Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty CP việt pháp SX thức ăn gia súc proconco (Trang 32 - 124)

Công ty CP Việt Pháp - SX thức ăn gia súc Proconco tiền thân là công ty Liên doanh Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc, được thành lập theo giấy phép đầu tư số 178/GP ngày 02/04/1991, với vốn đầu tư là 50.000.000 USD do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp dưới hình thức là Công ty Liên doanh giữa Việt Nam và Pháp, tỷ lệ vốn góp tương ứng mỗi bên là 49% và 51%, trụ sở chính và Nhà máy đặt tại KCN Biên Hòa I, tỉnh Đồng Nai.

Công ty Liên doanh Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc là liên doanh đầu tiên giữa Cộng Hoà Pháp và Việt Nam đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, nông nghiệp vào năm 1991, thời kỳ đầu khi Việt Nam thực hiện chính sách kinh tế mở cửa, kêu gọi đầu tư nước ngoài.

Ngày 01 tháng 02 năm 2008, Công ty CP Việt Pháp - SX thức ăn gia súc Proconco, chính thức được điều chỉnh theo Giấy chứng nhận đầu tư số 472031000390. Do BQL Các khu công nghiệp Đồng Nai cấp, với vốn điều lệ ban đầu là 300.000.000.000 đồng, hiện nay được tăng vốn là 500.000.000.000 đồng.

Ngày nay, Công ty CP Việt Pháp - SX thức ăn gia súc Proconco là công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản.

Công ty CP Việt Pháp - SX thức ăn gia súc Proconco được tóm tắt qua các giai đoạn phát triển như sau:

Con cò hình thành 1991 - 1997 :

Vào những năm cuối thập kỷ 80 đầu 1990, Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, kêu gọi và mời chào các nhà Đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam. Tập

-- 25 --

Đoàn SCPA - một tập đoàn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp đến từ Cộng Hoà Pháp đã quyết định đầu tư vào Việt Nam một nhà máy sản xuất thức ăn gia súc đặt tại KCN Biên Hòa và cũng là liên doanh nước ngoài đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam lúc bấy giờ và được Bộ Kế hoạch đầu tư cấp giấp phép vào năm 1991.

Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt nam bấy giờ còn khá mới mẻ với khái niệm thức ăn chăn nuôi công nghiệp, đây là một thời kỳ đầy khó khăn, gian khổ, lúc ban đầu tất cả các nhân viên của công ty từ Ban Tổng Giám Đốc đến các Trưởng phòng ban đều tham gia việc giới thiệu và bán hàng, đưa mặt hàng thức ăn gia súc Con Cò quen dần với người chăn nuôi. Những nỗ lực không ngừng đó đã đem lại kết quả thành công ngoài mong đợi, sản lượng thức ăn gia súc tăng trưởng với tốc độ rất tốt, và thành công lớn nhất là Con Cò dần dần trở thành quen thuộc trong suy nghĩ tiềm thức của người chăn nuôi, khi nói đến thức ăn gia súc, cám cho heo, gà, người ta nghĩ đến ngay từ “ Con cò ”.

Con cò phát triển 1997 - 2001 :

Khi thị trường chăn nuôi Việt Nam có những bước tiến mới đáng khích lệ, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ dần thu hẹp và nhường bước cho những trang trại chăn nuôi công nghiệp hiện đại hơn. Thị trường thức ăn gia súc trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, các Công ty vốn 100% nước ngoài đã có mặt ở thị trường Việt Nam, như tập đoàn C.P của Thailand, Cargill của USA.

Trước tình hình đó, Hội đồng quản trị Công ty Liên Doanh Việt Pháp Proconco đã quyết định đầu tư thêm nhà máy mới ở Cần Thơ bên cạnh bờ sông Hậu, Nhà máy Khuyến Lương ở Hà Nội, và Đình Vũ bên dòng sông Cầm, Thành Phố Hải Phòng. Và đến năm 2009 cả 4 nhà máy đã hoàn thành giai đoạn tách ra thành các công ty độc lập.

Con cò tăng trưởng liên tục 2002 - 2007.

