2.2. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thế chấp
2.2.4. Về các điều khoản trong hợp đồng
Một trong những đặc thù quan trọng của hợp đồng là sự thỏa thuận. Tuy nhiên sự thỏa thuận này phải phù hợp với các quy định của pháp luật và khơng trái với đạo đức xã hội. Để góp phần hồn thiện những quy định về pháp luật bảo đảm tiền vay, các cơ quan có thẩm quyền cần có biện pháp, cách thức nghiên cứu để hoàn thiện Nghị định - Cần hướng dẫn cách thức xử lý trong trường hợp có sự khác nhau giữa pháp luật chuyên ngành và Nghị định 163/2006/NĐ - CP về Giao dịch bảo đảm (gọi tắt là Nghị định 163).
- Về tình trạng pháp lý của bên nhận thế chấp
+ Cần quy định bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên thế chấp là khách hàng vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước thời hạn trong trường hợp tài sản thế chấp bị mất, bị hư hỏng, bị hủy hoại, bị trưng mua, bị trưng thu nhưng không được sửa chữa, thay thế hoặc bị giảm sút giá trị đáng kể do lỗi của bên thế chấp là khác hàng vay, hoặc trong một số trường hợp bên thế chấp là khách hàng vay đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng thế chấp như: không áp dụng các biện pháp cần thiết trong thời hạn hợp lý để khắc phục, kể cả ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị đáng kể; bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp mà khơng có sự đồng ý của bên nhận thế chấp
- Về thời hạn xử lý tài sản bảo đảm, đề nghị không nên quy định thời hạn tối thiểu, thời hạn này do bên nhận bảo đảm quyết định và tự chịu trách nhiệm.
- Vì vậy đề nghị quy định cơ chế, trình tự, thủ tục để bên nhận bảo đảm có thể thực hiện được quy định tại khoản 5 điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ - CP cho phép ngân hàng (bên nhận bảo đảm) có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước hỗ trợ thu giữ tài sản bảo đảm trên thực tế, đặc biệt là quy định về trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc hỗ trợ bên nhận bảo đảm xử lý tài sản.
- Bãi bỏ quy định tại điểm a khoản 1 điều 91 Luật Nhà ở năm 2005. Bổ sung quy định cho phép chủ sở hữu nhà ở được thế chấp nhà chung cư trong trường hợp quyền sở hữu đã được xác lập hợp pháp (thời điểm hợp đồng có hiệu lực pháp luật) mà khơng phụ thuộc nhà ở đó có được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Quy định trên theo hướng phù hợp với bản chất là quyền sở hữu của chủ sở hữu (quyền dân sự) được xác lập từ một trong những căn cứ hợp pháp (ví dụ: bản án, quyết định của Nhà nước, hợp đồng…) mà không phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trước hết cần khẳng định điều kiện tiên quyết để nền kinh tế phát triển là phải có vốn. Việc đảm bảo cho nguồn vốn vận động an tồn và có hiệu quả là vấn đề vơ cùng
quan trọng. Có thể nói rằng chính tín dụng ngân hàng đã đóng vai trị tích cực trong việc tạo ra sự chuyển động an tồn của nguồn vốn. Nhưng muốn có vốn thì phải có những tổ chức có đủ chức năng và thẩm quyền để huy động vốn và cấp tín dụng cho nền kinh tế. Những cơng việc này chủ yếu do tổ chức tín dụng thực hiện. Một thực tế là tình trạng mất an tồn trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng vẫn xảy ra. Chính vì vậy mà cần phải có các biện pháp bảo đảm cho các hợp đồng tín dụng được thực hiện. Sự an toàn của các khoản vay càng được khẳng định khi có sự xuất hiện của các biện pháp bảo đảm tiền vay, trong đó có biện pháp thế chấp. Mặc dù các quy định pháp luật của nước ta về các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản tương đối hồn chỉnh, đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, hạn chế rủi ro, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu về vốn trong lưu thơng, nhưng hồn thiện các quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay vẫn còn là nhu cầu thực tế. Một hệ thống pháp luật bảo đảm rõ ràng, minh bạch sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho bên vay vốn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng giá rẻ, tiết kiệm chi phí xã hội và hơn nữa là bảo đảm sự an toàn và ổn định của hệ thống ngân hàng.
Chính vì vậy, để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho các tổ chức tín dụng và khách hàng hoạt động được thuận lợi, hệ thống pháp luật về ngân hàng nói chung, về bảo đảm tiền vay nói riêng được Nhà nước ta khơng ngừng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý an tồn, thơng thống, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam
KẾT LUẬN
Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian có vị trí, vai trị rất quan trọng, là nơi cung cấp nguồn vốn cho đầu tư, sản xuất, tiêu dùng đáp ứng nhu cầu cho mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Với mục tiêu kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và do tính đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng là kinh doanh tiền tệ trên phạm vi rộng nên hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Vì vậy, để hạn chế rủi ro có thể xảy ra và nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng thì các ngân hàng rất coi trọng vấn đề về bảo đảm tiền vay.
