Theo báo cáo sơ bộ của Cục quản lý cạnh tranh mặc dù có hơn 100 nhà nhập khẩu mặt hàng kính nổi bị điều tra trong Vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu vào Việt nam thì chỉ có

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu, kinh nghiệm áp dụng của mỹ và bài học cho việt nam (Trang 65 - 69)

60

hệ thống pháp luật tiến bộ, Hoa Kỳ đã điều tra nhiều vụ việc chống trợ cấp nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước. Đây là một công cụ hiệu quả để bảo vệ nền sản xuất nội địa nên Việt Nam cần tăng cường áp dụng biện pháp này trên thực tế. Vì chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên Việt Nam cần phải học hỏi từ Hoa Kỳ. Từ những kinh nghiệm đó của Hoa Kỳ, ta thấy nước ta cần hoàn thiện từ văn bản pháp luật, đến bộ máy thực hiện cũng như nâng cao nhận thức và năng lực của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, dù thay đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật như thế nào cũng phải tuân theo các nguyên tắc trong Hiệp định SCM của WTO.

61

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứuđề tài, tác giả rút ra một số kết luận cơ bản sau:

Một là, trong thương mại quốc tế vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về định nghĩa “trợ cấp”. Tuy nhiên, các nhà làm luật Việt Nam xây dựng các quy định về trợ cấp và thuế chống trợ cấp căn cứ vào các quy định, nguyên tắc trong Hiệp định SCM của WTO, một Hiệp định được đa số các nước sử dụng để làm nền tảng xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan vấn đề này. Trong các văn bản pháp luật, chính phủ quy định về các yếu tố của thuế chống trợ cấp như đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, cũng như trình tự thủ tục, cách thức điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp.

Hai là,mặc dù đã có các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Nhưngcác quy định về thuế chống trợ cấp vẫn cịn mang tính quy định chung, chưa cụ thể về các thức xác định một số vấn đề như cách xác định trợ cấp, mức trợ cấp, thiệt hạihay các cách thức xác minh tính chính xác của các bằng chứng trong điều tra chống trợ cấp mang tính nguyên tắc, chưa được làm rõ. Do đó, việc áp dụng thuế chống trợ cấp vẫn cịn khó khăn trong thực tế.

Ba là, bên cạnh những thiếu sót trong các văn bản pháp luật, các doanh nghiệp cũng nhận thức chưa đầy đủ, đúng đắn về các quy định cũng như về vai trò và tầm quan trọng của thuế chống trợ cấp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa biết cách chủ động yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng thuế chống trợ cấp nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình, tạo lại thế cân bằng cho thị trường trong nước. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho các vụ việc áp dụng thuế chống trợ cấp ở Việt Nam không được thực hiện trong thực tiễn.

Bốn là, khóa luận đã có những nghiên cứu về các quy định về thực tiễn và các quy định áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ. Do Hoa Kỳ là một quốc gia áp dụng thuế chống trợ cấp nhiều nhất trên thế giới nên việc học hỏi các quy định pháp luật của Hoa Kỳ về việc điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp sẽ đem lại những bài học cho Việt Nam trong việc áp dụng thuế chống trợ cấp trong thực tiễn. Do hạn chế về tài liệu và trình độ ngoại ngữ nên tác giả chưa làm rõ hoàn thoàn những điểm tiến bộ trong pháp luật và thực tiễn áp dụng thuế chống trợ cấp của Hoa Kỳ. Nhưng tác giả vẫn rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để hoàn thiện pháp luật chống trợ cấp và áp dụng nó trên thực tế.

63

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu, kinh nghiệm áp dụng của mỹ và bài học cho việt nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)