Cơ cấu dư nợ theo thời gian

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động vay vốn tín dụng của nông dân tại ngân hàng nn và ptnt huyện trà ôn (Trang 59)

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 2010 -

2009 2011 - 2010

Hình thức vay

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số

tiền % Số tiền % - Ngắn hạn 208.825 66,48 247.426 70,06252.984 76,94 38.601 18,48 5.558 2,25 - Trung và dài

hạn 105.299 33,52 105.725 29,94 75.827 23,06 426 0,40 (29.898) (28,28)

Tổng cộng 314.124 100 353.151 100328.811 100 39.027 12,42 (24.340) (6,89)

( Nguồn: Phịng kế tốn NHNo&PTNT huyện Trà Ơn)

Phân tích trên cho thấy, hình thức cho vay thời hạn ngắn đang dần nhận được sự quan tâm chú trọng nhiều hơn khi tiến hành cho vay vốn tín dụng tại ngân hàng. Cụ thể tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn hộ nông dân chiếm đến 66,48% ( đạt 208.825 triệu đồng trong tổng dư nợ 314.124 triệu) tổng dư nợ đã cho vay cho nông dân cả năm. Tương tự trong năm 2010 và năm 2011 con số này đã tăng liên tục để đạt được tỷ trọng lần lượt 70,06%; 76,94%. Với qui mô rộng lớn của mình, cho vay ngắn hạn đang dần trở nên trọng điểm lựa chọn hình thức cho vay tại ngân hàng ( như đã phân tích ở phần trên).

Như vậy, để đạt được doanh số cho vay và doanh số thu nợ như trên, qui mô cho vay ngắn hạn đang dần trở nên nền tảng và nhận được sự tập trung quan tâm cho vay nhiều hơn từ phía ngân hàng. Chính vì vậy, dư nợ cho vay trong thời hạn này đang dần chiếm được tỷ trọng vượt trội trong tổng thể và giữ mức tăng trưởng rất hợp lý theo đúng mục tiêu kinh doanh cũng như nhu cầu thực tế của thị trường. Song song đó, tỷ trọng dư nợ cho vay thời hạn trên 12 tháng ( trung và dài hạn) liên tục giảm, thêm vào đó trong năm vừa qua đã giảm một lượng lớn

đó ( năm 2009, 2010). Nguyên nhân là do chính sách phát triển tín dụng cho vay ngắn hạn của ngân hàng đã dần được thể hiện rõ nét hơn. Chính vì vậy, hoạt động cho vay ngắn hạn đã tăng cao mỗi năm trong khi đó, diễn biến cho vay khá bất ổn ở các hình thức cho vay thời hạn cao hơn ( thời hạn trung và dài hạn) đã làm cho tổng dư nợ tăng giảm tương đối không ổn định. Cụ thể hơn: trong năm 2009, tổng dư nợ cho vay của nơng dân đạt 314.124 triệu đồng, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm khoảng 208.825 triệu xấp xỉ 66,48%, còn lại là hình thức cho vay trung & dài hạn. Sang năm 2010, hoạt động cho vay ngắn hạn đã tăng qui mô cho vay 18,48% tương đương 38.601 triệu đồng, cùng với đó dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng tăng thêm 0,4% ( 426 triệu đồng cao hơn cùng kỳ năm trước) nâng mức dư nợ hộ nông dân thêm 12,42% để đạt được mức dư nợ 39.027 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2010 hoạt động kinh tế huyện đã dần đi vào ổn định trở lại sau những bất ổn và dịch bệnh, thiên tai năm trước, những chính sách phát triển nhanh cơ sở hạ tầng, hỗ trợ lãi suất từ chính phủ đã dần phát huy tác dụng. Qua đó thúc đẩy những phương án kinh doanh, sản xuất, chăn nuôi cho người dân địa phương. Đến năm 2011, mức dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng thêm 2,25% tương đương 5.558 triệu đồng trong khi mức dư nợ hình thức cho vay cịn lại đã giảm qui mơ rất lớn 28,28% tương đương 29.898 triệu đồng đã làm cho tổng dư nợ cho vay nhóm khách hàng này giảm xuống 24.340 triệu đồng ( 6.89% so với cùng kỳ năm trước) chỉ đạt được 328.811 triệu đồng cả năm. Nguyên nhân cơ bản là do một số phương án vay vốn của người dân đang trở nên khá bão hịa trước xu hướng thị trường, thêm vào đó tình hình dịch bệnh ( dịch heo tai xanh, cúm gia cầm, lỡ mồm long móng...) lại tiếp tục xảy ra vào cuối năm 2010, và đầu năm 2011.

b. Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn

Trong thời gian qua, người dân huyện Trà Ơn tiến hành vay vốn tín dụng tại Ngân hàng No & PTNT huyện Trà Ôn nhằm mục đích phục vụ cho trồng trọt, chăn ni, sinh hoạt … ( Mơ hình kinh tế tổng hợp – KTTH), một số dùng để đầu tư kinh doanh, mua bán, làm dịch vụ ( KDDV)... Vì thế, trong phần này dư nợ cho vay tại NH được hản ánh như sau:

Bảng 10: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 2010 - 2009 2011 - 2010

Hình thức vay

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % - Kinh tế tổng hợp 164.984 52,52 196.786 55,74 194.524 59,16 31.802 19,28 (2.262) (1,15) - Kinh doanh dịch

vụ 52.600 16,74 56.900 16,12 63.210 19,22 4.300 8,17 6.310 11,09 - Xây dựng nhà ở 6.200 1,97 5.870 1,66 5.140 1,56 (330) (5,32) (730) (12,44) - Mua máy No và

phương tiện vận tải 87.005 27,70 88.217 24,99 59.250 18,02 1.212 1,39 (28.967) (32,84) - Khác 3.335 1,06 5.278 1,49 6.687 2,03 1.943 58,26 1.409 26,70

Tổng cộng 314.124 100 353.051 100 328.811 100 38.927 12,39 (24.240) (6,87)

( Nguồn: Phịng kế tốn NHNo&PTNT huyện Trà Ôn)

Trên cơ sở là ngân hàng chịu trách nhiệm chăm lo đời sống cho nhân dân, Ngân hàng No & PTNT huyện Trà Ơn sẵn lịng phục vụ tất cả mọi nhu cầu vay vốn từ người dân trong phạm vi nguồn vốn có thể. Chính vì lẽ đó, đây là một địa điểm vay vốn rất gần gũi với người dân trong huyện. Minh chứng chi tiết bằng việc phân tích chi tiết theo mục đích vay vốn của người dân tại ngân hàng. Thể hiện khái quát qua biểu đồ sau ( hình 8):

164984 52600 6200 87005 3335 196786 56900 5870 88217 5278 194524 63210 5140 59290 6687 0 50000 100000 150000 200000 Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Kinh tế tổng hợp Kinh doanh dịch vụ

Xây dựng nhà ở Mua máy No và phương tiện vận tải

Khác

Hình 8: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO MỤC DÍCH SỬ DỤNG VỐN

đây là những phương án kinh doanh, đầu tư gần gũi nhất với người dân Trà Ơn vốn có truyền thống lâu đời chuyên canh trồng lúa, cũng như trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm … Bên cạnh đó, cùng với xu hướng đi lên của nền nông nghiệp huyện nhà, các ngành nghề kinh doanh theo đó ngày một được hình thành và mở rộng như kinh doanh mua bán lúa gạo; kinh doanh mua bán phân bón, vật tư nơng nghiệp… Thêm vào đó, cơng cuộc đổi mới của huyện đã được phát huy rất cao và dần đi vào tăng trưởng, với mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, mở rộng rất nhiều ( mở mang, sửa chữa đường đá, thủy lợi nông thôn, khu chợ nông thôn mới …), điều này mở ra một mảng kinh doanh, buôn bán nhỏ; đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ vận chuyển khá mạnh. Vì vậy, mà nhiều năm qua nhu cầu cho vay KDDV đang từng bước chiếm tỷ trọng cho vay cao nhưng xét về qui mơ hoạt động thì đây cũng là lĩnh vực khá non trẻ, nên qui mơ kinh doanh cịn khá nhỏ, người dân thiếu hụt nguồn vốn tương đối nhiều. Vì thế, lượng khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng chiếm tỷ lệ không cao trong nhân dân nhưng nhu cầu nguồn vốn vay lại rất lớn. Bên cạnh đó, trong xu hướng hiện đại hóa nền nơng nghiệp và đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, dịch vụ của huyện nhà, hình thức cho vay phục vụ nhu cầu đầu tư mua sắm trang bị máy No và phương tiện vận tải về cơ bản cũng chiếm một tỷ lệ tương đối cao tuy nhiên đang có xu hướng giảm xuống do lĩnh vực này đang dần bão hòa trước những nhu cầu vay khá cao những năm trước đó. Cụ thể như sau:

Dư nợ cho vay mơ hình KTTH:

Trong năm 2009, dư nợ cho vay mơ hình KTTH chiếm tỷ trọng 52,52% trong tổng dư nợ toàn ngân hàng đạt mức 164.984 triệu đồng. Sang năm 2010, dư nợ cho vay lĩnh vực này đạt mức 196.786 triệu đồng, tăng gần 32 tỷ đồng (31.782 triệu đồng), tương đương 19,28% tăng tỷ trọng lên đến 55,74% trong tổng dư nợ của nông dân. Nguyên nhân do người dân trong huyện dần trở về với nghề truyền thống ( chăn nuôi: gia súc, gia cầm…) và thích ứng, đối phó với thiên tai, dịch bệnh, nhờ đó nên nhu cầu vay vốn tín dụng của nơng hộ dần tăng mạnh trở lại, thêm vào đó, hoạt động cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp đang từng bước được đầu tư nâng cấp, cải thiện đã góp phần thúc đẩy nền nơng nghiệp phát triển nhanh chóng. Sang năm 2011, nhờ vào những chính sách tín dụng hợp lý, đúng đắn, và nhiều phương án xây dựng nơng thơn mới từ Chính phủ; song song

đó là việc đẩy nhanh phát triển kinh tế đất nước, kinh tế nông thôn, hộ gia đình…, cũng như nâng cao đời sống của nhân dân. Ngân hàng đã tăng cường mở rộng nguồn vốn và qui mơ cho vay vốn tín dụng nhờ tạo sự hỗ trợ tốt nhất cho người dân trong huyện có được điều kiện thuận lợi để tập trung xây dựng đời sống hộ gia đình, cá nhân, ổn định cuộc sống. Tính đến cùng kỳ năm 2011, tổng dư nợ cho vay đạt khoảng 328,811 tỷ đồng trong đó tổng dư nợ cho vay mơ hình KTTH chiếm 59,16%. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2010 mức dư nợ cho vay phục vụ KTTH đã giảm nhẹ 1,15% chỉ đạt mức 194.524 triệu đồng ( tương ứng giảm 2.262 triệu đồng so với năm trước).

Dư nợ cho vay mơ hình KDDV:

Nhìn chung, mức dư nợ cho vay KDDV hằng năm chiếm một tỷ lệ tương đối cao trong tổng dư nợ cho vay của nông dân tại ngân hàng và giữ mức tăng trưởng khá đều đặn và liên tục được mở rộng mỗi năm. Nguyên nhân là do đây là lĩnh vực kinh doanh khá mới có hiệu suất lợi nhuận rất khả quan, cũng như quá trình đầu tư phát triển lĩnh vực tiềm năng này chưa nhiều. Vì thế, mức dư nợ được cho vay năm 2009 dành cho lĩnh vực này chiếm khoảng 16,74% trong tổng thể tương đương 52.600 triệu đồng. Qui mô này đã được mở rộng thêm 8,17% ( xấp xỉ 4,3 tỷ đồng cao hơn năm trước) trong năm 2010 và sau đó tiếp tục được nâng cao trong năm 2011 để đạt 63.210 triệu đồng cao hơn mức dư nợ trong lĩnh vực này năm trước 6.310 triệu đồng tương ứng 11,09%.

Dư nợ cho vay đầu tư mua máy No và phương tiện vận tải:

Trước thực trạng khá lạc hậu về công nghệ của nền nông nghiệp huyện trong những năm đã qua, năm 2009 là năm đánh dấu sự phát triển vượt bật của nền nơng nghiệp nói riêng và nền kinh tế huyện Trà Ơn nói chung. Với sự đầu tư nguồn vốn và hỗ trợ công nghệ, cũng như hỗ trợ lãi suất cho vay nhằm thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, phát triển nhanh kinh tế đất nước, song song đó là đổi mới nâng cấp và cải thiện kinh tế huyện theo đúng xu hướng của thời đại. Chính vì vậy, nhu cầu vay vốn phục vụ công cuộc đầu tư mua máy No và một số phương tiện vận tải của nông dân rất lớn. Lấy thí dụ điển hình: trong hai năm 2009 – 2010 mức dư nợ cho vay ở lĩnh vực này luôn ở mức khá cao 87.005 triệu đồng trong năm 2009 chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ nhóm khách hàng này lên

cao hơn năm trước). Tuy nhiên, hoạt động vay vốn này đã làm cho lượng máy móc No và phương tiện vận tải hoạt động trên thị trường là rất nhiều dẫn đến tình trạng bão hịa do sức cạnh tranh ngày càng lớn hơn. Vì thế trong năm 2011 số tiền cho vay của ngân hàng dành cho nông dân đầu tư vào những phương án này giảm sút khá nghiêm trọng 32,84% tương đương giảm 28.967 triệu đồng so với năm 2010 chỉ đạt mức dư nợ 59.250 triệu đồng cả năm.

Ngoài ra, phương vay vay vốn tín dụng khác ( xây dựng nhà ở, khác...) tuy có tăng giảm hằng năm, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nó là khơng đáng kể do tỷ trọng của các lĩnh vực này rất thấp.