Khi Công ty đã ổn định, và đi vào hoạt động đồng bộ, và đặc biệt là sản phẩm thức ăn thủy sản Con cò dành cho cá Tra và cá Basa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long được đưa ra thị trường sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, đã trở thành thức ăn thuỷ sản dẫn đầu trên thị trường lúc bấy giờ, Công ty chiếm hơn 50-60% thị phần thức ăn cá bấy giờ.

-- 26 --

Con cò đổi mới 2008 - hiện nay.

Đầu năm 2008, Công ty đã có những quyết định thay đổi từ mô hình công ty liên doanh sang Công ty cổ phần để phát triển hơn nữa tiềm lực tài chính, nguồn vốn và tài nguyên con người.

Công ty bước sang một trang mới, nhiều dự án mới được đề xuất, nhiều hợp tác liên kết được ra đời, đặc biệt là sự xuất hiện ý tưởng chuỗi liên kết " Từ Trang trại đến Bàn ăn" liên kết, hợp tác giữa các thành viên trong Tổng Công ty Công Nghiệp Thực Phẩm Đồng Nai - DOFICO để tận dụng lợi thế cạnh tranh và dựa vào sức mạnh sẵn có của các thành viên trong chuỗi để phát triển mạnh mẽ và hội nhập trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và cạnh tranh gay gắt, nhưng trước hết là vì quyền lợi của khách hàng, người tiêu dùng trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khoẻ, đó là mục tiêu cũng như tên gọi của chương trình liên kết "Từ Trang Trại đến Bàn ăn"

3.1.2 Chức năng - nhiệm vụ, quyền hạn của công ty.

Các phòng ban có chức năng chủ yếu là thực hiện các nhiệm vụ được giao, tham mưu cho các Giám đốc và giúp Ban Giám đốc xử lý các thông tin về thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty.

Phòng Thương mại:

Tham mưu cho Ban Giám đốc về tình hình thị trường, lên kế hoạch bán hàng tháng. Đào tạo, theo dõi các nhân viên thương mại được cử xuống các tỉnh làm đại diện thương mại của Công ty, mở rộng thị trường, xây dựng các Đại lý tại các tỉnh, tổ chức hội thảo kỹ thuật chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ để hướng dẫn chăn nuôi và giới thiệu sản phẩm của Công ty.

Phòng Hành chính - Nhân sự:

Giúp đỡ ban lãnh đạo về các mặt công tác thuộc lĩnh vực hành chính, phân phối lưu trữ công văn giấy tờ, tổ chức phục vụ đối nội, đối ngoại, quan hệ với địa phương sở tại, tham mưu quản lý chỉ đạo nghiệp vụ các mặt công tác tổ chức cán bộ nhân sự, lao động, tiền lương, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, bảo vệ.

-- 27 --

Phòng Tài chính - Kế toán:

Đây là phòng tham mưu quản lý chỉ đạo nghiệp vụ và trực tiếp làm công tác tài chính - kế toán thống kê của Công ty. Tham mưu cho ban lãnh đạo và theo dõi thực hiện các quy chế về quản lý kinh tế tài chính. Quyết toán và phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh, xử lý các tồn tại về mặt tài chính. Phân phối và điều hoà vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập kế hoạch và hướng dẫn thực hiện kế hoạch thu chi tài chính của Công ty.

Phòng quản lý chất lượng:

Đây là phòng quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty từ khâu nhận nguyên liệu đến khâu ra thành phẩm, phải phân tích các mẫu nguyên liệu, mẫu thành phẩm, so sánh kết quả phân tích với những chỉ tiêu chất lượng theo đúng yêu cầu kỹ thuật quy định trong công thức.

Phòng Thu mua:

Làm nhiệm vụ thu mua nguyên liệu trong nước, nước ngoài và các loại hàng hoá phục vụ sản xuất. Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về quản lý nghiệp vụ thu mua hàng hoá và thị trường nguyên liệu trong nước, nắm chắc giá cả thị trường nguyên liệu, tận dụng thời gian mua và bán nguyên liệu thích hợp nhất về giá cả và chất lượng.

