Xuất đối với các chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Phápluật về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng (Trang 72 - 76)

PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

2.5.4.xuất đối với các chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng

Trong chương này, tác giả đã chỉ ra các quy định của pháp luật điều chỉnh về điều kiện chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng, các quy định về hạn chế tín dụng đối với các chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng cũng như đã trình bày về quyền và nghĩa vụ pháp định của các chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng. Trên cơ sở đĩ, tác giả cĩ một số đề xuất như sau:

Thứ nhất, trước khi ký kết hợp đồng tín dụng, mỗi bên cần kiểm tra điều kiện, năng lực chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng của bên kia để đảm bảo hợp đồng tín dụng được ký kết đúng pháp luật, đảm bảo hiệu lực pháp lý của hợp đồng. Riêng đối với việc ký kết hợp đồng tín dụng giữa pháp nhân với tổ chức tín dụng, cả hai bên cần phải kiểm tra thẩm quyền đại diện, phạm vi đại diện, phạm vi ủy quyền, thẩm quyền của người ký hợp đồng tín dụng; cần chú ý đến Điều lệ của hai bên để xác định ai là người đại diện theo pháp luật, cần xác định rõ các căn cứ ủy quyền đối với người đại diện ký kết hợp đồng tín dụng.

Thứ hai, các bên cần phải chú ý đến các quy định về hạn chế tín dụng đối với mình để đề nghị mức vay, cho vay và ký kết hợp đồng tín dụng đúng với quy định của pháp luật.

Thứ ba, khi ký kết hợp đồng tín dụng các bên cần phải chú ý đến quyền và nghĩa vụ pháp định của mình để thực hiện đúng quy định của pháp luật đồng thời cĩ cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, để rút ngắn thời gian thỏa thuận, ký kết hợp đồng tín dụng, các bên cĩ thể khơng cần phải thỏa thuận lại những quyền và nghĩa vụ pháp định vì mặc nhiên, các bên đã được pháp luật ghi nhận những quyền và nghĩa vụ đĩ và các bên cũng khơng được thỏa thuận khác, trái với những quy định về quyền và nghĩa vụ đĩ.

Tổng kết chương 2:

Trong chương này, trước hết, tác giả đã lí giải sự cần thiết cĩ sự điều chỉnh của pháp luật đối với chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng. Trên cơ sở đĩ, tác giả đã hệ thống hĩa những quy định của pháp hiện hành về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng và trình bày, phân tích, đánh giá những quy định đĩ ở ba khía cạnh: Một là, pháp luật về điều kiện chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng, bao gồm điều kiện chủ thể của bên cho vay và điều kiện chủ thể của bên vay. Hai là, pháp luật về hạn chế tín dụng đối với các chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng, bao gồm các trường hợp khơng được cấp tín dụng (tương ứng là khơng được ký kết hợp đồng tín dụng), các trường hợp hạn chế cấp tín dụng và các trường hợp giới hạn cấp tín dụng. Ba là, pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng.

Trên cơ sở hệ thống, trình bày, phân tích, đánh giá về những quy định của pháp luật hiện hành về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng, tác giả đã cĩ một số đề xuất, kiến nghị để định hướng hồn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này. Các kiến nghị, đề xuất của tác giả bao gồm những kiến nghị sửa đổi, bổ sung, các đề xuất hướng dẫn, giải thích pháp luật để tháo gỡ vướng mắc trong cách hiểu, cách áp dụng. Ngồi ra, tác giả cũng đã cĩ đề xuất đối với các chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cũng như để đảm bảo hiệu lực pháp lý của hợp đồng tín dụng.

KẾT LUẬN

Qua cơng trình này, trên cơ sở lí luận về tín dụng, tín dụng ngân hàng và hợp đồng tín dụng, khĩa luận đã nghiên cứu về những quy định của pháp luật về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng và đã đạt được những kết quả chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, khĩa luận đã trình bày một cách cĩ hệ thống các quy định của pháp luật về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng và đã làm sáng tỏ những quy định đĩ qua những phân tích, bình luận của người viết. Khĩa luận đã xác định được các chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng, đã hệ thống hĩa các quy định của pháp luật về điều kiện chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng, các quy định của pháp luật về hạn chế tín dụng đối với các chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng và các quy định của pháp luật về quyền và các nghĩa vụ của các chủ thể này.

Thứ hai, trên cơ sở hệ thống hĩa, trình bày, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng, tác giả cịn chỉ ra những vướng mắc, hạn chế của các quy định của pháp luật cĩ liên quan điều chỉnh về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng. Qua đĩ, tác giả đã cĩ một số đề xuất, kiến nghị nhằm xây dựng và hồn thiện các quy định của pháp luật cũng như giúp cho các chủ thể nâng cao kỹ năng ký kết hợp đồng tín dụng.

Mặc dù đã cĩ nhiều cố gắng và nỗ lực nhưng với thời gian nghiên cứu cĩ hạn; khả năng, kiến thức của bản thân cịn nhiều hạn chế cũng như nhiều trở ngại chủ quan và khách quan khác, nội dung của khĩa luận cĩ thể cịn nhiều hạn chế, thiếu sĩt nhất định. Tuy vậy, với những kết quả đã đạt được như trên, tác giả hy vọng khĩa luận sẽ đĩng gĩp những giá trị nhất định trong học tập, nghiên cứu khoa học và vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu, hồn thiện các quy định của pháp luật về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng nĩi riêng và pháp luật ngân hàng nĩi chung.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Quyết định số 2399/QĐ-NHNN ngày 15/12/2006 của Ngân hàng Nhà nước

về việc cấp Giấy phép hoạt động cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín.

Phụ lục 2: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cơng ty cổ phần do

Phịng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và đàu tư tỉnh Sĩc Trăng cấp cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín.

Phụ lục 3: Quy chế ủy quyền ký kết, thực hiện hợp đồng dân sự, thương mại và tham

gia tố tụng trước pháp luật của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín.

Phụ lục 4: Giấy ủy quyền của Giám đốc chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh - Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín cho Giám đốc kinh doanh chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh - Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín.

Phụ lục 5: Hợp đồng tín dụng hạn mức số ASU.DN.02.130111 giữa Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín - Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh với khách hàng (do Giám đốc Chi nhánh ký).

Phụ lục 6: Hợp đồng tín dụng hạn mức số PCH.HM.DN.01160311 giữa Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín - Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh với khách hàng (do Giám đốc kinh doanh ký theo ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh).

Phụ lục 7: Hợp đồng tín dụng số 1787/HĐ-CVTSBĐ-TN-ADDON/TCBHCM giữa Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh với khách hàng.

Một phần của tài liệu Phápluật về chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng (Trang 72 - 76)