Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
2.1.4.5. Biểu hiện của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thựchiện được các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng. Biểu hiện của rủi ro tín dụng đó chính là nợ xấu ngày càng cao, theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN: “Quy định về phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phịngđể xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mơ nhỏ”, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:
a) Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
- Các khoản nợ trong hạn mà ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãiđúng thời hạn
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày, ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãiđúng hạn còn lại.
b) Nhóm 2: Nợ cần chú ý
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu mà ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãiđúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu.
c) Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên được phân vào nhóm hai theo quy định
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng khôngđủ khả năng trả lãiđầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
d) Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày tính theo thời hạn trả được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai.
e) Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu mà quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn
* Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định tại khoản 1 điều 4 của thơng tư này.
2.1.4.6. Trích lập dự phịng rủi ro
Tất cả các quốc gia đều có quy định cho các NHTM phải trích lập dự phịng rủi ro để có thể dùng bù đắp các khoản cho vay bị rủi ro.
Tỷ lệ trích lập và cơng thức tính dự phịng cụ thể:
-“Dự phịng cụ thể” là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại điều 6 hoặc điều 7 quy định này để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định như sau: - Tỷ lệ trích lập dựphịng cụ thể: + Nhóm 1: 0% + Nhóm 2: 5% + Nhóm 3: 20% + Nhóm 4: 50% + Nhóm 5: 100%.
- Cơng thức tính dự phịng cụ thể như sau:
R = max {0; (A-C)}× r
Trong đó:
- R: số tiền dự phịng cụ thể phải trích. - A: giá trị khoản nợ
- C: giá trị tài sản đảm bảo (nhân với tỉ lệ phần trăm do QĐ 493 quy định đối với từng loại tài sản đảm bảo).
- r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể.
2.1.4.7. Trích lập dự phịng chung
“Dự phịng chung” là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phịng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Theo QĐ 493: Tất cả các tổ chức tín dụng lập dự phịng chung cho các khoản nợ của mình bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Các tổ chức tín dụng hàng tháng phải lập báo cáo dự phòng chung gởi về NHNN.
2.1.5. Những qui định trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
2.1.5.1. Điều kiện của tín dụng
KH vay vốn phải thỏa mãn các điều kiện sau:
-Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Khách hàng khơng có nợ quá hạn ở các TCTD.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc dự án đầu tư phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi.
- Thực hiện các quy định và đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, hướng dẫn của NHNN và của VIETBANK.
2.1.5.2. Phương thức tín dụng
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng tiền vay của KH và khả năng của VIETBANK trong việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của KH. VIETBANK sẽ thỏa thuận với KH về một trong các phươngthức cho vay như sau:
- Cho vay từng lần:Phương thức này áp dụng đối với KH có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động không thường xuyên hoặc KH có vịng quay vốn kinh doanh dài.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng:Phương thức này áp dụng đối với KH có nhu cầuvay bổ sung vốn lưu động thường xuyên, mục đích sử dụng vốn rõ ràng và có tín nhiệm với ngân hàng (có khả năng tài chính, sản xuất kinh doanh ổn định, có lãi trong thời hạn một năm trước đó khơng có nợ quá hạn ở các TCTD).
- Cho vay theo dự án đầu tư: Phương thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống
- Cho vay hợp vốn: VIETBANK phối hợp với một số TCTD khác cùng cho
vay đối với một dự án vay vốn của KH, trong đó VIETBANK hoặc một TCTD khác làm đầu mối dàn xếp. Việc cho vay hợp vốn được thực hiện theo qui chế cho vay đồng tài trợ của NHNN và các qui định của VIETBANK.
