Sự cần thiết cĩ sự điều chỉnh của pháp luật đối với chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Phápluật về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng (Trang 29 - 30)

PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

2.1. Sự cần thiết cĩ sự điều chỉnh của pháp luật đối với chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng

Trên cơ sở lí luận được trình bày ở chương 1, chương này sẽ trình bày, phân tích, làm sáng tỏ những quy định của pháp luật hiện hành về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng. Qua đĩ đánh giá, nhận định và đề xuất một số kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng. Trong chương này tác giả sẽ trình bày năm nội dung lớn, bao gồm: sự cần thiết cĩ sự điều chỉnh của pháp luật đối với chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng; những quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng; những quy định pháp luật về hạn chế tín dụng đối với các chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng; quyền và nghĩa vụ pháp định của các chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng và một số đánh giá, đề xuất, kiến nghị của tác giả nhằm xây dựng, hồn thiện quy định của pháp luật về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng.

2.1. Sự cần thiết cĩ sự điều chỉnh của pháp luật đối với chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng đồng tín dụng

Sự cần thiết cĩ sự điều chỉnh của pháp luật đối với chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng trước hết xuất phát từ vai trị của pháp luật đối với kinh tế. Pháp luật và kinh tế cĩ mối quan hệ biện chứng với nhau. Pháp luật là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, kinh tế là cơ sở hạ tầng, kinh tế quyết định đối với pháp luật và pháp luật cĩ tính độc lập tương đối, tác động trở lại đối với kinh tế, đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng là một quan hệ kinh tế, cĩ vai trị quan trọng trong nền kinh tế thị trường; hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động chủ yếu của nền kinh tế. Kinh tế ngày càng phát triển, hệ thống ngân hàng ngày càng lớn mạnh, các chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng ngày càng tăng, hợp đồng tín dụng được ký kết ngày càng nhiều. Điều đĩ địi hỏi cần thiết phải cĩ sự điều chỉnh của pháp luật đối với chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng. Sự điều chỉnh này nhằm quy định điều kiện của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng tín dụng, đảm bảo hiệu lực của hợp đồng tín dụng. Trên cơ sở đĩ, đảm bảo hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.

Cần cĩ sự điều chỉnh của pháp luật đối với chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng cịn xuất phát từ đặc điểm của hoạt động cho vay và vai trị của hợp đồng tín dụng. Cho vay là hoạt động tín dụng chứa nhiều rủi ro mà hợp đồng tín dụng là cơ sở pháp lý của nĩ. Hiệu quả trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng phụ thuộc vào việc sử dụng vốn vay của bên đi vay. Nếu bên đi vay sử dụng vốn vay cĩ hiệu quả, đủ khả năng trả nợ khi đến hạn thì tổ chức tín dụng sẽ thu hồi được vốn và đảm bảo cĩ lợi nhuận. Trường

hợp bên đi vay sử dụng vốn vay khơng hiệu quả, khơng cĩ khả năng trả nợ thì nguồn vốn của các tổ chức tín dụng sẽ bị thất thốt. Như vậy, cĩ thể thấy hiệu quả hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên đi vay. Đây chính là rủi ro trong hoạt động cho vay. Do đĩ, để phịng ngừa và hạn chế rủi ro, để đảm bảo khả năng thu hồi nợ cũng như để đề phịng và đảm bảo cĩ cơ sở giải quyết các tranh chấp cĩ thể phát sinh trong quá trình cho vay, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đều phải lập hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng là cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay, là văn bản ghi nhận những thỏa thuận của bên cho vay và bên đi vay, là bằng chứng, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp cĩ thể phát sinh. Vì thế, cần cĩ sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động cho vay nĩi chung và chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng nĩi riêng. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng khơng chỉ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho sự đánh giá hiệu lực của hợp đồng tín dụng mà cịn gĩp phần nâng cao kỹ năng ký kết hợp đồng tín dụng cũng như củng cố kỷ luật hợp đồng đối với các chủ thể tham gia hoạt động cho vay.

Hoạt động cho vay là hoạt động dựa trên cơ sở của sự tin tưởng, tín nhiệm. Sự tin tưởng, tín nhiệm này dựa trên uy tín, tài sản của bên đi vay. Bên cạnh đĩ, sự đảm bảo của pháp luật về quyền và lợi ích của các bên cũng là cơ sở tạo nên sự tin tưởng, tín nhiệm giữa các bên. Khi cĩ sự điều chỉnh của pháp luật, các bên sẽ an tâm để tham gia quan hệ vay mượn trên “hành lang pháp lý” đĩ. Do đĩ, pháp luật cần cĩ sự điều chỉnh đối với các chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên, tạo sự tin tưởng cho các bên trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu Phápluật về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)