Thực tiễn áp dụng thuếchống trợ cấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu, kinh nghiệm áp dụng của mỹ và bài học cho việt nam (Trang 46 - 52)

23 Các bên liên quan phải trả lời bản câu hỏi điều tra của Cục quản lý cạnh tranh trong quá trình điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp được quy định tại khoản 1 ĐIều 24 Nghị định 89/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều

2.2.1. Thực tiễn áp dụng thuếchống trợ cấp

Hiện nay biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chóng trợ cấp là 2 biện pháp phòng vệ thương mại được các quốc gia sử dụng nhằm chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trên thực tế, các cuộc điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp lại ít được các quốc gia thực hiện hơn so với biện pháp chống bán phá giá. Vì biện pháp chống trợ cấp được coi là nhạy cảm về mặt chính trị chính. Nếu biện pháp chống bán phá giá chỉ nhằm vào các doanh nghiệp có hành vi bán phá giá gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất quốc gia khác; thì biện pháp chống trợ cấp lại tác động trực tiếp tới Chính phủ nước bị kiện. Thêm vào đó phương pháp tính tốn trợ cấp là ít chắc chắn hơn tính tốn phá giá và chính vì điều này các nước lần đầu tiên sử dụng biện pháp chống trợ cấp dễ bị lộ điểm yếu hơn nếu họ sao chép các phương pháp tính tốn trong bán phá giá. Do tính chất phức tạp và sự ảnh hưởng đến quan hệ chính trị của một vụ điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp, thông thường các nước tiến hành điều tra chống bán phá giá thay cho điều tra chống trợ cấp.

41

Theo số liệu của WTO, trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2010 chỉ có 255 cuộc điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp. Trong giai đoạn này, trung bình mỗi năm có khoảng 16 vụ điều tra và áp dụng biện pháp chống trợ cấp trên thế giới. Năm 1999 là năm có số vụ điều tra lớn nhất (41 vụ). Sau đó, số vụ điều tra và áp dụng giảm dần, trong đó thấp nhất là năm 2005 với 6 vụ. Do Hiệp định SCM chính thức có hiệu lực và đưa ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt và chi tiết cho việc áp dụng thuế chống trợ cấp, cùng với việc thực hiện các cam kết cắt giảm các khoản trợ cấp không phù hợp của các quốc gia thành viên, nên các nước không thể tùy tiện áp dụng thuế chống trợ cấp.

Tuy nhiên, từ năm 2006, việc áp dụng thuế chống trợ cấp ngày càng gia tăng. Đặc biệt năm 2009 đã tăng lên 28 vụ. Nguyên nhân của việc gia tăng việc áp dụng thuế chống trợ cấp có thể là một trong những nguyên nhân sau:

- Sau khủng hoảng kinh tế đến nay, nền kinh tế của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng và vẫn chưa hoàn tồn phục hồi. Chính vì vậy mà các quốc gia hiện nay đang tăng cường áp dụng các biện pháp trợ cấp được phép thực hiện nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các ngành sản xuất, khôi phục lại nền kinh tế. Các khoản trợ cấp cho các doanh nghiệp và các ngành sản xuất trong nước đang có xu hướng tăng dần.

42

- Thông qua các vụ điều tra, áp dụng thuế chống trợ cấp trong các giai đoạn trước, các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Các nước dần dần hoàn thiện hơn các quy định pháp luật và xây dựng được bộ máy để có thể áp dụng thuế chống trợ cấp. Trước đây, việc áp dụng thuế chống trợ cấp thường diễn ra ở các nước phát triển vì họ có khả năng kinh tế cũng như các văn bản pháp luật, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên, những năm gần đây, các nước đang phát triển cũng dần dần xây dựng được hệ thống pháp luật và bộ máy nhà nước áp dụng hiệu quả thuế chống trợ cấp như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan…

Trong các quốc gia áp dụng thuế chống trợ cấp thì Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Cộng đồng Châu Âu chiếm đến 2/3 số trường hợp áp dụng thuế chống trợ cấp. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia tiến hành các cuộc điều tra và áp dụng thuế chống trợ cấp nhiều nhất. Hoa Kỳ là nước có nền kinh tế rất phát triển, cùng với các quy định về thuế chống trợ cấp từ rất lâu đời. Đối với những nước chưa có kinh nghiệm trong áp dụng thuế chống trợ cấp, như Việt Nam, việc học hỏi kinh nghiệm từ những nước đi trước như Hoa Kỳ là điều rất cần thiết.

