Điều kiện chủ thể đối với bên vay trong hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Phápluật về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng (Trang 47 - 57)

PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

2.2.2. Điều kiện chủ thể đối với bên vay trong hợp đồng tín dụng

Bên vay trong hợp đồng tín dụng rất đa dạng, cĩ thể là cá nhân hoặc tổ chức (pháp nhân hoặc khơng phải là pháp nhân); cĩ thể mang quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngồi, bao gồm: cá nhân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam, hộ gia đình, tổ hợp tác và các tổ chức khác; cá nhân nước ngồi, tổ chức nước ngồi.

Cũng như chủ thể cho vay trong hợp đồng tín dụng, bên vay khi tham gia ký kết hợp đồng tín dụng cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Điều kiện chủ thể đối với bên vay trong hợp đồng tín dụng được quy định tại Điều 7 Quy chế cho vay 1627. Cụ thể, bên vay phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Một là, bên vay phải cĩ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ và năng lực chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Theo điểm a khoản 1 Điều 7 Quy chế cho vay 1627, bên vay phải cĩ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể:

(a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: - Pháp nhân phải cĩ năng lực pháp luật dân sự;

- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải cĩ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

- Đại diện của hộ gia đình phải cĩ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; - Đại diện của tổ hợp tác phải cĩ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; - Thành viên hợp danh của cơng ty hợp danh phải cĩ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân được quy định từ Điều 14 đến Điều 23 Bộ luật Dân sự 2005. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân cĩ quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự; mọi cá nhân đều cĩ năng lực pháp luật dân sự như nhau; năng lực pháp luật dân sự của cá nhân cĩ từ khi người đĩ sinh ra và chấm dứt khi người đĩ chết84. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân khơng bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định85. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự86. Người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) cĩ năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật Dân sự 200587.

Pháp nhân là tổ chức được thành lập hợp pháp; cĩ cơ cấu tổ chức chặt chẽ; cĩ tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đĩ và nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập88. Pháp nhân thường là các tổ chức kinh tế như: cơng ty cổ phần, cơng ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã,... Ngồi ra, các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện,.. cũng là các loại pháp nhân89. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định tại Điều 86 Bộ luật Dân sự 2005. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân cĩ các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình; năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; khơng chịu trách nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập, thực hiện khơng nhân danh pháp nhân; thành viên của pháp nhân khơng chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện90.

Hộ gia đình là bên vay trong hợp đồng tín dụng là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự (khơng phải là hộ gia đình trong quản lý hộ khẩu). Theo Điều 106 Bộ luật Dân

84

Điều 14 Bộ luật dân sự 2005.

85

Điều 16 Bộ luật dân sự 2005.

86

Điều 17 Bộ luật dân sự 2005.

87

Theo Điều 18, 19, 22, 23 Bộ luật Dân sự 2005.

88

Theo Điều 84 Bộ luật Dân sự 2005.

89

Điều 100 Bộ luật Dân sự 2005.

90

sự 2005, hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự phải thỏa mãn hai điều kiện: các thành viên cĩ tài sản chung; cùng đĩng gĩp cơng sức để hoạt động kinh tế chung (sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định). Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên cĩ thể là chủ hộ. Chủ hộ cĩ thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình91. Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung khơng đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình92.

Tổ hợp tác cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là chủ thể vay trong hợp đồng tín dụng. Theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật Dân sự 2005, tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác cĩ chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã của từ ba cá nhân trở lên, cùng đĩng gĩp tài sản, cơng sức để thực hiện những cơng việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Tổ hợp tác cĩ một số đặc điểm tương tự pháp nhân nhưng khơng phải là pháp nhân vì khơng cĩ một số dấu hiệu đặc trưng của pháp nhân, trước hết là khơng cĩ cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thống nhất; khơng cĩ tài sản độc lập; khơng cần được cơ quan Nhà nước cho phép thành lập. Nếu tổ hợp tác cĩ đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật thì phải đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan Nhà nước cĩ thẩm quyền. Trên thực tế, tổ hợp tác cĩ thể cĩ những tên gọi khác nhau như: “nhĩm”, “đội”, “tổ”, “câu lạc bộ khuyến nơng”, “câu lạc bộ khuyến ngư”,... Đại diện của tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự là tổ trưởng do các tổ viên cử ra. Tổ trưởng tổ hợp tác cĩ thể uỷ quyền cho tổ viên thực hiện một số cơng việc nhất định cần thiết cho tổ. Giao dịch dân sự do người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác theo quyết định của đa số tổ viên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả tổ hợp tác93. Tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh tổ hợp tác. Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của tổ; nếu tài sản khơng đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải

91

Điều 107 Bộ luật Dân sự 2005.

92

Điều 110 Bộ luật Dân sự 2005.

93

chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng với phần đĩng gĩp bằng tài sản riêng của mình94.

Khi tham gia ký kết hợp đồng tín dụng, đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên cơng ty hợp danh cũng phải cĩ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ như cá nhân. Đây là điều kiện để các chủ thể này cĩ thể ký kết hợp đồng tín dụng.

