Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
2.1.6. Qui trình cho vay tại VIETBANK – chi nhánh Cần Thơ
VIETBANK chủ yếuchia làm 2 qui trình: + Qui trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp. + Qui trình cấp tín dụng bán lẻ.
Mặc dù 2 qui trình tín dụng trên áp dụng cho 2 đối tượng khác nhau nhưng về cơ bản thì khơng khác nhau nhiều lắm. Qui trình này gồm có 7 bước:
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn
Cán bộ QHKH làm đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ phù hợp với những nội dung sau:
1. Giấy đề nghị tín dụng: đề nghị vay vốn trên bảolãnh theo hạn mức hoặc theo món.
2. Hồ sơ pháp lý của khách hàng.
3. Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng (đối với tín dụng doanh nghiệp)
4. Hồ sơ về dự án, phương án tín dụng.s
5. Hồ sơ đảm bảo tiền vay trên nghĩa vụ bảo lãnh.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện TD
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ QHKH lập phiếu tiếp nhận sau đó nghiên cứu, đánh giá và thẩm định hồ sơ vay vốn theo những nội dung sau:
1. Đánh giá chung về KH.
-Năng lực pháp lý.
- Mơ hình tổ chức và bố trí lao động. - Quản trị điều hành của doanh nghiệp. - Ngành nghề kinh doanh.
- Các rủi ro chủ yếu.
2. Tình hình tài chính củaKH.
-Đánh giá về sự chính xác, trung thực về báo cáo tài chính. -Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế tài chính.
- Chấm điểm tín dụng khách hàng.
4. Tài sản đảm bảo.
5. Xác địnhcác phương thức và nhu cầu vay. 6. Xem xét khả năng, nhiệm vụ của chi nhánh.
- Xem xét, cân đối khả năng nhiệm vụ đối với những khoản vay lớn theo quyết định của chi nhánh.s
- Mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay vốn cần chuyển đổi tính tốn nước ngồi.
- Lãi suất áp dụng khoản vay.
Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng
1. CBQHKH sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, lập báo cáo đề xuất tín dụng trình TPQHKH.
2. TPQHKH trên cơ sở tờ trình của CBQHKH kèm hồ sơ vay vốn, xem xét kiểm tra, thẩm định lại, ghi ý kiến vào tờ trình và trình ban lãnhđạo.
3. Lãnhđạo xem xét lại hồ sơ TPQHKH trìnhđể quyết định.
- Duyệt đồng ý cho vay. - Duyệtcho vay có điều kiện. -Khơng đồng ý.
-Đưa ra hội đồng tín dụng tư vấn trước khi quyết định đối với trường hợp khoản vay lơn hoặc phức tạp theo quyết định của chi nhánh.
- Trình hồ sơ chính đối với trường hợp vượt thẩm quyền của chi nhánh. Nội dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ số tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, các điều kiện khác (nếu có).
* Đối với trường hợp cấp tín dụng khơng qua thẩm định rủi ro:
Khi báo cáo đề xuất tín dụng được PGĐ QHKH cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ được chuyển lại cho Bộ phận QHKH để xử lý tiếp các bước sau khi phê duyệt.
* Đối với trường hợp cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro:
Nếu báo cáo đề xuất tín dụng được PGĐ QHKH phê quyệt đồng ý, hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ được chuyển tiếp cho Bộ phận QLRR để thẩm định rủi ro.
CBQHKH căn cứ nội dung phê duyệt của lãnh đạo để tiến hành làm một hoặc các thủ tục sau:
- Yêu cầu KH bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung các điều kiện vay vốn.
- Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu khơng đạt yêu cầu. - Soạn thảo văn bản trả lời KH đối với trường hợp từ chối vay vốn.
Sau đó trình TPQHKH cần kiểm sốt nội dung, TOQHKH có ý kiến đồng ý hay khơng đồng ý trình lãnhđạo quyết định.
5. Làm thủ tục giao nhận giấy tờ và TS bảo đảm tiền vay. 6. Thời gian thẩm đinh, xét duyệt cho vay.
Trong những ngày làm việc, kể từ ngày KH cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định, chi nhánh phải có ý kiến trả lời KH về quyết định của mình trong vịng 5 ngày trở lại. Hồ sơ chuyển sang phòng nào phải có ký giao nhận, danh mục hồ sơ và thời gian giao nhận.
Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay
1. Giải ngân:
1.1. Chứng từ của KH:
CBQHKH yêu cầu KH cung cấp các hồ sơ chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân gồm:
- Hợp đồng cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ.
- Bảng kê các khoản chi chi tiết, kế hoạch chi phí, biên bản nghiệm thu. - Đối với hóa đơn chứng từ thanh tốn, trong trường hợp cụ thể chi nhánh có thể u cầu xuất trình các bản gốc hoặc chỉ yêu cầu bên vay liệt kê danh mục (và chịu trách nhiệm về tính trung thực của bảng liệt kê).
- Thơng báo nộp tiền vào TK của ngân hàng đối với những khoản vay thanh tốn với nước ngồi (đã xácđịnh hợp đồng tín dụng).
1.2. Chứng từ của khách hàng:
CBQHKH hướng dẫn KH hoàn chỉnh nội dung chứng từ theo mẫu số sau: - Hợp đồng bảo đảm tiền vay trong trường hợp bước 3 chưa hoàn thành thủ tục bảo đảm tiền vay.
- Bảng kê rút vốn vay. -Ủy nhiệm chi.