Phòng Sản xuất:

Lên kế hoạch sản xuất dựa trên kế hoạch bán và đơn đặt hàng của Thương mại, phối hợp với Bộ phận Kho và Thu mua chuẩn bị nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất, phối hợp với Kho về lượng hàng tồn trong kho thực tế để sản xuất đủ số lượng, chủng loại hàng cho phù hợp.

Phòng Bảo Trì:

Theo dõi hoạt động của toàn bộ dây chuyền sản suất, bảo trì, bảo dưỡng nhà xưởng máy móc theo định kỳ, đảm bảo cho máy móc chạy đủ công suất đáp ứng cho sản xuất. Đảm đương việc quản lý các linh kiện thay thế và quản lý việc cung cấp điện nước.

-- 28 --

3.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Giám đốc thương mại Giám đốc hành chính Giám đốc tài chính Giám đốc chất lượng Giám đốc thu mua Giám đốc sản xuất Giám đốc bảo trì

Hình 3.1: Cơ cấu lãnh đạo của Công ty CP Việt Pháp - SX thức ăn gia súc Proconco - 2011

-- 29 --

Đây là sơ đồ về bộ máy quản lý của Công ty CP Việt Pháp - SX thức ăn gia súc Proconco, mỗi cấp quản lý có chức năng nhiệm vụ riêng của mình:

Hội đồng quản trị:

Là bộ phận quản lý có quyền cao nhất giữ vai trò chủ chốt đưa ra những quyết định quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản trị được bầu sau khi thống nhất ý kiến của các bên góp vốn.

Ban Tổng Giám đốc:

Là bộ phận quản lý và điều hành công việc hàng ngày của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động kinh doanh của công ty.

3.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty.

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011

Doanh thu cung cấp hàng hóa và dịch vụ 6,121,539 6,680,176 7,941,323 8,783,473

Các khoản giảm trừ doanh thu 1,736 2,366 2,799 3,022

Doanh thu thuần từ hàng hóa và dịch vụ 6,119,803 6,677,810 7,938,524 8,780,451

Giá vốn hàng bán 5,721,541 5,832,077 7,033,113 7,728,345

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 398,262 845,733 905,412 1,052,106

Doanh thu hoạt động tài chính 24,532 23,535 29,879 26,902

Chi phí tài chính 126,605 71,695 86,600 78,493

Trong đó: Chi phí lãi vay 52,931 26,593 43,257 32,544

Chi phí bán hàng 172,681 229,027 305,731 353,677

Chi phí quản lý doanh nghiệp 40,901 89,815 90,587 104,288

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 82,608 478,731 452,374 542,550

Thu nhập khác 494 1,211 1,340 1,063

Chi phí khác 140 540 733 779

Lợi nhuận khác 354 672 607 284

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 82,961 479,403 452,981 542,834

Chi phí thuế TNDN hiện hành 13,862 78,727 69,848 87,181

Chi phí thuế TNDN hoãn lại (522) (3,077) (5,978) (3,760)

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 69,621 403,752 389,111 459,413

Lãi cơ bản trên cổ phiếu - 120,668

ĐV tính : tr đồng

Bảng 3.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh

-- 30 --

Theo tạp chí Feed International bình chọn năm 2010, Công ty CP Việt Pháp - SX thức ăn gia súc Proconco xếp hạng 35 trong 500 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất Việt Nam, và nằm trong top 50 công ty thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới.

Qua số liệu báo cáo từ năm 2008 đến 2011, cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sau khi đổi mới vào năm 2008, đã giúp công ty tăng doanh số bán hàng liên tục từ năm 2009 đến năm 2011, và đặc biệt với phương thức quản lý mới, công ty đã đưa ra hàng loạt phương pháp quản lý hàng tồn kho, đồng thời bộ phận thu mua đã thực hiện những đơn hàng với các đối tác nước ngoài vào những thời điểm giá cả nguyên liệu trên thế giới đang ở mức thấp, sau đó chọn thời gian giao hàng theo đúng kế hạch sản xuất của công ty, đã giúp cho giá vốn hàng bán giảm xuống, dẫn đến kết quả là ngay từ năm 2009 đã có một bước đột phá về lợi nhuận sau thuế của công ty tăng từ 69,6 tỷ đồng năm 2008, đã tăng nhanh chóng lên mức 403,7 tỷ đồng vào năm 2009, và nó được giữ ổn định vào năm 2010 và năm 2011.

