Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2012
4.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng VIETBANK Cần Thơ
4.2.1. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn tại ngân hàng
Bảng 8:TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI HẠN TRONG
NĂM 2009, 2010, 2011 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 10/09 10/09 11/10 11/10 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 857.916 1.570.800 2.261.991,9 694.884 79,33 691.191,9 44,00 Ngắn hạn 656.937 1.240.932 1.583.395,8 583.995 88,90 342.463,8 27,59 Trung hạn & Dài hạn 218.979 329.868 678.596,1 110.889 50,64 348.728,1 105,71
(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng VIETBANK Cần Thơ)
Qua bảng số liệu ta thấy,doanh số cho vay từ năm 2009 đến năm 2011 đều tăng. Năm 2009 đạt 857.916 triệu đồng, năm 2010 đạt 1.570.800 triệu đồng, tăng 694.884 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 79,33% so với năm 2009, sang năm 2011 tăng 691.191,9 triệu đồng, tương ứng với 44,00% so với năm 2010. Tuy doanh số cho vay tăng không bằng so với năm 2009. Sở dĩ doanh số cho vay không ổn định là do:
+ Ngân hàng có nhiều chính sách tiếp thị, đặc biệt là lãi suất cho vay thấp hơn so với các Ngân hàng khác, phương pháp cho vay đơn giản.Theo quyết định 131/QD – TTG và thông tư số 04/2009/TT –NHNN, theo quyết định này khách hàng sẽ hỗ trợ 4%/năm trên tổng số tiền vay.
+ Việc mở rộng thị trường và cho vay nhiều đối tượng cũng đẩy chỉ tiêu cho vay của ngân hàng không ngừng tăng lên.
- Bên cạnh đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm khoảng 70% - 79% trên tổng doanh số cho vay. Năm 2010 tăng 538.995 triệu đồng, chiểm 88,90% so với
năm 2009. Sang năm 2011 chỉ tăng 342.463,8 triệu đồng, chiếm 27,59% so với năm 2010. Doanh số cho vay trung và dài hạn nằm trong khoảng từ 21% - 29% trên tổng vốn vay. Năm 2010 tăng 110.889 triệu đồng, tỷ lệ 50,64 % so với năm 2009, năm 2011 tăng 348.728,1 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 105.71% so với năm 2010. Qua đó cho thấy Ngân hàng tập trung cho vay chủ yếu ở cho vay ngắn hạn vì do nguồn vốn huy động của ngân hàng đa số là ngắn hạn nên sẽ hạn chế rủi ro trong cho vay trung và dài hạn. Do đó ngân hàng rất thận trọng trong việc xét duyệt cho vay vốn, kiên quyết không cho vay đối với các dự án khơng có tỉnh khả thi và khơng có mục đích rõ ràng.
Bảng9: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN NĂM 2009, 2010, 2011
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 10/09 10/09 11/10 11/10 Số tiền % Số tiền % Doanh số thu nợ 707.804 1.195.764 1.820.200 487.960 68,93 624.436 52,22 Ngắn hạn 330.404 920.218 1.313.130 589.814 178,51 392.912 42,69 Trung hạn & Dài hạn 377.400 275.546 507.070 (101.854) (26,99) 231.524 84,02
(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng VIETBANK Cần Thơ)
Qua bảng số liệu ta thấy tổng doanh số thu nợ của ngân hàngđều tăng qua 3 các năm. Năm 2010 tăng tương đối cao so với năm 2009 với tỷ lệ tăng là 63,93%, tương ứng số tiền 487.960 triệu đồng. Đến năm 2011 doanh số thu nợ tăng là 624.436triệu đồng, tỷ lệ là 52,22% so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngân hàng thực hiện tốt việc thẩm định tốt các hồ sơ cho vay, sàng lọc những khách hàng có khả năng hồn lại số vốn đã vay và doanh số cho vay năm 2010 đạt tỉ lệ cao là 79,33%, nên việc thu hồi nợ cũng tăng lên và các nợ quá hạn do năm trước chuyển sang năm nay. Trong đó điển hình là khả năng thu hồi nợ ngắn hạn đạt 178,51%, tương ứng 589.960 triệu đồng tăng rất cao. Ngược lạidoanh số thu nợ trung hạn và dài hạn giảm 101.854 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 26,99%. Sở dĩ có sự chênh lệch đó là vì doanh số cho vay trung dài hạn vẫn ở mức thấp và các
khoản vay của Ngân hàng đều là cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động phục vụ kinh doanh là nhu cầu sinh hoạt cá nhân vòng vay vốn nhanh. Cũng cần đến sự thận trọng trong công tác cho vay, thẩm định các dự án kinh doanh và nhờ vào sự đơn đốccủa nhân viên trong q trình thu nợ từ khách hàng.
-Đến năm 2011 thì doanh số thu nợ của ngân hàng nằm ở mức trung bình chỉ đạt 52,22% trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn, trung dài hạn lần lượt là 42,69%, 84,02% so với năm 2010. Vào thời gian này do tình trạng lạm phát vẫn cịn kéo dài khiến cho các doanh nghiệp, cá nhân rất cần nguồn để tập trung vào sản xuất kinh doanh nên việc thu hồi vốn lại trở nên khó khăn với ngân hàng hơn và mộtsố yếu tố khách quan từ khách hàng trong việc thu hồi số vốn đã cho vay.
- Doanh số thu hồi nợ của ngân hàng có phần thuận trong thời gian qua là do chính sách của ngân hàng, nếu khách hàng trả nợ đúng hạn thì ngày hơm sau khách hàng có thể vay lại với lãi suất bằng hoặc thấp hơn lãi suất trước đó và không cần thời gian để thẩm định lại.