Luật chống trợ cấp của Hoa Kỳ có lịch sử lâu đời- thậm chí cịn lâu hơn cả Luật chống bán phá giá. Trong đó, thuế chống trợ cấp đánh vào việc định giá không công bằng do những trợ cấp khơng hợp lý của chính phủ cho các cơng ty xuất khẩu. Năm 1897, Hoa Kỳ ban hành các quy định trong đó các mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ được nước ngồi trợ cấp đều có thể bị áp dụng thuế chống trợ cấp. Các quy định này được quy định trong Mục 303 Luật thuế Fordney- McCumber năm 1922, sau đó được thay thế bởi Mục 303- Luật thuế quan năm 193024.Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2010, Mỹ đã có 72 cuộc điều tra và áp dụng thuế chống trợ cấp25

, chiếm tỷ lệ 28,2% tổng số vụ điều tra và áp dụng thuế chống trợ cấp trên thế giới.

Việc áp dụng hiệu quả thuế chống trợ cấp của Hoa Kỳ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế. Chính yếu tố này giúp cho Hoa Kỳ có một nguồn ngân sách dồi dào, thuận lợi cho việc tổ chức điều hành các bộ máy nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, trong đó có các cơ quan phụ trách về các vụ việc chống trợ cấp. Sự phát triển kinh tế vững mạnh trong thời gian dài giúp Hoa Kỳ nắm giữ thế chủ động khi điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp. Nên họ khả năng thành công trong việc áp dụng thuế chống trợ cấp là khá cao.Mặt khác, pháp luật Hoa Kỳ đã phát triển từ rất sớm và có nhiều tiến bộ so với nhiều nước trên thế giới. Trong đó, các quy định về thuế chống trợ cấp được quy định chặt chẽ và cụ thể về các

24www.ia.ita.doc.gov/regs/index.htm [truy cập ngày 13-6-2012]

25 Số liệu được lấy từ trang web của WTO- www.WTO.org/english/tratop_e/scm_e/scm_e.htm [truy cập ngày 10-7-2012] 2012]

43

vấn đề liên quan (sẽ được trình bày trong phần tiếp theo của khóa luận). Cuối cùng, do đã áp dụng thuế chống trợ cấp từ rất sớm nên đến nay, Mỹ đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Việt Nam hiện là nước đang phát triển và cũng có nhiều quan hệ về kinh tế với Hoa Kỳ. Việc nghiên cứu các quy định pháp luật của Hoa Kỳ về thuế chống trợ cấp, giúp chúng ta có kinh nghiệm trong việc đối phó với các biện pháp chống trợ cấp mà Mỹ áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam. Quan trọng hơn, vấn đề về thuế chống trợ cấp đang còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Nước ta cũng khơng có kinh nghiệm áp dụng thuế chống trợ cấp. Với quan hệ hiện nay của Hoa Kỳ và Việt Nam, việc học hỏi kinh nghiệm của áp dụng thuế chống trợ cấp của Hoa Kỳ là khơng mấy khó khăn. Thơng qua việc học hỏi kinh nghiệm này, nước ta có thể xây dựng một hệ thống các quy định về pháp luật chống trợ cấp hoàn chỉnh hơn và dễ dàng áp dụng có hiệu quả trên thực tiễn hơn.

2.2.2. Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp

Những quy định về điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp của Hoa Kỳ về cơ bản giống với quy định trong Hiệp định SCM của WTO. Điều kiện đó bao gồm: (1) có trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp của chính phủ nước ngồi đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ; (2) hàng hóa có trợ cấp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước hoặc làm chậm việc hình thành ngành sản xuất.

 Xác định trợ cấp

Hoa Kỳ phải tìm bằng chứng cụ thể chứng minh sự tồn tại của các loại trợ cấp theo quy định. Không phải tất cả các trợ cấp đều có thể áp dụng thuế chống trợ cấp, trước hết cần phải chứng minh được rằng có sự đóng góp tài chính của chính phủ nước ngoài (ở cấp độ quốc gia hay thấp hơn) có lợi cho việc sản xuất hay nhập khẩu bất kỳ loại hàng hóa nào nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Theo pháp luật Hoa Kỳ, cần có 3 yếu tố cơ bản để Bộ Thương mại (DOC) quyết định là có trợ cấp hay các chương trình hưởng lợi có thể khiếu kiện khơng. Thứ nhất, phải có sự hỗ trợ tài chính của chính phủ hoặc một tổ chức công (trực tiếp hoặc gián tiếp). Thứ hai, sự hỗ trợ tài chính đó đem lại lợi ích cho đối tượng được hưởng. Thứ ba, sự hỗ trợ tài chính phải dành riêng cho một doanh nghiệp hay một ngành sản xuất cụ thể; hay một nhóm doanh nghiệp hoặc nhóm ngành.