Tuy vậy, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Quy chế cho vay 1627 chưa đề cập đến điều kiện người đại diện của pháp nhân. Mặc dù pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là chủ thể đi vay trong hợp đồng tín dụng nhưng hoạt động, giao dịch của pháp nhân, việc ký kết hợp đồng tín dụng của pháp nhân đi vay được thực hiện thơng qua người đại diện. Do đĩ, tại quy định này cần bổ sung về điều kiện về người đại diện của pháp nhân đi vay phải là người cĩ năng lực hàh vi dân sự đầy đủ và cĩ thẩm quyền đại diện hợp pháp.

Điểm a khoản 1 Điều 7 Quy chế cho vay 1627 chỉ quy định các chủ thể đi vay phải “cĩ năng lực hành vi dân sự”. Theo đánh giá của người viết, đây là quy định chưa chuẩn và cần phải quy định rõ đầy đủ là “cĩ năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. “Cĩ năng lực hành vi dân sự” và “cĩ năng lực hành vi dân sự” là hai vấn đề khác nhau. Người cĩ năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên và khơng bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự theo Điều 23, Điều 22 Bộ luật Dân sự 200595. Nếu nĩi “cĩ năng lực hành vi dân sự” thì một đứa bé 6 tuổi trở lên đã cĩ năng lực hành vi dân sự (chưa đầy đủ)96 hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng vẫn cĩ năng lực hành vi dân sự. Chẳng lẽ những chủ thể này cĩ thể đi vay chăng? Tất nhiên thực tế các tổ chức tín dụng sẽ khơng ký kết hợp đồng tín dụng với những chủ thể này nhưng về mặt lập pháp, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Quy chế cho vay 1627 cũng cần sửa đổi, bổ sung cho chính xác là “cĩ năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.

(b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngồi:

Phải cĩ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đĩ cĩ quốc tịch hoặc cá nhân đĩ là cơng dân, nếu pháp luật nước ngồi đĩ được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

Quy định này dựa trên hệ thuộc luật quốc tịch để xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân và pháp nhân nước ngồi. Tuy vậy, quy định này chưa hồn tồn tương thích, đầy đủ so với các quy định tại Bộ luật Dân sự 2005.

94

Điều 117 Bộ luật Dân sự 2005.

95

Theo Điều 18, Điều 19 Bộ luật Dân sự 2005.

96

Hiện nay, việc xác định năng lực chủ thể của cá nhân và pháp nhân nước ngồi được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 cuả Chính phủ quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ cĩ yếu tố nước ngồi. Theo đĩ, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngồi được xác định theo pháp luật của nước mà người đĩ cĩ quốc tịch; người nước ngồi cĩ năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như cơng dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam cĩ quy định khác97. Trong trường hợp người nước ngồi cư trú tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân đĩ được xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam98. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngồi được xác định theo pháp luật của nước mà người đĩ là cơng dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam cĩ quy định khác; trong trường hợp người nước ngồi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngồi được xác định theo pháp luật Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam99.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngồi được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đĩ được thành lập, trừ trường hợp pháp nhân nước ngồi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam100.

Hai là, bên vay phải cĩ mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

Bên vay cĩ thể vay vốn với các mục đích sử dụng vốn vay khác nhau nhưng phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích và mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế cho vay 1627. Mục đích sử dụng vốn vay cĩ thể chia làm hai dạng: vay tiêu dùng và vay để sản xuất, kinh doanh. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp tức là khơng được sử dụng vốn vay để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn, đi vay để phục vụ nhu cầu sử dụng ma túy hoặc kinh doanh ma túy là mục đích sử dụng vốn vay khơng hợp pháp. Đối với mục đích vay để sản xuất, kinh doanh thì khơng được sử dụng vốn vay vào việc sản xuất, kinh doanh những nghành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh như: Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, cơng an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, cơng an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, cơng nghệ chuyên dùng chế tạo chúng; kinh doanh chất ma túy các loại; kinh doanh hĩa chất bảng 1 (theo Cơng ước quốc tế); kinh doanh các sản phẩm văn hĩa phản động, đồi trụy,

97

Điều 761 Bộ luật Dân sự 2005.

98

Đoạn 2 khoản 1 Điều 6 Nghị định 138/2006/NĐ-CP.

99

Điều 762 Bộ luật Dân sự 2005.

100

mê tín dị đoan hoặc cĩ hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách; kinh doanh các loại pháo; kinh doanh các loại đồ chơi, trị chơi nguy hiểm, đồ chơi, trị chơi cĩ hại tới giáo dục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an tồn xã hội; kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến, thuộc Danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng; kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buơn bán phụ nữ, trẻ em; kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức; kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân; kinh doanh dịch vụ mơi giới kết hơn cĩ yếu tố nước ngồi; kinh doanh dịch vụ mơi giới nhận cha, mẹ, con nuơi, nuơi con nuơi cĩ yếu tố nước ngồi; kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ơ nhiễm mơi trường; kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hố và thiết bị cấm lưu

Một phần của tài liệu Phápluật về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)