Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động vay vốn tín dụng của nông dân tại ngân hàng nn và ptnt huyện trà ôn (Trang 46 - 53)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN TÍN DỤNG CỦA NÔNG

4.2.2.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng thể nguồn thu nhập thu được từ hoạt động cho vay vốn tín dụng cho nơng dân tại ngân hàng trong khoảng thời gian qua, kể cả những khoản thu chưa thu hồi được hoặc chưa đến thời hạn thu hồi trong nhân dân được phân loại như sau:

a. Doanh số cho vay theo thời gian

Cũng giống như các ngân hàng khác, người dân khi vay vốn tín dụng tại ngân hàng No & PTNT huyện Trà Ôn tùy theo nhu cầu, điều kiện và phương án sử dụng vốn vay, ngân hàng sẽ quyết định thời hạn vay vốn trong hợp đồng tín dụng với họ. Về cơ bản, thời hạn vay phổ biến tại ngân hàng khi cho vay chủ yếu là hình thức cho vay ngắn hạn, các hình thức khác ( trung và dài hạn) thường chiếm tỷ trọng rất thấp. Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 2010 - 2009 2011 - 2010

Hình thức vay

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % - Ngắn hạn 302.671 85,26 328.204 89,92407.516 96,21 25.533 8,44 79.312 24,17 - Trung và dài

hạn 52.345 14,74 36.789 10,08 16.054 4,88 (15.556) (29,72) (20.735)(56,36)

Tổng cộng 355.016 100 364.993 100423.570 128,82 9.977 2,81 58.577 16,05

( Nguồn: Phịng kế tốn NHNo&PTNT huyện Trà Ôn)

Qua phân tích ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao ( trên 85% trong tổng doanh số cho vay nông dân) và có xu hướng tăng nhanh mỗi năm. Trong khi đó, mặc dù chiếm tỷ trọng tương đối thấp tuy nhiên doanh số cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng lại giảm khá mạnh hằng năm. Nguyên nhân chung là do hình thức cho vay trung và dài hạn thường có lãi suất cao hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn, một mặt là vì mục tiêu kinh doanh của ngân hàng thường tập trung huy động vốn để cho vay, vì thế ngân hàng phải thực hiện luân chuyển nguồn vốn nhanh theo phương thức huy động thật nhiều, cho vay và thu hồi thật nhanh chóng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế huyện, qua đó tạo nguồn thu nhập, nghề nghiệp kinh doanh, sản xuất nông nghiệp… tương đối ổn định cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, nhiều phương án kinh doanh của người dân lại có khả năng sinh lợi không cao trong khi hoạt động kinh doanh, sản xuất, chăn nuôi hay trồng trọt… của họ đều mang tính riêng lẻ, chi phí sử dụng lại rất cao, rủi ro hồn vốn khá bất ổn. Do đó, khi thẩm định theo chính sách tín dụng mới, ngân hàng thường chỉ xét duyệt cho vay theo hình thức cho vay ngắn hạn là chủ yếu.

Cụ thể như sau: trong năm 2009, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 302.671 triệu đồng chiếm khoảng 85,26% trong tổng doanh số cho vay của nông dân. Sang năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn dành cho nông dân tăng nhẹ 8,44% tương đương 25.533 triệu đồng cao hơn năm 2009, nâng mức tỷ trọng trong tổng doanh lợi thu được từ nhóm khách hàng này lên mức 89,92% đạt mức doanh số

nhiều phía ( phía ngân hàng; người dân địa phương…) phương thức vay vốn trung, dài hạn chỉ đạt doanh số 36.789 triệu đồng, nghĩa là đã giảm khá mạnh 29,72% tương ứng giảm 15.556 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009. Sang năm 2011, doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ đạt 16.054 triệu đồng; như vậy, so với năm 2010, doanh số cho vay với thời hạn này đã giảm 20.735 triệu đồng ( xấp xỉ 56,36%). Song song đó, doanh số cho vay trong ngắn hạn lại tăng với tốc độ 24,17% tương đương tăng 79.312 triệu đồng cao hơn năm 2010 để đạt mức doanh số 407.516 triệu đồng nâng mức tỷ trọng của hình thức vay vốn này trong tổng doanh số cho vay nông dân lên 6,29% ( tương ứng chiếm tỷ trọng 96,21% trong tổng thể). Như vậy, nhờ vào sự tăng trưởng mạnh của hình thức này đã góp phần làm tăng tổng doanh số cho vay nông dân lên 16,05% ( tương đương 58.577 triệu đồng) để đạt 423.570 triệu đồng trong cả năm.

b. Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn

Nơng dân là nhóm khách hàng chiếm tỷ lệ đông đảo nhất ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Như đã phân tích, trong 3 năm qua ( 2009 – 2011), doanh số cho vay của nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng rất cao ( trên 80% doanh số cho vay HĐTD tại NH). Trên cơ sở mục tiêu hoạt động của ngân hàng hướng đến chăm lo cuộc sống người dân trong huyện, ngân hàng sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu nguồn vốn cho những dự án, phương án kinh doanh hợp lý từ phía người dân. Nhìn chung, hoạt động vay vốn của người dân Trà Ôn chú trọng vào việc phát triển nâng cao hoạt động nông nghiệp truyền thống: trồng trọt, chăn ni,... ( gọi chung là mơ hình kinh tế tổng hợp – KTTH). Đây là những ngành nghề có truyền thống khá lâu đời, kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi của người dân được tích lũy rất nhiều. Vì thế, những phương án kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ được ngân hàng tập trung cho vay rộng rãi nhằm góp phần tạo cơng ăn việc làm, nguồn thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, ngân hàng khuyến khích đầu tư đầu tư vào những phương án kinh doanh mua bán lúa gạo, mua bán phân bón, vật tư nơng nghiệp, các hình thức kinh doanh dịch vụ khác... ( gọi chung là hình thức kinh doanh, dịch vụ – KDDV) nhằm mục tiêu thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp của người dân diễn ra một cách nhanh chóng, giúp người dân yên tâm sản xuất nông nghiệp, vững tin trong trồng trọt và chăn ni của mình.. Hình thức vay vốn của người

dân để phục vụ cho nhu cầu đầu tư mua máy nông nghiệp ( máy No) và các phương tiện vận tải ( tàu, ghe, xalan, xe…) cũng chiếm một tỷ trọng cho vay khá đáng kể. Doanh số mang lại từ việc cho vay nhóm khách hàng này được thể hiện như sau:

Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN

ĐVT: Tỷ đồng

Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 2010 - 2009 2011 - 2010

Hình thức vay

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % - Kinh tế tổng hợp 223.256 62,89 237.674 65,12 256.524 60,56 14.418 6,46 18.850 7,93 - Kinh doanh dịch vụ 77.056 21,70 87.270 23,91 147.302 34,78 10.214 13,26 60.032 68,79 - Xây dựng nhà ở 5.659 1,59 4.620 1,27 2.350 0,55 (1.039)(18,36) (2.270) (49,13) - Mua máy No và phương tiện vận tải 43.610 12,28 28.570 7,83 12.159 2,87 (15.040)(34,49) (16.411) (57,44) - Khác 5.435 1,53 6.859 1,88 5.235 1,24 1.424 26,20 (1.624) (23,68) Tổng cộng 355.016 100 364.993 100 423.570 100 9.977 2,81 58.577 16,05

(Nguồn: Phịng kế tốn NHNo&PTNT huyện Trà Ôn)

Cụ thể như sau: trong năm 2009, doanh số cho vay nơng dân đạt 355.016 triệu đồng; trong đó, cho vay KTTH chiếm tỷ trọng 62,89%, đạt mức doanh số 223.256 triệu đồng, hình thức KDDV chiếm khoảng 21,7% ở mức 77.056 triệu đồng. Đây là hai lĩnh vực khá phổ biến mang lại nguồn thu nhập ổn định cho hoạt động cho vay tại ngân hàng. Bên cạnh đó, các hình thức cho vay khác: đầu tư mua máy No và phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng khoảng 12,28% đạt doanh số 43.610 triệu đồng; xây dựng nhà ở đạt 5.659 triệu tương ứng 1,59%; các hình thức cho vay khác chỉ đạt 5.435 triệu ở mức 1,53%. Sang năm 2010, doanh số cho vay mơ hình KTTH tăng 6,46%, hơn doanh số đạt được năm 2009, 14.418 triệu đồng mang về cho tổng doanh thu thu được từ nông dân tại ngân hàng tăng