Các quy định để xác định trợ cấp là gì và khi nào thì trợ cấp đó bị khiếu kiện của Mỹ giống những quy định trong Hiệp định SCM. Trợ cấp có thể bị áp dụng thuế chống trợ cấp là trợ cấp 3đèn đỏ và trợ cấp đèn vàng. Tuy nhiên, đối với trợ cấp đèn xanh, Hoa Kỳ có những quy định chặt chẽ, cụ thể hơn về loại trợ cấp này. Phạm vi quy định loại trợ cấp này rất hẹp vì chính phủ Hoa Kỳ tránh mở rộng phạm vi trợ cấp đèn xanh nhằm tránh

44

tình trạng các quốc gia lạm dụng loại trợ cấp này để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ.

Ví dụ, đối với trợ cấp nghiên cứu, phát triển không bị khiếu kiện, chính phủ quy định hạn chế trong hai loại trợ cấp. Loại thứ nhất là trợ cấp nghiên cứu ngành nhằm hỗ trợ công việc nghiên cứu tìm ra những kiến thức mới với mục tiêu phát triển các sản phẩm mới hay cải tiến các sản phẩm cũ. Loại thứ hai là hoạt động phát triển tiền cạnh tranh liên quan đến các trợ cấp nhằm hỗ trợ việc chuyển các nghiên cứu ngành thành một kế hoạch cho các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm được cải tiến. Các chi phí được sử dụng cho loại trợ cấp nghiên cứu được giới hạn ở một mức chi phí rất hẹp, ví dụ nhu các chi phí về nhân lực, cơng cụ, thiết bị, đất đai, nhà xưởng hoặc các chi phí tư vấn liên quan và các chi phí khác phát sinh trong qua trình nghiên cứu, phát triển. Bất cứ chi phí tài trợ nào khơng được chiếm hơn 75% chi phí nghiên cứu ngành hoặc 50% chi phí phát triển. Tương tự như vậy, pháp luật Hoa Kỳ cũng hạn chế các loại trợ cấp thỏa mãn trợ cấp hỗ trợ các khu vực khó khăn và trợ cấp nhằm bảo vệ mơi trường không thể khiếu kiện.

 Xác định thiệt hại

Việc điều tra, xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước do hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp do Ủy ban Thương mại quốc tế (ITC) thực hiện. Theo luật pháp Hoa Kỳ, ITC phải đưa ra kết luận có thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước trước khi đưa ra mức thuế chống trợ cấp.

Trước khi kiểm tra thiệt hại, ITC cần định nghĩa và xác định ngành sản xuất nội địa bị điều tra. Ngành sản xuất nội địa là ngành có các cơng ty sản xuất “sản phẩm giống hệt”- một sản phẩm được sản xuất trong nước giống với sản phẩm đang bị điều tra. Định nghĩa sản phẩm giống hệt tương đương với sản phẩm tương tự trong thương mại quốc tế. Theo đó, ITC thường xem xét 5 yếu tố: khả năng sử dụng có thể thay đổi được, hình dáng sản phẩm tương tự, phân phối và sản xuất chung, giá cả tương tự và cảm nhận của khách hàng tương tự. Khơng có yếu tố nào mang tính quyết định yếu tốt nào, nên khi xác định cần phải căn cứ vào cả 5 yếu tố trên.