- Cho vay trả góp:KH vay trả góp phục vụ tiêu dùng hoặc kinh doanhphải có phương án trả nợ gốc và lãi vay khảthi bằng các khoản thu nhập chắc chắnvà ổn định. VIETBANKvà KH có thể thỏa thuận việc cho vay trả góp theo:
+ Cho vay trả góp theo lãi gộp. + Cho vay trả góp theo dư nợ thực tế.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng: Phương thức này áp dụng đối với KH có nhu cầu dự phòng nguồn vốn tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo khả năng chủ động về tài chính khi thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:
VIETBANK chấp thuận cho KH được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh tốn tiền mua hàng hố, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý củaVIETBANK. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, VIETBANK và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
- Cho vay hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà VIETBANK thoả thuận
bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh tốn của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn.
- Các phương thức cho vay khác: VIETBANK có thể áp dụng các phương
thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy định tại Quy chế này và điều kiện kinh doanh cụ thể củaVIETBANKvà đặc điểm của khách hàng vay.
Có nhiều phương thức cho vay khác nhau tuy nhiên Ngân hàng chỉ áp dụng phương thức cho vay phổ biến nhất là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
2.1.5.3. Phương thức đảm bảo tín dụng
a)Đảm bảo đối nhân
-Đảm bảo đối nhân hay còn gọi là bảo lãnh vay vốn ngân hàng là một hợp đồng, qua đó bên thứ ba – người bảo lãnh, cam kết với ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người đi vay trong trường hợp người đi vay khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Như vậy có ba chủ thể tham gia vào quá trình vay vốn này: + Khách hàng vay là người thụ hưởng.
+ Ngân hàng là chủ nợ.
+ Người bảo lãnh là người thứ ba cam kết trả nợ thay khi người được bảo lãnh không trả được nợ.
-Căn cứ vào độ an toàn của bảo lãnh, có hai loại:
+ Bảo lãnh khơng có tài sản đảm bảo: Thường dùng cho những doanh nghiệp hay cá nhân có khả năng tài chính vững mạnh và có uy tín trên thương trường hay đối với ngân hàng
+ Bảo lãnh bằng tài sản của người bảo lãnh: Khi khách hàng không quen biết người bảo lãnh hoặc không tin tưởng uy tín của người này, ngân hàng yêu cầu người bảo lãnh phải thế chấp tài sản của mình để đảm bảo thi hành nghĩa vụ bảo lãnh của mình.
b)Đảm bảo đối vật
- Là hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản là vật chất của người vay nhằm xác định những cơ sở pháp lý để ngân hàng có được những quyền hạn nhất định đối với tài sản của người vay, nhằm tạo ra nguồn thu nợ thứ hai khi người mắc nợ khơng trả hay khơng có khả năng trả nợ. Có hai hình thức đảm bảo:
+ Thế chấp: là bên vay vốn dùng tài sản là bất động sản thuộc quyền sở hữu của mìnhđể đảm bảo nghĩa vụ trả nợ khi nguồn trả nợ thứ nhất của người vay bị mất đi.
+ Cầm cố: là việc người vay vốn dùng tài sản là động sản thuộc quyền sở hữu của mình giao cho ngân hàng quản lý để có nguồn thu nợ thứ hai.
Các loại tài sản cầm cố như: + Cầm cố hàng hóa
+ Cầm cố chứng khốn + Cầm cố bằng tiền gửi + Cầm cố bằng trái quyền
2.1.5.4.Đối tượng tín dụng
Đối tượng tín dụng ở Ngân hàng VIETBANK gồm những khách hàng sau: - Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam gồm: Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, cơng ty hợp
doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 của Bộ luật dân sự.
-Các pháp nhân và cá nhân nước ngồi.
2.1.5.5. Lãi suất tín dụng
-Mức lãi suất cho vaydo VIETBANK thỏa thuận với khách hàng phù hợp với qui định của NHNN về lãi suất cho vay tại thời điểm kỳ hợp đồng tín dụng.
- Loại lãi suất cho vay: Trong từng trường hợp cụ thể, VIETBANK và khách hàng thỏa thuận loại lãi suất cho vay như sau:
+ Lãi suất cố định: là lãi suất được ghi trong hợp đồng tín dụng hoặc khế
ước nhận nợ và không thay đổi trong suốt thời hạn vay.