số cho vay để KDDV tăng thêm 10.214 triệu tương đương 13,26% so với doanh số cùng kỳ năm trước. Để đạt được kết quả này là do diễn biến dịch bệnh khá tiềm ẩn và bất ổn trong năm đã góp phần đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực KDDV nhiều hơn trong khi nhà nông phải thực hiện nhiều phương án để khắc phục và cải thiện. Thêm vào đó, nhờ vào chính sách hỗ trợ lãi suất từ Chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Đây cũng là lý do vì sao trong năm 2009 các lĩnh vực vay vốn xây dựng nhà ở, cũng như đầu tư mua sắm máy No và phương tiện vận tải lại chiếm một tỷ lệ khá cao. Vì thế, trước sự bão hịa trong xu hướng thị trường thì nhu cầu vay vốn phục vụ đầu tư mua máy No & phương tiện vận tải đã giảm xuống khá nhanh chỉ đạt 28.570 triệu đồng tức đã giảm trên 15.000 triệu ( tương ứng 34,49% so với cùng kỳ năm trước); và tiếp tục đi xuống trong năm 2011 chỉ còn 12.159 triệu tương ứng giảm thêm 16.411 triệu đồng trong cả năm ( xấp xỉ giảm 57,44%). Cùng với đó, nhu cầu vay vốn để phục vụ phát triển nhà ở trong hai năm 2010 – 2011 cũng giảm sút khá nghiêm trọng nguyên nhân là do lãi suất cho vay lĩnh vực này rất cao, rủi ro lại rất lớn, chính vì vậy nên lĩnh vực này khơng được khuyến khích cho vay nhiều. Do đó, doanh số cho vay đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân giảm liên tục 18,36% tương ứng với mức 1.039 triệu đồng ( doanh số năm 2010 so với năm 2009); 49,13% tương ứng 2.270 triệu đồng ( doanh số năm 2011 so với năm 2010).

Sang năm 2011, trước chính sách phát triển kinh tế, cũng như hoạt động tín dụng nhanh chóng. Mục tiêu trước mắt của cả năm này là tăng trưởng doanh số nhanh kết hợp hỗ trợ mạnh mẽ giúp người dân địa phương hoạt động sản xuất, kinh doanh thuận lợi, tăng cường cải thiện đời sống, việc làm ổn định cho họ. Vì thế, thực hiện tăng trưởng doanh số cho vay là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng. Do đó, trong năm 2011 doanh số cho vay nhóm khách hàng trọng điểm này ( nhóm nơng dân) tăng 16,05% tương đương 58.577 triệu đồng cao hơn năm 2010 trước sự sụt giảm nghiêm trọng của nhiều lĩnh vực cho vay của nông dân. Để đạt được như vậy, nhờ vào sự tăng trưởng nhanh chóng trong hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu KTTH và KDDV ( lần lượt 7,93% tương ứng tăng 18.850 triệu đồng; 68,79% tương ứng 60.032 triệu đồng).

Ngoài ra, một số lĩnh vực cho vay tín dụng cho nơng dân cũng mang lại nguồn thu cho ngân hàng tuy nhiên tỷ lệ đóng góp trong tổng doanh số cho vay nông dân ( tỷ trọng trong tổng thể) tương đối khơng đáng kể.

Nhìn chung, dù một số lĩnh vực cho vay sụt giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tuy vậy, trước sự nhiệt quyết và những giải pháp kinh doanh hợp lý cùng với sự chỉ đạo, phối hợp kịp thời từ tuyến trên, hoạt động cho vay vốn tín dụng của nơng dân tại ngân hàng trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, một số lĩnh vực như KTTH, KDDV đạt mức tăng trưởng rất đều đặn và tương đối nhanh chóng. Đây là hai lĩnh vực trọng tâm của toàn hoạt động cho vay dành cho nông dân cần tiếp tục giữ vững và phát triển hơn nữa phát huy vai trò hỗ trợ nguồn vốn, hỗ trợ phát triển kinh tế huyện, kinh tế hộ gia đình, đời sống cho nông dân của ngân hàng huyện Trà Ơn, góp phần tạo cơ sở công ăn việc làm, nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Bên cạnh đó, các lĩnh vực vay vốn phục vụ xây dựng nhà ở, phương tiện vận tải tuy đạt được kết quả doanh số tương đối thấp và có xu hướng giảm xuống nhưng đây là những lĩnh vực hứa hẹn sẽ phát triển rất nhanh trong tương lai do đời sống của người dân trong huyện đang ngày một được nâng cao, nguồn thu nhập đang ngày càng đi vào ổn định và cải thiện. Vì thế, ngân hàng cần có những phương án cụ thể, hợp lý để khai thác những lĩnh vực tiềm năng này trong thời gian tới.

