Bộ máy tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu, kinh nghiệm áp dụng của mỹ và bài học cho việt nam (Trang 61 - 63)

23 Các bên liên quan phải trả lời bản câu hỏi điều tra của Cục quản lý cạnh tranh trong quá trình điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp được quy định tại khoản 1 ĐIều 24 Nghị định 89/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều

2.2.3.2.Bộ máy tổ chức thực hiện

56

Trên thế giới hiện nay có hai mơ hình bộ máy xử lý vụ việc chống trợ cấp, bao gồm mơ hình 2 cơ quan điều tra và mơ hình một cơ quan điều tra. Các nước phát triển thường chọn mơ hình 2 cơ quan điều tra; ngược lại mơ hình một cơ quan điều tra thường được các nước đang phát triển áp dụng. Hoa Kỳ là một nước phát triển và chọn mơ hình 2 cơ quan điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp. 2 cơ quan đó là DOC và ITC. Đây là 2 cơ quan độc lập nhau, hoạt động song song với nhau trong quá trình điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp ở Mỹ. Trong khi DOC điều tra, xác định hàng hóa nhập khẩu có được trợ cấp hay khơng, mức trợ cấp là bao nhiêu, thì ITC điều tra có thiệt hại hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa hay khơng và ngun nhân gây ra thiệt hại có phải là trợ cấp khơng. Với mơ hình này thì Hoa Kỳ sẽ tránh được tình trạng chủ quan, thiếu cẩn trọng trong quá trình điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp. Mỗi cơ quan độc lập sẽ tự chịu trách nhiệm về cả quá trình và kết quả điều tra của mình. Như vậy kết quả đưa ra sẽ khách quan hơn và hoạt động điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, với hai cơ quan điều tra, cơng việc sẽ được phân bổ, thời gian tiến hành điều tra sẽ được rút ngắn nhưng hoạt động vẫn có hiệu quả cao.

Hiện nay, ở Việt Nam, mơ hình tổ chức bộ máy thực hiện điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp khá đơn giản, tổ chức dưới hình thức một cơ quan điều tra đóng vai trò là đầu mối chung là Bộ Cơng thương. Trong đó, Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan thực hiện q trình điều tra hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam và xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước do hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp gây ra. Dựa vào các kết luận của Cục quản lý cạnh tranh, Hội đồng trợ cấp xem xét, nghiên cứu kết quả điều tra; và Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp vào Việt Nam. Cách tổ chức này đơn giản, nhỏ gọn và tiết kiệm được đáng kể chi phí, nguồn nhân lực và tránh các khó khăn trong tổ chưc thực hiện.

Tuy nhiên, cách tổ chức bộ máy như vậy so với mơ hình hai cơ quan thực hiện điều tra của Hoa Kỳ có nhiều hạn chế như khơng tránh khỏi việc thực thi pháp luật chống trợ cấp một cách chủ quan, duy ý chí, thiếu tính khách quan trong việc điều tra điều tra và ra quyết định cuối cùng. Đối với nền kinh tế còn non trẻ, ngân sách nhà nước còn eo hẹp hiện nay, việc một cơ quan điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp giúp làm gọn nhẹ bộ máy nhà nước, tiết kiệm các chi phí về nhân lực và cơ sở vật chất. Tuy nhiên, qua thực tế điều tra của các cơ quan của Hoa Kỳ trong các vụ việc chống trợ cấp, Việt Nam cần nghiên cứu và xây dựng mơ hình này nhằm thực thi pháp luật về thuế chống trợ cấp hiệu quả hơn, chuyên sâu hơn và khách quan hơn.

Ngoài ra, hiện nay, đối với hoạt động của Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp. Việc tách chức năng điều tra và xử lý vụ việc chống trợ cấp cho 2 cơ quan Cục quản lý

57

cạnh tranh và Hội đồng xử lý vụ việc nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác trong việc điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp. Hội đồng xử lý được chính phủ thành lập và các thành viên là các cán bộ kiêm nhiệm. Vì các cán bộ đều hoạt động kiêm nhiệm nên cơ quan này hoạt động không thường xuyên. Bên cạnh đó, việc xử lý vụ việc chống trợ cấp của cơ quan này chủ yếu là ra quyết định về nội dung vụ việc làm căn cứ để Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định. Như vậy, vai trị của cơ quan này khơng phải là cơ quan xử lý vụ việc mà chỉ là hội đồng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Công thương xử lý vụ việc. Nếu chỉ với vai trò tư vấn như vậy, không cần phải thành lập ra một cơ quan với quy trình thành lập phức tạp (chính phủ thành lập và Thủ tướng bổ nhiệm thành viên). Do đó, trong trường hợp này nên để Bộ trưởng Bộ công thương chọn ra hội đồng tư vấn và bổ nhiệm. Ngược lại, trường hợp cần thành lập một cơ quan xử lý vụ việc chống trợ cấp phải trao quyền ra quyết định cuối cùng về áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu.

*Cán bộ điều tra

Đây cũng là yếu tố quan trọng góp phần thực thi pháp luật thuế chống trợ cấp một cách hiệu quả. Hiện nay, số lượng người trong các cơ quan chịu trách nhiệm điều tra về chống trợ cấp của Hoa Kỳ lên đến hàng trăm người. Quá trình điều tra các vụ việc chống trợ cấp đều rất phức tạp và tốn nhiều thời gian vì ngồi điều tra trong nước cũng cần phải có các cuộc điều tra, xác minh tại nước xuất khẩu hàng hóa. Do đó, để thực hiện q trình này cần có một lực lượng cán bộ đơng đảo để nó diễn ra vừa nhanh chóng, vừa có hiệu quả. Ngược lại, số lượng cán bộ chịu trách nhiệm điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp ở Việt Nam hiện nay lại rất ít. Năm 2009, Ban xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thuộc Cục quản lý cạnh tranh chỉ có 8 người26 và đến nay, số lượng cán bộ phụ trách tăng lên khơng đáng kể.Chính vì nguồn nhân lực cịn ít ỏi và hạn chế nên hoạt dộng điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại vẫn còn chưa thật sự chính xác và hiệu quả. Do đó, từ kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Việt Nam nên có chính sách đào tạo, bổ sung, tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp.

Ngồi ra, trình độ và kinh nghiệm của các cán bộ phụ trách điều tra, xử lý vụ việc chống trợ cấp cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Tại Mỹ, hầu hết các cán bộ thực hiện việc điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp đều là những người có trình độ chun mơn giỏi, có kinh nghiệm trong việc thực hiện điều tra, tranh tụng trong vụ việc chống trợ cấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà Mỹ có nhiều thành cơng trong các vụ kiện chống trợ cấp. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ, công chức nước ta (bao gồm cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu, kinh nghiệm áp dụng của mỹ và bài học cho việt nam (Trang 61 - 63)