Tương quan tuyến tính nhằm giúp tìm hiểu mối quan hệ giữa các biến, ở đây tác giả muốn tìm hiểu có mối quan hệ như thế nào giữa “ Hài lòng khách hàng ” với chương trình chiết khấu, chất lượng giá cả, chăm sóc khách hàng, mẫu mã bao bì, địa điểm bán hàng, phương thức thanh toán.
-- 56 --
Giả thuyết H0 : Biến “ hài lòng khách hàng ” độc lập với các biến còn lại Kiểm định H1 : Biến “ hài lòng khách hàng ” có liên hệ với các biến còn lại
Bảng 4.11 : Sự tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu
Biến quan sát CTKM CLGC PVQH MMBB DDBH PTTT HLKH CTKM 1 .333** .549** .486** .394** .298** .665** CLGC 1 .427** .353** .350** .262** .574** PVQH 1 .531** .420** .238** .729** MMBB 1 .438** .182** .549** DDBH 1 .136* .623** PTTT 1 .495** HLKH 1
** Tương quan Spearman's có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01 ( 2-tailed ) * Tương quan Spearman's có ý nghĩa thống kê ở mức 0.05 ( 2-tailed )
Nguồn : Phụ lục 10
Kết quả kiểm định cho thấy, các biến trong mô hình hồi quy đều có tương quan với nhau ở mức ý nghĩa ( α )1 ≤ 0.05 . Hệ số tương quan ( Pearson, ký hiệu r )2 giữa các biến nhỏ hơn r ≤ 0.729. Giá trị này cho thấy giữa “ Hài lòng khách hàng ” với chương trình chiết khấu, chất lượng giá cả, chăm sóc khách hàng, mẫu mã bao bì, địa điểm bán hàng, phương thức thanh toán có mối liên hệ.
---
1 Mức ý nghĩa α là khả năng tối đa cho phép phạm phải sai lầm, nếu α = 5% nghĩa là khi thực hiện kiểm định chúng ta đã chấp nhận một khả năng phạm sai lầm là 5%, từ đó độ tin cậy được kiểm định là 1- α = 95% ( Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc , 2008 , tập 1 , P 117 ).
2 Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ ( Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc , 2008 , tập 1 , P 195 - 205 ).
-- 57 --