- Các khoản nợ mà ngân hàng đã cho vay có thể thu hồi lại đạt kết quả tốt cũng là do ngân hàng có sự lựa chọn khách hàng, chủ yếu là khách hàng truyền thống được ngân hàng biết qua và ngân hàng đã nắm bắt tốt những biến động về giá cả thị trường, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh hợp với mức lãi suất phù hợp và sự phục vụ chu đáo, thân thiện đến từ nhân viên trong ngân hàng và sự ảnh hưởng uy tín của ngân hàng đến với khách hàng.
Bảng10: TÌNH HÌNHDƯ NỢ CUỐI KỲ THEOTHỜI HẠN
NĂM 2009, 2010, 2011 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 10/09 10/09 11/10 11/10 Số tiền % Số tiền % Dư nợ cuối năm 408.177 783.213 1.125.004,9 375.036 91,88 341.791,9 43,63 Ngắn hạn 262.775 583.489 853.754,8 320.714 122,04 270.265,8 46,31 Trung hạn & Dài hạn 145.402 199.724 371.250,1 54.322 37,35 171.526,1 85,88
Doanh số cho vay tăng nên dư nợ của Ngân hàng cũng tăng theo. Cuối năm 2009 dư nợ là 408.177 triệu đồng, cuối năm 2010 là 783.213 triệu đồng, tăng 91,88%, tương ứng 375.036 triệu đồng. Đến năm 2011 con số dư nợ này lại tăng thêm 341.791,9 triệu đồng, tăng 43,63% so với năm 2010. Trong đó dư nợ ngắn hạn của năm 2009 đạt 262.775 triệu đồng, năm 2010 là 538.489 triệu đồng, tăng 320.714 triệu đồng, tỷ lệ tăng 122,04% so với năm 2009, năm 2011 tăng thêm 270.265,8 triệu đồng, tỷ lệ tăng chiếm 46,31% trên tổng dư nợ. Điều này cho biết rằng từ năm 2009 đến năm 2010 ngân hàng chủ tập trung vào các lĩnh vực đầu tư ngắn hạn mà khách hàng chủ yếu vẫn là khách hàng lẻ mà khách hàng lẽ này là những cá nhân, tổ chức tạm thời đang thiếu nguồn vốn để đáp ứng tình hình sản xuất kinh doanh đang diễn ra rất sơi nổi trên địa bàn và kèm theo đó là chính sách hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong vấn đề vay vốn ngắn hạn. Sang đến năm 2011do các khoản vay trung hạn và dài hạn chưa đến hạn thu hồi hoặc thu hồi chậm nên tỷ lệ dự nợ cuối năm 2011 lại tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó thì ngân hàng khơng ngừng mở rộng cho vay trung hạn và dài hạn, chính điều này làm cho dư nợ trung hạn và dài hạn tăng lên.
Nhìn chung trong thời gian qua dư nợ cho vay của ngân hàng đạt được kết quả khả quan. Dự nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ. Điều này sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro trong q trình cho vay. Vịng quay của nguồn vốn ở ngân hàng cũng được nhanh hơn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng và thúc đẩy nền kinh tế ở Cần Thơ phát triển hơn, tạo mọihoạt động kinh doanh có thể thực hiện dễ dàng hơn.
Bảng 11:TÌNH HÌNH NỢXẤUTHEO THỜI HẠNNĂM2009, 2010, 2011 NĂM2009, 2010, 2011 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 10/09 10/09 11/10 11/10 Số tiền % Số tiền % Nợ xấu 788 1.230 10.227 442 56,09 8.997 731,46 Ngắn hạn 591 971 6.694,8 380 64,30 5.723,8 589,47 Trung hạn & Dài hạn 197 259 3.532,2 62 31,47 3.273,2 1.263,78
(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng VIETBANK Cần Thơ)
Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng, hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm qua tăng trưởng khá cao. Doanh số cho vay tăng, dư nợ tăng cũng đồng nghĩa với nợ xấu cũng tăng theo. Năm 2010 đã tăng 442 triệu đồng, tỷ lệ tăng 56,09%, năm 2011 con số nợ quá hạn này tăng rất cao với 8.997 triệu đồng, chiếm 731,46%. Đáng chú ý là nợ xấu trung hạn và dài hạn ở năm 2011 so với năm 2010 tăng đến 1.263,78%, tương ứng 3.273,2 triệu đồng và nợ quá hạn ngắn hạn chiếm 589,47%, tương ứng 5.732,8 triệu đồng. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế vấp phải một số khó khăn khiến cho các doanh nghiệp không xoay sở được nguồn vốn để kịp thời trả cho ngân hàng.
Nói chung, tuy xấu tăng khá cao nhưng chúng ta không thể đánh giá ngân hàng ở mặt tiêu cực mà nên hiểu rằng ngân hàng VIETBANK là một ngân hàng vừa thành lập, đạt được những kết quả vừa qua là đều khá tốt. Mặt dù thị trường có những diễn biến theo chiều hướng khơng có lợi cho ngân hàng, tỷ lệ lạm phát năm 2009, sức mua của người dân giảm, lãi suất cho vay ở mức cao… Ngân hàng VIETBANK đã không ngừng đưa ra biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp hoàn trả nợ, những chính sách hạn chế rủi ro đề giảm thiểu nợ quá hạn và có thể ổn định việc kinh doanh khi thị trường có những biến động mới. Cho thấy sự cố gắng của ngân hàng trong thời gian qua khi gặp khó khăn và cũng là bước đệm
để ngân hàng có những chiến lược kinh doanh để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
4.2.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế tạingân hàng VIETBANK Cần Thơ từ năm 2009 đến năm 2011