Cho vay mơ hình KTTH:

Đây là hình thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn vốn để trồng trọt ( lúa, cây ăn trái,…), chăn nuôi ( gia súc, gia cầm,…). Nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của nông hộ trong huyện. Với lượng khách hàng vay vốn hằng năm chiếm tỷ lệ cao nhất trên mọi lĩnh vực cho vay tại NH. Tuy nhiên, nhu cầu nguồn vốn của từng cá thể hay hộ nông dân trong những năm qua khá thấp; những phương án kinh doanh của người dân cần nguồn vốn ít, hoạt động theo hộ gia đình, cá thể hoạt động riêng lẻ, mang tính tự phát là chủ yếu và như thế chi phí trong việc thực hiện cao, khả năng sinh lời khơng cao. Như vậy, địi hỏi sự thẩm định tài sản, đánh giá phương án chính xác từ bộ phận tín dụng để tiến hành cho vay vốn đúng đắn, giúp phân phát nguồn vốn hợp lý nhất nhằm tiếp vốn kịp thời cho người dân trong huyện;

khơng có điều kiện để trả nợ, hoặc làm ăn thua lỗ. Chính vì lẽ đó, ngân hàng cần quản lý chặt chẽ công tác thẩm định, cho vay, tích cực theo dõi sát sao nguồn vốn cho vay đảm bảo khả năng thu nợ tốt, bảo toàn nguồn vốn cho ngân hàng.

Cho vay KDDV:

Đây là hình thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn vốn để sản xuất kinh doanh ( kinh doanh mua bán lúa gạo, mua bán vật tư nông nghiệp, dịch vụ xe khách…). Đã nhiều năm qua, người dân trong huyện đã quen với việc tập trung nhiều vào hoạt động nông nghiệp truyền thống làm nền tảng nên kinh nghiệm trong KDDV chủ yếu dựa trên những mối quan hệ lâu dài. Do đó, khi hoạt động trong KDDV, qui mô mở rộng và phát triển kinh doanh bị hạn chế rất lớn. Và đây cũng là những dự án chứa đựng nhiều rủi ro và nhu cầu nguồn vốn khá cao. Vì thế, sự đầu tư khai thác lĩnh vực này đã ít được người dân chú trọng nhiều. Tuy nhiên, với số lượng khách hàng giao dịch hằng năm ít nhưng nhu cầu nguồn vốn lại rất cao trên từng cá thể vay vốn. Vì thế, đây thực sự là lĩnh vực hứa hẹn sẽ phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai, chính xác hơn đây sẽ lĩnh vực mang lại những khoảng lợi nhuận cao cho ngân hàng dựa trên những khoản vay rất lớn của những hộ nơng dân mang lại trong khi đó, những phương án kinh doanh của người dân lại rất khả thi và có tỷ suất sinh lợi cao, vì thế rủi ro khi cho vay trong lĩnh vực này tương đối khơng ảnh hưởng nhiều. Vì vậy, ngân hàng cần xem xét tập trung khai thác mạnh cũng như thắt chặt cơ chế quản lý nợ hợp lý nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro về nguồn vốn vay cho ngân hàng.

Cho vay mua máy No và phương tiện vận tải:

Đây là hình thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn tín dụng phục vụ mua máy No và các phương tiện vận tải phục vụ cho quá trình sản xuất No và kinh doanh dịch vụ, vận chuyển của người dân địa phương.

Ngoài ra, các lĩnh vực cho vay khác như: cho vay vốn sinh hoạt; cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở,... vẫn được người dân địa phương quan tâm vay vốn nhưng số lượng khách hàng cũng như doanh số cho vay những lĩnh vực này không đáng kể nguyên nhân chủ yếu là do hình thức này được người dân địa phương lên phương án rất cụ thể và chi tiết. Vì thế, rất ít trường hợp sử dụng vượt nguốn vốn tự có của mình. Tuy nhiên, trước nhu cầu đổi mới và hiện đại hóa nơng thơn, đời sống nhân dân đang ngày một được nâng cao, nhu cầu cuộc

sống, nhà ở ngày một hiện đại hơn thì đây sẽ là những lĩnh vực cho vay rất tiềm năng, góp phần đa dạng hóa qui mơ hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho tổng thu nhập của ngân hàng một vài năm tới.

Nhìn chung, hoạt động cho vay vốn tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua hoạt động khá tốt, qui mô cho vay đang từng bước được mở rộng và phát triển. Bên cạnh đó, NH vẫn luôn theo dõi sát sao diễn biến kinh tế thị trường, cũng như xu hướng và nhu cầu thực tế của người dân trong huyện góp phần tạo lập nguồn vốn kịp thời cho phương án, dự án kinh doanh của người dân, từ đó tạo cơng việc làm ăn ổn định cho nhiều hộ gia đình và người dân trong huyện. Qua đó, hồn thành khá tốt mục tiêu mà Ngân hàng Nhà Nước, ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động vay vốn tín dụng của nông dân tại ngân hàng nn và ptnt huyện trà ôn (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)