Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
2.1.5.3. Phương thức đảm bảo tín dụng
a)Đảm bảo đối nhân
-Đảm bảo đối nhân hay còn gọi là bảo lãnh vay vốn ngân hàng là một hợp đồng, qua đó bên thứ ba – người bảo lãnh, cam kết với ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người đi vay trong trường hợp người đi vay khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Như vậy có ba chủ thể tham gia vào quá trình vay vốn này: + Khách hàng vay là người thụ hưởng.
+ Ngân hàng là chủ nợ.
+ Người bảo lãnh là người thứ ba cam kết trả nợ thay khi người được bảo lãnh không trả được nợ.
-Căn cứ vào độ an tồn của bảo lãnh, có hai loại:
+ Bảo lãnh khơng có tài sản đảm bảo: Thường dùng cho những doanh nghiệp hay cá nhân có khả năng tài chính vững mạnh và có uy tín trên thương trường hay đối với ngân hàng
+ Bảo lãnh bằng tài sản của người bảo lãnh: Khi khách hàng không quen biết người bảo lãnh hoặc không tin tưởng uy tín của người này, ngân hàng yêu cầu người bảo lãnh phải thế chấp tài sản của mình để đảm bảo thi hành nghĩa vụ bảo lãnh của mình.
b)Đảm bảo đối vật
- Là hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản là vật chất của người vay nhằm xác định những cơ sở pháp lý để ngân hàng có được những quyền hạn nhất định đối với tài sản của người vay, nhằm tạo ra nguồn thu nợ thứ hai khi người mắc nợ khơng trả hay khơng có khả năng trả nợ. Có hai hình thức đảm bảo:
+ Thế chấp: là bên vay vốn dùng tài sản là bất động sản thuộc quyền sở hữu của mìnhđể đảm bảo nghĩa vụ trả nợ khi nguồn trả nợ thứ nhất của người vay bị mất đi.
+ Cầm cố: là việc người vay vốn dùng tài sản là động sản thuộc quyền sở hữu của mình giao cho ngân hàng quản lý để có nguồn thu nợ thứ hai.
Các loại tài sản cầm cố như: + Cầm cố hàng hóa
+ Cầm cố chứng khoán + Cầm cố bằng tiền gửi + Cầm cố bằng trái quyền