Nguyên tắc ký kết hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Phápluật về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng (Trang 26 - 29)

Cũng giống như việc giao kết hợp đồng nĩi chung, việc ký kết hợp đồng tín dụng35 cũng phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc tự do ký kết nhưng khơng được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Tự do ở đây là tự do ý chí trong việc ký kết hợp đồng tín dụng. Dựa trên nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi cĩ đủ các điều kiện tư cách chủ thể đều cĩ thể tham gia ký kết bất kỳ hợp đồng tín dụng nào, nếu muốn. Tự do ý chí trong việc ký kết hợp đồng tín dụng được thể hiện ở chỗ các chủ thể hồn tồn tự do trong việc lựa chọn đối tác, lựa chọn chủ thể cịn lại của hợp đồng; các bên được tự do thỏa thuận quyền và nghĩa vụ cũng như các nội dung khác trong hợp đồng tín dụng. Tuy vậy, sự tự do ý chí của các bên trong việc ký kết hợp đồng tín dụng phải phù hợp với ý chí của nhà nước, tức là ý chí của các bên, sự thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Tự do ý chí trong việc ký kết hợp đồng tín dụng khơng phải là sự tự do vơ hạn bởi vì bên cạnh tự do của các chủ thể ký kết hợp đồng, cịn tồn tại tự do của người khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự cơng cộng. Do đĩ, bên cạnh việc bảo đảm lợi ích của mình, các chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng phải chú ý tới quyền, lợi ích của người khác, của tồn xã hội; tự do của mỗi chủ thể khơng được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Tự do của người khác, pháp luật và đạo đức xã hội là giới hạn của sự tự do ý chí trong giao kết hợp đồng nĩi chung và trong ký kết hợp đồng tín dụng nĩi riêng. Như vậy, cả hai bên cho vay và đi vay đều cĩ quyền lựa chọn đối tác, tự do thỏa thuận hợp đồng, tự do về việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng… nhưng những thỏa thuận đĩ khơng được trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Nếu trái với pháp luật và đạo đức xã hội thì những thỏa thuận đĩ vơ hiệu.

- Ngun tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí và trung thực.

Nguyên tắc này nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng nĩi chung và ký kết hợp đồng tín dụng nĩi riêng khơng ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình.

Tự nguyện trong ký kết hợp đồng tín dụng là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý chí bên ngồi của các chủ thể. Tức là việc ký vào hợp dồng tín dụng hồn tồn xuất phát từ ý muốn chủ quan của các chủ thể là muốn ký kết hợp đồng tín dụng đĩ. Nĩi cách khác việc ký kết hợp đồng chỉ được coi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng phản ánh một cách khách quan, trung thực mong muốn, nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng.

Ý chí tự nguyện của các bên chủ thể tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khi các bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện. Bình đẳng trong việc ký kết hợp

35

Gọi là “ký kết hợp đồng tín dụng” chứ khơng phải là “giao kết hợp đồng tín dụng” vì hợp đồng tín dụng luơn được lập thành văn bản theo quy định tại Điều 17 Quy chế cho vay 1627.

đồng tín dụng là khơng bên nào được viện lý do khác biệt về hồn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới tính hay tơn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ tín dụng. Pháp luật khơng thừa nhận những hợp đồng được giao kết thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các bên chủ thể.

Thiện chí trong việc ký kết hợp đồng tín dụng là các bên khi tham gia ký kết hợp đồng cần cĩ ý tốt với nhau, tơn trọng quyền và lợi ích của nhau. Cịn trung thực là ngay thẳng, thật thà, khơng lừa dối lẫn nhau. Thiện chí, trung thực trong ký kết hợp đồng tín dụng là các bên phải đối xử với nhau trên tinh thần hợp tác, đơi bên cùng cĩ lợi.

Theo quy định của pháp luật, những hợp đồng tín dụng được ký kết khơng đảm bảo nguyên tắc này như ký kết hợp đồng do bị nhầm lẫn, lừa dối hay bị đe dọa đều bị vơ hiệu36.

Bên cạnh những nguyên tắc chung nêu trên, việc ký kết hợp đồng tín dụng cịn cĩ các nguyên tắc đặc thù sau đây:

- Nguyên tắc thơng tin về mục đích sử dụng vốn vay: Khơng giống như việc ký

kết các loại hợp đồng khác, khi ký kết hợp đồng tín dụng, bên vay phải thơng tin với tổ chức tín dụng về mục đích sử dụng vốn vay. Đây là yêu cầu mang tính chất bắt buộc đối với bên vay khi tham gia vào quan hệ vay vốn với tổ chức tín dụng. Đây là nguyên tắc nhằm đảm bảo an tồn hiệu quả nguồn vốn của tổ chức tín dụng và giúp các tổ chức tín dụng quản lý nguồn vốn tín dụng đã cấp. Trên cơ sở nguyên tắc này, trước khi ký kết hợp đồng tín dụng, các tổ chức tín dụng cĩ quyền u cầu bên vay trình bày rõ mục đích vay, kế hoạch sử dụng vốn vay, các luận chứng cĩ liên quan đến quá trình sử dụng vốn vay. Từ nguyên tắc này, điều khoản về mục đích sử dụng vốn vay là một trong những điều khoản cơ bản, bắt buộc phải được thể hiện trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này dẫn đến một trong những nguyên tắc thực hiện hợp đồng tín dụng là nguyên tắc bên vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Nguyên tắc phịng tránh rủi ro: Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng là hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa đựng nhiều rủi ro và cĩ ảnh hưởng đến rất nhiều các chủ thể khác trong xã hội. Tiền tệ là hàng hĩa đặc biệt, là yếu tố rất nhạy cảm trong nền kinh tế. Trong khi đĩ, tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ theo phương thức đi vay để cho vay, hiệu quả của hoạt động cho vay chủ yếu phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của bên vay. Do đĩ, khi tiến hành hoạt động cho vay, khi ký kết hợp đồng tín dụng, các tổ chức tín dụng phải tuân thủ nguyên tắc phịng tránh rủi ro để đảm bảo an tồn nguồn vốn tín dụng của mình.

36

Tổng kết chương 1:

Nội dung chương 1 trên đây đã trình bày khái quát một số vấn đề lí luận về tín dụng, tín dụng ngân hàng và hợp đồng tín dụng. Tương ứng với mỗi nội dung, tác giả đã trình bày về khái niệm và đặc điểm của từng vấn đề. Ngồi ra, trong phần nghiên cứu về tín dụng, tác giả cịn trình bày sơ lược về sự ra đời của tín dụng để hiểu về lịch sử, nguồn gốc của nĩ; đồng thời tác giả cũng đã đề cập đến các hình thức tín dụng trong nền kinh tế. Trong phần lí luận về tín dụng ngân hàng, tác giả cịn phân tích vai trị của nĩ trong nền kinh tế thị trường, phân loại các hình thức tín dụng ngân hàng để nhận dạng các loại tín dụng ngân hàng trong thực tế. Trong nội dung khái quát về hợp đồng tín dụng, tác giả cũng thực hiện việc phân loại các hợp đồng tín dụng; ngồi ra, cịn trình bày, phân tích các ngun tắc cơ bản để ký kết hợp đồng tín dụng.

Những vấn đề lí luận được trình bày ở chương này là cơ sở lí luận, là nền tảng căn bản cho việc nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các kiến nghị đối với những quy định của pháp luật hiện hành về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng sẽ được nghiên cứu trọng tâm ở chương 2.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Phápluật về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng (Trang 26 - 29)