-- 31 --

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.2.1 Quy trình nghiên cứu. 3.2.1 Quy trình nghiên cứu.

Hình 3.2 : Quy trình thực hiện nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng

- Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha - Phân tích nhân tố

- Phân tích hồi quy tuyến tính

Đánh giá sự hài lòng của khách hàng

Kết luận & kiến nghị Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Đề nghị mô hình nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu định tính Thảo luận chuyên gia tính

Mô hình nghiên cứu & thang đo sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ

- Khảo sát 80 mẫu - Cronbach’s Alpha - EFA

-- 32 --

3.2.2 Nghiên cứu định tính.

Là nghiên cứu khám phá được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận, phỏng vấn để khám phá các yếu tố mới và khẳng định lại các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi mua sản phẩm của công ty CP Việt Pháp - SX thức ăn gia súc Proconco. Trong quá trình phỏng vấn, các thành phần của thang đo lý thuyết được đối chiếu với ý kiến của khách hàng, đồng thời tìm ra các yếu tố phát sinh từ thực tế.

Nghiên cứu này dựa trên các mô hình chất lượng sản phẩm - dịch vụ, mô hình các yếu tố tác động vào sự hài lòng của khách hàng, sau đó khám phá, điều chỉnh và bổ sung cho mô hình các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng khi mua sản phẩm tại công ty và các biến quan sát dùng để đo lường các thành phần của nó.

3.2.2.1 Thiết kế nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn bằng bảng câu hỏi ( Phụ lục 01 ), với các đối tượng khảo sát như sau:

 Các trưởng bộ phận.

 Các trưởng vùng ( phụ trách bán hàng )

Tác giả phỏng vấn từng đối tượng ( Phụ lục 02 ) để xem theo ý kiến của họ, các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm của công ty bao gồm những yếu tố nào. Sau đó đưa ra các tiêu chí đã được kết hợp và chọn lọc từ các thang đo chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Cuối cùng xem xét lại hết tất cả các kết quả chọn lựa và sắp sếp lại thành các tiêu chí làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi mua sản phẩm của Công ty CP Việt Pháp - SX thức ăn gia súc Proconco.

3.2.2.2 Kết quả nghiên cứu.

Ban đầu tác giả sử dụng 09 yếu tố để khảo sát sự hài lòng của khách hàng khi mua sản phẩm tại công ty. Sau khi điều tra thì tác giả phải điều chỉnh lại và kết quả phỏng vấn cho thấy có 08 yếu tố mà khách hàng quan tâm và mong muốn được thỏa mãn khi mua hàng tại Công ty cổ phần Việt Pháp - sản xuất thức ăn gia súc Proconco.

Trong nghiên cứu này, thang đo về Hình ảnh công ty không được đưa vào để tiếp tục nghiên cứu về đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng.

1. Chất lượng sản phẩm: Khách hàng mong muốn sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, ổn định và giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh.

-- 33 --

2. Giá cả sản phẩm: Khách hàng mong muốn giá cả sản phẩm ổn định, và không cao hơn so với những sản phẩm cùng loại của các công ty khác.

3. Chương trình khuyến mãi, chiết khấu: Chương trình khuyến mãi phù hợp với thị hiếu nhu cầu người tiêu dùng, kích thích được sức mua hàng của người tiêu dùng, chính sách chiết khấu rõ ràng cho từng đối tượng khách hàng.

4. Năng lực phục vụ khách hàng: Khách hàng mong muốn khi mua hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian để chờ đợi lấy hàng, cũng như thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên cũng góp phần quan trọng làm hài lòng của khách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty CP việt pháp SX thức ăn gia súc proconco (Trang 32 - 124)