Nhìn chung, hệ thống pháp luật ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua, về cơ bản, đã góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định trị giá đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từng bước chuyển đổi và nâng tầm hoạt động của ngân hàng, phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, hệ thống pháp luật ngân hàng Việt Nam nói chung và các quy định pháp luật điều chỉnh biện pháp bảo đảm tiền vay nói riêng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, nhiều chế định pháp luật còn vướng mắc, chồng chéo, gây trở ngại không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do những biến đổi về kinh tế và chưa có sự đồng bộ về mặt pháp lý nên đã có những tác động lớn đến sự an tồn trong hoạt động cấp tín dụng. Có nhiều khoản nợ khó địi khơng thu hồi được đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng đặc biệt là các quy định về bảo đảm tiền vay có ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Nó khơng chỉ góp phần điều chỉnh có hiệu quả về mặt pháp lý đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mà cịn góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng nói riêng và hệ thống pháp luật kinh tế ở nước ta nói chung, nhằm “hình thành mơi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng..., hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ - ngân hàng”
Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm tiền vay đặc biệt tập trung vào hợp đồng thế chấp tài sản trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, khóa luận đã nêu lên được những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng thế chấp khi các bên tham gia quan hệ. Đồng thời, qua đó chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi các quy định pháp luật có liên quan và đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm ở Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Bộ luật Dân sự năm 2005. 2. Bộ luật Dân sự năm 1995.
3. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 06/1997/QH10 ngày 12/12/1997
4. Luật số 10/2003/QH11 ngày 17/06/2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QH10 ngày 12/12/1997.
6. Luật số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
7. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000. 8. Luật Đất đai năm 2003.
9. Luật Nhà ở năm 2005. 10. Bộ luật Hàng hải năm 2005.
11. Luật Hàng không dân dụng năm 2006. 12. Luật Công chứng năm 2006.
13. Nghị định 08/2000/NĐ - CP ngày 10/03/2000 về Đăng ký giao dịch bảo đảm. 14. Nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai năm 2003.
15. Nghị định 163/2006/NĐ - CP ngày 29/12/2006 về Giao dịch bảo đảm.
16. Nghị định 29/2009/NĐ - CP ngày 26/03/2009 về đăng ký và mua, bán tàu biển. 17. Thông tư liên tịch 05/2005/TTLT - BTP - BTNMT ngày 16/06/2005 về hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. 18. Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT - BTP - BTNMT ngày 13/06/2006 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch 05/2005/TTLT - BTP – BTNMT. 19. Quyết định 1627/2001/QĐ - NHNNVN của Thống đốc NHNNVN ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
20. Quyết định 127/2005/QĐ - NHNNVN của Thống đốc NHNNVN ngày 3/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNNVN của Thống đốc NHNNVN.
21. Công văn 3744/2007/BTP - HCTP về việc công chứng giao dịch bảo đảm.
II. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
23. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Luật Dân sự Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
24. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
trong Luật Dân sự Việt Nam, NXB Trẻ, Tp HCM.
25. Nguyễn Minh Hằng (2007), “Một số vấn đề về pháp luật bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng”, Tạp chí Luật học, (12), tr. 29 - 35.
26. Hồ Quang Huy (2009), “Nhận thế chấp bằng nhà chung cư - những vấn đề pháp lý cần lưu ý”, Doanh nhân và Pháp luật, 3(20), tr. 30 - 31.
27. Trần Khánh Linh (2006), “Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình để vay vốn ngân hàng”, Dân chủ và pháp luật, 5(170), tr. 29 - 32.
28. Võ Đình Nho (2006), “Tài sản chung của hộ gia đình. Một số vướng mắc trong thủ tục giao dịch”, Dân chủ và pháp luật, 2(167), tr. 37 - 38.
29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Dân sự, (Tập 2), NXB
Công an nhân dân, Hà Nội.
30. Trường Đại học luật Hà Nội, (2006), Giáo trình Luật Đất Đai, NXB Tư pháp, Hà Nội.
31. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật
Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
32. Nguyễn Văn Phương (2006), “Cần bảo đảm quyền thế chấp quyền sử dụng đất thuê lại trong khu công nghiệp”, Dân chủ và pháp luật, 7(172), tr. 33 - 36.
33. Nguyễn Văn Phương (2009), “Đăng ký giao dịch bảo đảm: rủi ro từ thực tế và bất cập của pháp luật”, Tạp chí ngân hàng, 04(08), tr. 41 - 46.
34. Huỳnh Thị Kim Quý (2006), Pháp luật về thế chấp tài sản để đảm bảo tiền vay
tại các tổ chức tín dụng - Thực trạng và hướng hoàn thiện.
35. Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng (2006), Nhập mơn tài chính - tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Tp HCM.
36. Lê Thị Thu Thuỷ (2006), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các
tổ chức tín dụng, NXB Tư pháp, Hà Nội.
37. Nguyễn Thị Thủy (2000), Phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng thương
mại bằng biện pháp pháp luật.
38. Kiều Vũ Thụy Uyên (2003), Thế chấp tài sản để vay vốn tổ chức tín dụng – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
39. Nguyễn Văn Vân (2000), “Mấy suy nghĩ về bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng”, Đặc san khoa học pháp lý, 3(06), tr. 26 - 32.
40. Nguyễn Văn Vân (2005), “Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 02(27), tr. 19 - 23.
41. Vũ Thị Hồng Yến (2007), “Đăng ký thế chấp và hiệu lực của đăng ký thế chấp đối với người thứ ba”, Tạp chí Luật học, (10), tr. 57 - 62.
42. http://www.sbv.gov.vn 43. http://www.vnba.org.vn