Tình hình nợ quá hạn của nông hộ tại ngân hàng No&PTNT huyện Trà

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động vay vốn tín dụng của nông dân tại ngân hàng nn và ptnt huyện trà ôn (Trang 64 - 67)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN TÍN DỤNG CỦA NÔNG

4.2.3.2 Tình hình nợ quá hạn của nông hộ tại ngân hàng No&PTNT huyện Trà

huyện Trà Ôn trong năm 2009 – 2011

Bảng 11: NỢ QUÁ HẠN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010 - 2009 2011 - 2010 Hình thức vay Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % - Kinh tế tổng hợp 2.953 93,18 1.707 91,19 1.636 19,74 (1.246) (42,19) (71) (4,16) - Phương tiện vận tải - - - - 6.366 76,81 - - 6.366 - - Khác 216 6,82 165 8,81 286 3,45 (51) (23,61) 121 73,33

Tổng cộng 3.169 100 1.872 100 8.288 100 (1.297) (40,93) 6.416 342,74

Phân tích trên cho thấy, chỉ số nợ quá hạn tại NH qua 3 năm 2009 – 2011 có sự biến động tương đối phức tạp. Qua đó, tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2009 đạt 3,169 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 1,01% trong tổng dư nợ. Bước sang năm 2010 tỷ lệ này giảm gần một nửa, khoảng 40,93% tương ứng 1.297 triệu đồng khi chỉ đạt mức 1.872 triệu đồng và chiếm tỷ trọng khoảng 0,53% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do hoạt động nông nghiệp, sản xuất chăn nuôi của người dân đạt được kết quả khả quan cả năm, khả năng thanh toán của người dân dần được cải thiện; cùng với nổ lực thu hồi nợ, và những đóng góp rất nhiều từ bộ phận tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng đã sụt giảm đáng được khích lệ. Sang năm 2011 tổng dư nợ quá hạn tăng cao gấp 3,42 lần so với năm 2010 ( tức là cao hơn 6,416 tỷ đồng so với năm 2010), và gấp 2,62 lần so với cùng kỳ năm 2009 khi đạt tỷ lệ nợ gần 8,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ vào khoảng 2,5%, tăng gấp 3,5 lần so với tỷ trọng trong năm 2010. Mặc dù, trong năm 2011 mức dư nợ cho vay thu hẹp hơn so với năm trước điển hình là việc dư nợ cho vay giảm nhẹ, song song đó mức nợ quá hạn lại tăng lên.

Nguyên nhân dẫn đến điều này là do dư nợ cho vay khá lớn của năm trước trong lúc sự khủng hoảng kinh tế tài chính chưa ổn định, trong giai đoạn mà lạm phát tăng khá cao ( theo báo cáo của Tổng cục thống kê tháng 12/2010, tỷ lệ lạm phát ở mức 11,75%), một số phương án kinh doanh của người dân bị trì truệ, nhất là trong lĩnh vực vận tải ( xà lan chuyên chở hàng hóa) gặp rất nhiều khó khăn do người dân hạn chế thuê mướn vận chuyển dẫn đến thâm hụt nguồn vốn cho những hộ dân vay vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Đây là một phương án sử dụng nguồn vốn lớn, vì thế mức dư nợ đã cho vay cũng khá cao. Sự thâm hụt vốn ( lỗ vốn) này đã dẫn đến khả năng chi trả khoản nợ vay của họ tại ngân hàng bị giảm sút nghiêm trọng. Thêm vào đó, nợ quá hạn tăng rất cao năm 2011, một phần là do quy định tín dụng mới của Chính Phủ, cách xác định nợ quá hạn mới: “các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình… thực hiện nhiều hợp đồng vay vốn tại ngân hàng. Nếu có một hợp đồng nào quá hạn, thì tất cả những hợp đồng tín dụng khác cũng chuyển sang nợ quá hạn…”, một phần phải kể đến sự thiếu sót trong cơng tác cho vay ( q trình thẩm định chưa chính xác, sự tập trung hồn thành kết hoạch đã đề ra của ngân hàng giao phó) của bộ phận tín dụng tạo nên sự cứng

nhắc trong công tác quản lý nợ quá hạn của người dân. Minh chứng sáng tỏ cho điều này qua hình 9:

2593 216 1707 165 1671 6366 286 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tỷ lệ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

KTTH Phương tiện vận tải khác

Hình 9: NỢ Q HẠN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN

Phân tích trên cho thấy, mức nợ xấu trong mơ hình KTTH trong những năm qua liên tục giảm dần theo thời gian. Nhìn chung, nợ quá hạn trong năm 2009 – 2010, nợ quá hạn chủ yếu tập trung trong nông hộ ( phần lớn nợ quá hạn chủ yếu được vay theo mơ hình KTTH trên 91%, những hình thức vay khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ). Nguyên nhân cơ bản là do những phương án kinh doanh của người dân trở nên thua lỗ do nhiều nguyên nhân khác nhau ( thiên tai, dịch bệnh, hoạt động riêng lẻ, tự phát làm cho chi phí sử dụng cho dự án tăng cao…), trong khi nguồn thu nhập hạn chế. Sự thâm hụt này dẫn đến họ dần mất đi khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Cụ thể trong năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn trong lĩnh vực KTTH chiếm 93,18% tổng mức nợ quá hạn của năm tương đương 2.593 triệu đồng, mức nợ xấu này có khuynh hướng sụt giảm mỗi năm ( giảm 42,19% tương đương 1.246 triệu đồng năm 2010 so với năm 2009, và tiếp tục giảm thêm 4,16% xấp xỉ 71 triệu đồng trong năm kế tiếp). Bên cạnh đó, sau khi giữ vững mức nợ xấu ổn định, giảm nhẹ sau hai năm 2009 – 2010 ( chỉ đạt 216 triệu đồng năm 2009, giảm xuống chỉ còn 165 triệu đồng trong năm 2010), mức nợ xấu ở các lĩnh vực cho vay khác ( KDDV, khác…) lại tiếp tục tăng nhanh trong năm 2011 ( tăng 73,33% tương ứng 121 triệu đồng). Ngoài ra, trong năm 2011, mức nợ xấu những phương án đầu tư vào lĩnh vực phương tiện vận tải tăng đột biến, chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng mức nợ xấu 76,81% ở mức 6.366 triệu đồng đã đẩy tổng nợ quá hạn trong năm tăng lên 3,42 lần so với cùng kỳ năm trước tương đương 6.416 triệu đồng. Nguyên nhân là do tình hình chuyên chở

hàng hóa giảm sút trầm trọng, và đang ngày một bão hòa ( sức cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng lớn mạnh), đã làm cho khả năng sinh lợi của những phương án vay vốn phục vụ cho phương tiện vận tải ( đặc biệt là hình thức đầu tư vào xà lan chuyên chở) trở nên khá thấp, thậm chí thâm hụt nguồn vốn nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân dẫn đến mức nợ xấu tăng rất cao và nhanh chóng trong năm 2011 ( do mức dư nợ cho vay vào những phương án kinh doanh này là rất lớn).

Về cơ bản, tỷ lệ này tương đối nhỏ so với qui mô hoạt động cho vay đang ngày một tăng cao và khá ổn định tại ngân hàng nhưng phần nào phản ánh được một số khuyết điểm của cán bộ tín dụng – những người trực tiếp thẩm định, giám sát tồn bộ q trình vay vốn đến việc sử dụng và thu hồi nguồn vốn cho ngân hàng, thiếu thông tin về khách hàng và cơ chế theo dõi nguồn vốn đã cho vay, tuy nhiên đây là những thiếu sót mang tính khách quan, được ngân hàng dự báo từ trước và không vượt quá giới hạn cho phép của ngân hàng. Vì vậy, cần những đẩy mạnh thu hồi vốn ( nhất là trong lĩnh vực cho vay phương tiện vận tải), tập trung theo dõi những khoản nợ đã cho vay; đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng những khoản tiền vay của người dân trong những năm tới. Từ đó, đề ra những giải pháp thu hồi nợ cho vay hợp lý. Đây là việc làm khó cần sự hợp tác chặt chẽ, ý thức trách nhiệm cao của toàn thể cán bộ ngân hàng và người dân địa phương trong khoản thời gian sau này.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động vay vốn tín dụng của nông dân tại ngân hàng nn và ptnt huyện trà ôn (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)