Trong quan hệ hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng có khả năng tài chính, thực hiện các cam kết từ các hợp đồng tín dụng trong quá khứ và có triển vọng kinh doanh trong tương lai thì ngân hàng có thể cấp tín dụng khơng cần bảo đảm. Tuy nhiên, trong thực tế vì hoạt động tín dụng ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro nên để hạn chế những thiệt hại có thể phát sinh, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Ngân hàng coi bảo đảm tín dụng là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất (các lưu chuyển tiền tệ) khơng thể thanh tốn được nợ. Với những ưu điểm của mình biện pháp thế chấp thường được lựa chọn để làm biện pháp bảo đảm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên đi vay được xác định trong hợp đồng tín dụng. Như vậy, giữa hợp đồng thế chấp và hợp đồng tín dụng có sự tác động qua lại. Hợp đồng thế chấp đóng vai trị đảm bảo sự an toàn cho việc thực hiện hợp đồng tín dụng, nhờ có hợp đồng thế chấp mà ngân hàng có thể hạn chế được rủi ro phát sinh từ hợp đồng tín dụng. Ngược lại, nếu hợp đồng tín dụng được đảm bảo thực hiện thì các bên sẽ khơng phải mất thời gian, công sức, tiền bạc để tiến hành xử lý tài sản thế chấp.
Ngoài ra, sự tác động qua lại giữa hợp đồng thế chấp và hợp đồng tín dụng cịn được thể hiện rõ qua mối quan hệ chặt chẽ về hiệu lực của hai hợp đồng này. Về mặt lý luận khi hợp đồng thế chấp vơ hiệu, tùy theo trường hợp mà nó có thể gây những ảnh hưởng nhất định đối với hiệu lực của hợp đồng tín dụng. Hợp đồng thế chấp có thể được thể hiện dưới dạng hợp đồng phụ bảo đảm cho hợp đồng chính (hợp đồng tín dụng) hoặc có thể là điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng chính.
Tuy nhiên, nếu áp dụng quy định tại khoản 4 điều 406 Bộ luật Dân sự năm 200511 vào quan hệ giao dịch bảo đảm thì sẽ phát sinh vấn đề bất cập. Cụ thể là, trong
11
Khoản 4 điều 406 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng
quá trình thực hiện hợp đồng, ngân hàng mới phát hiện ra hợp đồng tín dụng bị vơ hiệu nếu theo quy định trên sẽ dẫn tới sự vô hiệu của hợp đồng thế chấp. Theo điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 khi giao dịch dân sự vơ hiệu các bên phải khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Nghĩa là, khách hàng vay sẽ hoàn trả số vốn vay cho ngân hàng cịn ngân hàng sẽ trả lại tồn bộ giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng, quản lý và giấy tờ khác liên quan đến tài sản thế chấp cho khách hàng vay. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là lúc này khách hàng vay đã có một khoảng thời gian nhất định “chiếm dụng vốn” trong lúc văn bản pháp lý mà ngân hàng có thể dựa vào để tiến hành thu hồi nợ (hợp đồng thế chấp) lại bị vô hiệu cùng với sự vô hiệu của hợp đồng tín dụng. Cho nên khả năng thu hồi nợ của ngân hàng là khơng cao và sẽ rất khó khăn nếu khách hàng vay khơng có thiện ý hợp tác. Chính vì vậy mà Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định không áp dụng trường hợp này.12 Nghị định 163/2006/NĐ - CP đã khắc phục vấn đề này khi quy định “giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có
nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Theo đó, sự vơ hiệu của
hợp đồng thế chấp không đương nhiên dẫn đến dự vơ hiệu của hợp đồng tín dụng. Vấn đề đặt ra là nếu hợp đồng thế chấp là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng thì mối quan hệ giữa chúng như thế nào? Khoản 3 điều 410 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định rõ: nếu các bên tham gia quan hệ thế chấp thỏa thuận hợp đồng thế chấp là “một phần không thể tách rời” của hợp đồng tín dụng thì sự vơ hiệu của hợp đồng thế chấp sẽ làm hợp đồng tín dụng cũng vơ hiệu cùng với nó. Sự vơ hiệu của hợp đồng tín dụng cũng tác động ngược trở lại đối với hiệu lực của hợp đồng thế chấp. Khoản 3 điều 406 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng khác”. Như vậy, hợp đồng chính đã tuân thủ đầy đủ các
điều kiện mà pháp luật quy định thì đương nhiên phát sinh hiệu lực và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên từ thời điểm giao kết. Khi hợp đồng tín dụng vơ hiệu nếu các bên khơng có thỏa thuận khác thì hiệu lực của hợp đồng thế chấp phụ thuộc vào việc hợp đồng đó đã được thực hiện hay chưa? Nếu các bên chưa thực hiện thì biện pháp thế chấp tài sản đương nhiên chấm dứt, nhưng nếu các bên đã thực hiện một phần hoặc tồn bộ hợp đồng thế chấp thì hợp đồng đó vẫn có hiệu lực.
Thấy được mối tương quan giữa hợp đồng thế chấp và hợp đồng tín dụng sẽ giúp các bên thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình, tránh được những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng do bị vô hiệu dẫn đến xử lý tài sản.