đĩ, cũng cần thiết phải giải thích cơng ty tại chính tại Dự thảo Thơng tư này. Việc định nghĩa cơng ty tài chính cĩ thể theo quy định tại khoản Điều 2 Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của cơng ty tài chính (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 81/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008: “Cơng ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng với chức năng là sử dụng vốn tự cĩ, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng khơng được làm dịch vụ thanh tốn, khơng được nhận tiền gửi dưới 01 năm”.
Thứ ba, cần sửa đổi danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 của Chính phủ cho phù hợp với các loại hình tổ chức tín dụng được quy định tại Luật các tổ chức tín dụng 2010. Cụ thể: bãi bõ các quy định về mức vốn pháp định đối với ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng hợp tác vì các loại hình tổ chức tín dụng này khơng cịn được ghi nhận bởi Luật các tổ chức tín dụng 2010; cần quy định mức vốn pháp định đối với ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mơ trong danh mục này cho thơng nhất, đồng bộ là vốn pháp định của các tổ chức tín dụng đều được quy định trong một văn bản. Ngồi ra, các đánh số thứ tự trong danh mục cũng cần phái chuẩn xác hơn, cụ thể trong danh mục hiện nay đánh số thứ tự cho chi nhánh ngân hàng nước ngồi là “đ”, thuộc mục “1” là ngân hàng thương mại nhưng chi nhánh ngân hàng nước ngồi hồn tồn khơng phải là loại hình ngân hàng thương mại theo pháp luật hiện
hành. Do đĩ, trong danh mục, phải đánh số “2” cho chi nhánh ngân hàng nước ngồi chứ khơng thể đánh số theo kiểu chi nhánh ngân hàng nước ngồi nằm trong nhĩm “ngân hàng thương mại” được.
Thứ tư, như đã phân tích, cần quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đăng ký Điều lệ của các tổ chức tín dụng là hợp tác xã và tổ chức tài chính vi mơ với Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, cần bổ sung thêm điều khoản về Đăng ký điều lệ vào Dự thảo Thơng tư quy định về việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; Dự thảo Thơng tư quy định về việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mơ.
Thứ năm, cũng đã phân tích ở trên, cần cĩ quy định, văn bản hướng dẫn thống nhất về việc đăng ký kinh doanh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
Thứ sáu, cần quy định rõ hơn, cụ thể hơn về cơ chế ủy quyền nội bộ của tổ chức tín dụng như đã trình bày ở trên.