Thông qua việc xác định sản phẩm tương tự, ITC xác định ngành sản xuất nội địa liên quan. Trong các nhà sản xuất sản phẩm tương tự, dựa vào quá trình điều tra và các thông tin trong vụ kiện, ITC sẽ loại bỏ những nhà sản xuất không liên quan. Quy định về các bên liên quan của Mỹ cụ thể và mở rộng hơn so với Hiệp định SCM. Chẳng hạn như không chỉ nhà sản xuất sản phẩm tương tự với sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp hoặc hiệp hội mà đa số thành viên đó là nhà sản xuất mà cịn có cả nhà buôn bán hoặc hiệp hội

45

gồm đa số các thành viên buôn bán sản phẩm tương tự cũng được xem là bên liên quan. Ngồi ra, các bên liên quan cịn bao gồm:

 Chính phủ nước sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa được trợ cấp

 Nghiệp đoàn hoặc tổ chức người lao động đại diện cho một ngành có tham gia vào sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa tương tự trên lãnh thổ Hoa Kỳ

 Liên minh hoặc hiệp hội doanh nghiệp đại diện cho danh nghiệp chế biến, nhà sản xuất hoặc cơ sở trồng trọt (trong trường hợp điều tra trợ cấp cho hàng nông sản) Điểm thuận lợi khi điều tra trong quy định của Mỹ là nguyên đơn có thể giới hạn điều tra thiệt hại trong ngành sản xuất địa phương. Khi làm như vậy, ngun đơn có thể tránh được việc phân tích các tác động của hàng nhập khẩu đối với toàn bộ thị trường trong trường hợp tác động này không lớn. Để xác định ngành sản xuất khu vực, ITC phải tìm:

 Các nhà sản xuất nội địa bán "toàn bộ hoặc gần hết” tất cả lượng hàng hóa tương tự sản xuất trong nước cho khách hàng trong phạm vi thị trường khu vực chứ không phải thị trường quốc gia;

 Các khách hàng trong thị trường khu vực không mua một lượng lớn hàng hóa giống hệt từ các nhà sản xuất nội địa ngồi khu vực;

 Hàng hóa nhập khẩu bị điều tra tập trung trong khu vực này.

Theo pháp luật Hoa Kỳ, thiệt hại vật chất phải là những thiệt hại có ngun nhân từ trợ cấp, hữu hình và có quy mơ đáng kể. Để xác định ngành sản xuất nội địa có bị thiệt hại đáng kể hay khơng, ITC thường nhìn vào xu hướng ngành trong khoảng thời gian 3 năm tính đến thời điểm khởi kiện. ITC sẽ xem xét các yếu tố kinh tế bao gồm: thị phần trong nước, sản xuất trong nước, khả năng và năng lực sử dụng, vận chuyển và kho bãi tỷ lệ nhân công, khả năng sinh lợi, khả năng tăng vốn và chi phí nghiên cứu và phát triển.

Một khi đã xác định có thiệt hại thì cơ quan điều tra vẫn cịn phải xác định đâu là nguyên nhân gây nên thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. ITC phải xem xét hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp có phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại hay không thông qua nhiều yếu tố như: (1) khối lượng hàng nhập khẩu hay việc gia tăng khối lượng có lớn hay khơng, (2) hàng nhập khẩu có được bán với giá thấp hơn hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước hay khơng, (3) giá trong nước có bị kiềm chế một các hợp lý về mặt kinh tế hay khơng. ITC sẽ phân tích yếu tố này trong thời hạn 3 năm trước khi khởi kiện để xác định xu hướng trong thời kỳ đó. Đặc điểm cần chú ý trong việc xác định nguyên nhân gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa của pháp luật Hoa Kỳ là hàng nhập khẩu không nhất thiết là nguyên nhân duy nhất gây ra thiệt hại, thậm chí khơng phải là ngun nhân duy nhất. Nói cách khác, chỉ cần hàng nhập khẩu được trợ cấp là một trong những

46

nguyên nhân gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa thì hàng hóa nhập khẩu đó vẫn có khả năng bị áp dụng thuế chống trợ cấp.

Tuy nhiên, khi không tồn tại những thiệt hại đáng kể trên thực tế mà ITCvẫn tìm ra được những bằng chứng cho thấy có nguy cơ gây ra thiệt hại và thiệt hại đáng kể có khả năng xảy ra trong tương lai thì vẫn có thể áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu được trợ cấp. Việc xem xét có nguy cơ gây ra thiệt hại đáng kể hay không cần xem xét: (1) khả năng sản xuất hàng nhập khẩu của doanh nghiệp của nước xuất khẩu hàng hóa , (2) sự gia tăng gần đây và đột biến về thị phần của hàng hóa nhập khẩu, (3) sự gia tăng đáng kể về hàng nhập khẩu tồn kho tại Mỹ. (4) tác động giảm giá của hàng nhập khẩu vì thị phần lớn hoặc vì điều kiện chung của thị trường nội địa.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu, kinh nghiệm áp dụng của mỹ và bài học cho việt nam (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)