Chủ thể cho vay trong hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Phápluật về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng (Trang 30 - 33)

PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

2.2.1.1.Chủ thể cho vay trong hợp đồng tín dụng

Như các phần trên đã trình bày, hợp đồng tín dụng là cơ sở pháp lí của hoạt động cho vay. Do đĩ, bên cho vay trong hợp đồng tín dụng là các tổ chức tín dụng được phép cấp tín dụng dưới hình thức cho vay theo quy định của pháp luật, cĩ thể là một hoặc nhiều các tổ chức tín dụng, cĩ đủ những điều kiện do pháp luật quy định.

Theo khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Hoạt động ngân

hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ như: nhận tiền gửi, cấp tín dụng (cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác), cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản37. Như vậy, khơng phải tất cả các tổ chức tín dụng đều thực hiện hoạt động cho vay. Và vì vậy, khơng phải tất cả các tổ chức tín dụng đều là chủ thể cho vay trong hợp đồng tín dụng mà chỉ các tổ chức tín dụng cĩ thực hiện hoạt động cho vay (vốn tiền tệ) mới là chủ thể cho vay trong hợp đồng tín dụng.

Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, các tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân38.

Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã39. Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 nhằm mục tiêu lợi nhuận40. Các ngân hàng thương mại bao gồm ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại liên doanh, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngồi41. Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng dưới hình thức cho vay theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng 2010. Do đĩ, các ngân hàng thương mại đều cĩ thể trở thành chủ thể cho vay trong hợp đồng tín dụng. Như vậy, so với quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004), Luật các tổ chức tín dụng hiện hành khơng cịn ghi nhận các loại hình ngân hàng hợp tác, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển. Do đĩ, các loại hình ngân hàng này cũng khơng cịn là chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng.

Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh tốn qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm cơng ty tài chính, cơng ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Cơng ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng với chức năng là sử dụng vốn tự cĩ, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật,

37

Theo khoản 12 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

38

Khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

39

Theo khoản 2 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

40

Theo khoản 3 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

41

Khoản 1 Điều 2 Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.

nhưng khơng được làm dịch vụ thanh tốn, khơng được nhận tiền gửi dưới 01 năm42. Cơng ty cho th tài chính là loại hình cơng ty tài chính cĩ hoạt động chính là cho th tài chính43. Trong hai loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng này thì cơng ty tài chính được thực hiện hoạt động “cho vay, bao gồm cả cho vay trả gĩp, cho vay tiêu dùng”44, cơng ty cho thuê tài chính được thực hiện hoạt động “cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính”45. Theo quy định tại Điều 17 Quy chế cho vay 1627, các hoạt động cho vay này của cơng ty tài chính và cơng ty cho thuê tài chính cũng phải lập thành hợp đồng tín dụng. Do đĩ, cơng ty tài chính, cơng ty cho thuê tài chính đều cĩ thể trở thành chủ thể cho vay của hợp đồng tín dụng.

Tổ chức tài chính vi mơ là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình cĩ thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ46. Tổ chức tài chính vi mơ được (và chỉ được) cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam dưới hình thức cho vay47. Do đĩ, tổ chức tài chính vi mơ cũng là chủ thể cho vay trong hợp đồng tín dụng.

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Luật hợp tác xã 2003 nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống48. Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân gĩp vốn thành lập theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hịa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân49. Hai loại hình tổ chức tín dụng này được gọi chung là tổ chức tín dụng là hợp tác xã. Theo khoản 2 Điều 118 Luật các tổ chức tín dụng 2010, các tổ chức tín dụng này đều cĩ thể thực hiện hoạt động cho vay bằng đồng Việt Nam. Do đĩ, các tổ chức tín dụng này đều cĩ thể trở thành chủ thể cho vay trong hợp đồng tín dụng.

Bên cạnh đĩ, các ngân hàng chính sách cũng là tổ chức tín dụng50, thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, thực hiện hoạt động cho vay đối với người

42

Khoản 1 Điều 2 Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của cơng ty tài chính (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 81/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008).

43

Theo khoản 4 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

44

Điểm d khoản 1 Điều 108 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

45

Khoản 5 Điều 112 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

46

Khoản 5 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

47 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoản 1 Điều 120 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

48

Khoản 6 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

49

Khoản 7 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

50

Khoản 1 Điều 17 Luật các tổ chức tín dụng 2010; Điều 2 Quy chế tài chính đối với Ngân hàng chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

nghèo và các đối tượng chính sách khác51. Do đĩ, ngân hàng chính sách cũng là chủ thể cho vay trong hợp đồng tín dụng.

Ngồi ra, chi nhánh ngân hàng nước ngồi cũng được thực hiện hoạt động cho vay vốn tiền tệ52. Vì vậy, chi nhánh ngân hàng nước ngồi cũng cĩ thể trở thành chủ thể cho vay trong hợp đồng tín dụng.

Tĩm lại, chủ thể cho vay trong hợp đồng tín dụng hiện nay cĩ thể là: các ngân hàng thương mại (bao gồm ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại liên doanh, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngồi), cơng ty tài chính, cơng ty cho thuê tài chính, tổ chức tài chính vi mơ, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng chính sách và chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

Một phần của tài liệu Phápluật về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng (Trang 30 - 33)