Nhìn chung, dù gặp phải nhiều khó khăn trong những năm qua tuy vậy hoạt động cho vay vẫn giữ mức dư nợ rất khả quan hồn thành tốt nhiệm vụ được giao phó từ tuyến trên, cũng như thực hiện tốt những chính sách, mục tiêu hoạt động đã đề ra trong thời gian qua. Một số lĩnh vực: KTTH, KDDV đang hoạt động khá tốt cần tiếp tục giữ vững sự ổn định và phát huy. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, khi mà mức thu nhập của người dân được cải thiện hơn, nhiều dự án kinh doanh sẽ được thực hiện hơn và nhu cầu sửa chữa nâng cấp, xây dựng nhà ở sẽ hình thành nhanh chóng. Chính vì thế, các lĩnh vực cho vay phục vụ nhu cầu xây dựng nhà ở và kinh doanh mua bán hứa hẹn sẽ rất tiềm năng, ngân hàng cần tập trung chú trọng, khai thác nhiều hơn trong thời gian sắp tới.

4.2.3.2 Tình hình nợ quá hạn của nông hộ tại ngân hàng No & PTNT huyện Trà Ôn trong năm 2009 – 2011 huyện Trà Ôn trong năm 2009 – 2011

Bảng 11: NỢ QUÁ HẠN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010 - 2009 2011 - 2010 Hình thức vay Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % - Kinh tế tổng hợp 2.953 93,18 1.707 91,19 1.636 19,74 (1.246) (42,19) (71) (4,16) - Phương tiện vận tải - - - - 6.366 76,81 - - 6.366 - - Khác 216 6,82 165 8,81 286 3,45 (51) (23,61) 121 73,33

Tổng cộng 3.169 100 1.872 100 8.288 100 (1.297) (40,93) 6.416 342,74

Phân tích trên cho thấy, chỉ số nợ quá hạn tại NH qua 3 năm 2009 – 2011 có sự biến động tương đối phức tạp. Qua đó, tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2009 đạt 3,169 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 1,01% trong tổng dư nợ. Bước sang năm 2010 tỷ lệ này giảm gần một nửa, khoảng 40,93% tương ứng 1.297 triệu đồng khi chỉ đạt mức 1.872 triệu đồng và chiếm tỷ trọng khoảng 0,53% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do hoạt động nông nghiệp, sản xuất chăn nuôi của người dân đạt được kết quả khả quan cả năm, khả năng thanh toán của người dân dần được cải thiện; cùng với nổ lực thu hồi nợ, và những đóng góp rất nhiều từ bộ phận tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng đã sụt giảm đáng được khích lệ. Sang năm 2011 tổng dư nợ quá hạn tăng cao gấp 3,42 lần so với năm 2010 ( tức là cao hơn 6,416 tỷ đồng so với năm 2010), và gấp 2,62 lần so với cùng kỳ năm 2009 khi đạt tỷ lệ nợ gần 8,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ vào khoảng 2,5%, tăng gấp 3,5 lần so với tỷ trọng trong năm 2010. Mặc dù, trong năm 2011 mức dư nợ cho vay thu hẹp hơn so với năm trước điển hình là việc dư nợ cho vay giảm nhẹ, song song đó mức nợ quá hạn lại tăng lên.

Nguyên nhân dẫn đến điều này là do dư nợ cho vay khá lớn của năm trước trong lúc sự khủng hoảng kinh tế tài chính chưa ổn định, trong giai đoạn mà lạm phát tăng khá cao ( theo báo cáo của Tổng cục thống kê tháng 12/2010, tỷ lệ lạm phát ở mức 11,75%), một số phương án kinh doanh của người dân bị trì truệ, nhất là trong lĩnh vực vận tải ( xà lan chuyên chở hàng hóa) gặp rất nhiều khó khăn do người dân hạn chế thuê mướn vận chuyển dẫn đến thâm hụt nguồn vốn cho những hộ dân vay vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Đây là một phương án sử dụng nguồn vốn lớn, vì thế mức dư nợ đã cho vay cũng khá cao. Sự thâm hụt vốn ( lỗ vốn) này đã dẫn đến khả năng chi trả khoản nợ vay của họ tại ngân hàng bị giảm sút nghiêm trọng. Thêm vào đó, nợ quá hạn tăng rất cao năm 2011, một phần là do quy định tín dụng mới của Chính Phủ, cách xác định nợ quá hạn mới: “các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình… thực hiện nhiều hợp đồng vay vốn tại ngân hàng. Nếu có một hợp đồng nào quá hạn, thì tất cả những hợp đồng tín dụng khác cũng chuyển sang nợ quá hạn…”, một phần phải kể đến sự thiếu sót trong cơng tác cho vay ( q trình thẩm định chưa chính xác, sự tập trung hồn thành

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động vay vốn tín dụng của nông dân tại ngân hàng nn và ptnt huyện trà ôn (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)