+ Lãi suất thả nổi: là loại lãi suất được xác định dựa trên cơ sỏ một loại lãi
suất nhất định do VIETBANK lựa chọn cộng thêm biên độ theo thỏa thuận với khách hàng. VIETBANK có thể lựa chọn một trong các loại lãi suất sau đây:
* Lãi suất gộp: thường áp dụng đối với các khoản cho vay trả góp. Theo hình thức lãi suất gộp, tiền lãi được tính trên cơ sở dư nợ cho vay banđầu trong suốt thời hạn vay cộng với gốc và chia đều ra các kỳ trả nợ. Ngồi hình thức lãi gộp, khoản cho vay trả góp cũng có thể áp dụng lãi suất tính theo dư nợ thực tế như đối với các khoản vay thông thường khác.
* Lãi suất cho vay hợp vốn: Lãi suất do các bên đồngtài trợ thống nhất thỏa thuận với khách hàng và ghi trong hợp đồng cho vay hợp vốn.
* Lãi suất cho vay ưu đãi: được áp dụng đối với các khách hàng được ưu đãi về lãi suất theo qui định của Chính phủ, hướng dẫn của NHNN và của VIETBANK.
+ Lãi suất đối với nợ quá hạn: bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồngtín dụng.
2.1.5.6. Mứctín dụng
- Mức cho vay được xác định các căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản bảo đảm, uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của VIETBANK và các qui định của pháp luật, của NHNN về giới hạn cho vay. Trong trường hợp cho vay để doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư nhằm cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc mua sắm tài sản cố
định, mức cho vay không được vượt quá 85% tổng giá trị dự án hoặc tài sản cố định sẽ đầu tư.
2.1.6. Qui trình cho vay tại VIETBANK- chi nhánh Cần Thơ
VIETBANK chủ yếuchia làm 2 qui trình: + Qui trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp. + Qui trình cấp tín dụng bán lẻ.
Mặc dù 2 qui trình tín dụng trên áp dụng cho 2 đối tượng khác nhau nhưng về cơ bản thì khơng khác nhau nhiều lắm. Qui trình này gồm có 7 bước:
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn
Cán bộ QHKH làm đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ phù hợp với những nội dung sau:
1. Giấy đề nghị tín dụng: đề nghị vay vốn trên bảolãnh theo hạn mức hoặc theo món.
2. Hồ sơ pháp lý của khách hàng.
3. Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng (đối với tín dụng doanh nghiệp)
4. Hồ sơ về dự án, phương án tín dụng.s
5. Hồ sơ đảm bảo tiền vay trên nghĩa vụ bảo lãnh.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện TD
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ QHKH lập phiếu tiếp nhận sau đó nghiên cứu, đánh giá và thẩm định hồ sơ vay vốn theo những nội dung sau:
1. Đánh giá chung về KH.
-Năng lực pháp lý.
- Mơ hình tổ chức và bố trí lao động. - Quản trị điều hành của doanh nghiệp. - Ngành nghề kinh doanh.
- Các rủi ro chủ yếu.
2. Tình hình tài chính củaKH.
-Đánh giá về sự chính xác, trung thực về báo cáo tài chính. -Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế tài chính.
- Chấm điểm tín dụng khách hàng.
4. Tài sản đảm bảo.
5. Xác địnhcác phương thức và nhu cầu vay. 6. Xem xét khả năng, nhiệm vụ của chi nhánh.
- Xem xét, cân đối khả năng nhiệm vụ đối với những khoản vay lớn theo quyết định của chi nhánh.s
- Mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay vốn cần chuyển đổi tính tốn nước ngồi.
- Lãi suất áp dụng khoản vay.
Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng
1. CBQHKH sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, lập báo cáo đề xuất tín dụng trình TPQHKH.
2. TPQHKH trên cơ sở tờ trình của CBQHKH kèm hồ sơ vay vốn, xem xét