Điều khoản về phạm vi bảo đảm

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng thế chấp trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng (Trang 27 - 29)

1.5. Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng thế chấp

1.5.2. Điều khoản về phạm vi bảo đảm

Phạm vi bảo đảm là giới hạn trách nhiệm mà bên bảo đảm phải thực hiện nhằm cam kết cho nghĩa vụ chính được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc. Phạm vi bảo đảm của biện pháp thế chấp tài sản không được vượt quá phạm vi nghĩa vụ trả vốn và lãi vay của bên đi vay đã được xác định trong nội dung của quan hệ tín dụng. “Nghĩa

vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hoặc tồn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu khơng có thỏa thuận và pháp luật khơng quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường

thiệt hại” (điều 319 Bộ luật Dân sự năm 2005). Như vậy, khi thỏa thuận về biện pháp thế chấp tài sản, ngân hàng và bên thế chấp có thể thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp phạm vi bảo đảm tiền vay của biện pháp này. Ngoài ra, nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng tín dụng cũng có thể được bảo đảm bằng một hoặc nhiều tài sản kể cả tài sản hình thành trong tương lai; hoặc bằng một hay nhiều biện pháp bảo đảm với điều kiện tổng giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Nghĩa vụ được bảo đảm là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ được xác định trong hợp đồng tín dụng, có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện mà việc thực hiện nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm. Cụ thể, phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm trong hợp đồng tín dụng là nghĩa vụ trả nợ của bên đi vay đối với ngân hàng trong đó bao gồm tiền vay (nợ gốc), lãi vay, lãi quá hạn, các khoản phí khác (nếu có) được ghi trong hợp đồng tín dụng mà bên đi vay phải trả theo quy định của pháp luật trừ trường hợp các bên có thoả thuận lãi vay, lãi quá hạn và các khoản phí khác (nếu có) khơng thuộc phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo quy định tại điều 5 Nghị định 163/2006/NĐ - CP trường hợp bên thế chấp dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự theo quy định tại điều 324 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì các bên có thể thoả thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (ví dụ: điều 34 Bộ luật Hàng hải năm 2005 quy định giá trị tàu biển thế chấp phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm). Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị phần tín dụng.

Theo quy định của Nghị định 163/2006/NĐ - CP, hợp đồng thế chấp có thể được ký trước hợp đồng tín dụng và bảo đảm cho các khoản cấp tín dụng trước hoặc sau khi ký hợp đồng thế chấp cho nên hợp đồng thế chấp khơng dẫn chiếu sang hợp đồng tín dụng. Bên cạnh đó trong một số trường hợp, ví dụ như cho vay hợp vốn thì hợp đồng thế chấp không xác định được cụ thể nghĩa vụ được bảo đảm. Thật vậy, cho vay hợp vốn là phương thức cho vay trong đó một nhóm ngân hàng cùng cho vay đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một ngân hàng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các ngân hàng khác. Chính vì tồn tại đan xen nhiều mối quan hệ, có thể là giữa ngân hàng làm đầu mối với ngân hàng cịn lại, có thể là mối quan hệ giữa khách hàng với một trong những ngân hàng cho vay…cho nên không thể xác định cụ thể nghĩa vụ được bảo đảm. Một vấn đề cần quan tâm nữa là vấn đề bảo đảm cho một nghĩa vụ hình thành trong tương lai. Nghĩa vụ hình thành trong tương lai là nghĩa vụ dân sự mà giao dịch dân sự làm phát sinh nghĩa vụ đó được xác lập sau khi giao dịch bảo đảm được thực hiện.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng thế chấp trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)