1.3. Trình duyệt giải ngân:
a. CBQHKH sau khi xem xét hồ sơ tại điểm 1.1 và 1.2, nếu có điều kiện giải ngân thì trình TPQHKH.
b. TPQHKH kiểm tra lại điều kiện và nội dung trình của CBQHKH. - Nếu đồng ý: ký trình lãnhđạo.
- Nếu khơng đồng ý: ghi rõ lý do, trình lãnhđạo quyết định. c. Lãnhđạo ký duyệt:
- Nếu đồng ý: ký duyệt
- Nếu chưa phù hợp: yêu cầu chỉnh sửa lại. - Nếu không đồng ý: ghi rõ lý do.
1.4. Nạp thơng tin vào chương trình điện tốn SIBS và luân chuyển chứng từ.
Khi hoàn tất các nội dung nêu trên, CBQHKH hoàn thiện 3 bộ hồ sơ liên quan đến khách hàng, khoản vay (trong đó (i) 02 bộ hồ sẽ bàn giao PQTTD để phê quyệt, cập nhật thông tin và chuyển cho PDVKHCN để giải ngân, (ii) bộ hồ sơ chuyển cho khách hàng).
Trên cơ sở hồ sơ nhận được từ PQHKHCN, LĐPQTTD/LĐPGĐ phân công CBQTTD căn cứ vào các hồ sơ để kiểm tra tính đầy đủ, khớp đúng trên bề mặt hồ sơ trước khi cập nhật vào hệ thống.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm về thẩm quyền quyết định cấp tín dụng và giải ngân, thẩm quyền ký các loại hợp đồng thì CBQTTD chủ động trao đổi với CBQHKH để khắc phục, nếu không thống nhất CBQTTD báo cáo lãnhđạo trực tiếp để xử lý.
Sau khi cập nhật thông tin vào hệ thống, CBQTTD chuyển toàn bộ hồ sơ LĐPQTTD ký tại phần “PHÊ DUYỆT CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀO HỆ THỐNG” và phê duyệt trên phần mềm hệ thống tín dụng SIBS.
2. Theo dõi, kiểm tra khoản vay:
2.1. Theo dõi nợ vay.
CBQHKH thường xuyên quản lý, theo dõi khoản vay theo nội dung sau: - Theo dõi nợ vay.
- Khai thác phần mềm điện toán.
- Kiểm tra hồ sơ chứng từ. - Kiểm tra tại hiện trường. - Lập biên bản kiểm tra.
2.3. Theo dõi phân tích KH về:
- Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Theo dõi, phân tích tình hình tài chính.
Theo dõi, phân tích bảo đảm tiền vay.
Bước 5: Điều chỉnh tín dụng
1. Căn cứ điều chỉnh:
-Khách hàng đề nghị điều chỉnh tín dụng.
- Bộ phận QHKH đề xuất điều chỉnh tín dụng trên cơ sở các thơng tin nắm bắt được trong q trình theo dõi, kiểm tra, rà sốt đánh giá khoản vay trên khách hàng vay vốn hoặc các thông tin cảnh báo Bộ phận QLRR, Bộ phận QTTD.
2. Nội dung của điều chỉnh tín dụng bao gồm:
-Rà sốt, điều chỉnh hạn mức trên số tiền cho vay, bảo lãnh.
- Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ trên điều chỉnh thời gian hiệu lực của Thư bảo lãnh.
-Điều chỉnh điều kiện tín dụng, điều chỉnh biện pháp bảo đảm trên tài sản bảo đảm và các điều chỉnh tín dụng khác.
3. Ngun tắc và trình tự thực hiện:
- Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng sẽ là có thẩm quyềnphê duyệt điều chỉnh tín dụng. Trừ trường hợp gia hạn nợ trên điều chỉnh kỳ hạn nợ trên điều chỉnh thời gian hiệu lực của Thư bảo lãnh (hoặc Hợp đồng bảo lãnh) thực hiện theo quy định hiện hành của VIETBANK.
- Việc điều chỉnh tín dụng phải được thực hiện tuần tự theo đúng trình tự thủ tục như đối với một khoản tín dụng mới.
Bước 6: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh
1. Theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụng của KH.
CBQHKH thường xuyên theo dõi thông qua hợp đồng tín dụng, chứng từ kế tốn, sổ sách…và phần mềm điện tốn để có những thơng báo trả nợ gốc lãi, phí (nếu có) cho KH trước 5 ngày làm việc theo nội dung sau:
- Theo dõi trả lãi.
- Theo dõi trả phí đối với các khoản vay có phí.
- Theo dõi thực hiện những nghĩa vụ khác trong hợp đồng tín dụng (nếu có)
2. Xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay.
3. Xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng theo hướng dẫn về xử lý tranh chấp.
Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng
1. Tất tốn khoản vay:
Khi KH trả hết nợ, CBQHKH tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí…để tất tốn khoản vay.
2. Giải chấp các hợp đồng bảo đảm tài sản:
2.1. Kiểm tra tình trạng giấy tờ, TS thế chấp, cầm cố. 2.2. Thủ tục xuất KH giấy tờ, TS thế chấp, cầm cố.
CBQHKH lập biên bản giao trả tài sản bảm đảm nợ vay trình TPQHKH kiểm sốt, TPQHKH trình lãnhđạo ký duyệt.
3. Thanh lý hợp đồng tín dụng:
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết: khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu. CBQHKH soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình TPQHKH kiểm sốt và TPQHKH trình lãnhđạo ký biên bản thanh lý.
CBQTTD thực hiện lưu trữ toàn diện hồ sơ và quản lý theo yêu cầu của VIETBANK.