Điều kiện thứ hai để áp dụng thuếchống trợ cấp là hàng hóa đƣợc trợ cấp là nguyên nhân gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu, kinh nghiệm áp dụng của mỹ và bài học cho việt nam (Trang 31 - 35)

13 Quy định này được thực hiện trên cơ sở là nguyên tắc áp dụng biện pháp chống trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/8/2004 vềchống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào

1.2.4.2.Điều kiện thứ hai để áp dụng thuếchống trợ cấp là hàng hóa đƣợc trợ cấp là nguyên nhân gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho

trợ cấp là nguyên nhân gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nƣớc.

Mặc dù đối phó với hành động trợ cấp của một quốc gia là hành động chính đáng nhưng việc áp dụng thuế chống trợ cấp cũng không được áp dụng tùy tiện. Giả sử như Việt Nam nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp nhưng hàng hóa đó khơng gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước của Việt Nam thì dù có đủ bằng chứng để chứng minh hàng hóa nhập khẩu đó được trợ cấp thì vẫn khơng đủ điều kiện để áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa đó. Bởi vậy, nếu nói hàng hóa nhập khẩu phải được trợ cấp là điều kiện cần để áp dụng thuế chống trợ cấp, thì điều kiện đủ là hàng hóa được trợ cấp đó là nguyên nhân gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

 Khái niệm ngành sản xuất trong nước

Khoản 2- Điều 2- Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 có quy định ngành sản xuất trong nước là tập hợp các nhà sản xuất trong nước hoặc đại diện của họ có khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa sản xuất chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tự được sản xuất ở trong nước với điều kiện các nhà sản xuất này khơng nhập khẩu và khơng có mối quan hệ liên kết trực tiếp với tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp.

Thông thường, ngành sản xuất trong nước được xem là tập hợp tất cả những nhà sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên, những nhà sản xuất có liên hệ với những nhà sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp hoặc chính họ là người sản xuất, nhập khẩu những hàng hóa được trợ cấp vào Việt Nam thì khơng được tính vào nhóm ngành sản xuất trong nước này. Nói cách khác, ngành sản xuất trong nước bao gồm các nhà sản xuất trong nước trừ những nhà sản xuất nhập khẩu và có mối liên kết trực tiếp với tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp.

Các nhà sản xuất được xem là có mối liên hệ liên kết trực tiếp với tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm các trường hợp: (i) bên này trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên kia; (ii)

26

tiếp kiểm soát bên thứ ba14. Một bên bị xem là kiểm sốt một bên khác khi bên đó có quyền chi phối cá chính sách tài chính, hoạt động của bên khác nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của bên khác đó.

Trong định nghĩa về ngành sản xuất có cụm từ “hàng hóa tương tự”. Đây là một khái niệm gây ra nhiều tranh cãi và mâu thuẫn trong quan hệ thương mại quốc tế. Tại khoản 6- Điều 2- Pháp lệnh 22/2004/PL-UBTVQH11 có định nghĩa về hàng hóa tương tự, trong đó hàng hố tương tự là hàng hố có tất cả các đặc tính giống với hàng hóa

bị u cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp hoặc trong trường hợp khơng có hàng hóa nào như vậy thì là hàng hóa có nhiều đặc tính cơ bản giống với hàng hóa bị u cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp.Bên cạnh đó, khoản 8- ĐIều 2- Nghị định số

40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 về xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng có quy định về hàng hóa tương tự. Trong đó, hàng hố

nhập khẩu tương tự là những hàng hố mặc dù khơng giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các nguyên, vật liệu giống nhau; có cùng chức năng và có thể hốn đổi cho nhau trong giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự uỷ quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.Từ hai khái niệm

trên, ta thấy các đặc tính của hàng hóa nhập khẩu tương tự bao gồm chức năng, cơng dụng, khả năng hoán đổi cho nhau và các thuộc tính cơ bản khác như nguyên vật liệu, tính vật lý…giống với hàng hóa được sản xuất trong nước.Các quy định cụ thể để xác định hàng hóa tương tự cịn được quy đinh trong Thơng tư số 204/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn chi tiết Nghị định số 40/2002/NĐ-CP về xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Mặc dù được quy định chi tiết như vậy nhưng việc xác định hàng hóa tương tự vẫn cịn nhiều khó khăn bởi vì nó cịn nhiều tranh cãi về các tiêu chí xác định hàng hóa tương tự giữa các nhà làm luật trong nước và cả nước ngoài.

 Xác định thiệt hại và đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước Sau khi xác định được đầy đủ bằng chứng là có hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam và trợ cấp đó có thể bị áp dụng thuế chống trợ cấp, chính phủ cần chứng minh hành động trợ cấp đó gây tác động tiêu cực cho ngành sản xuất trong nước. Nói cách khác, phải xác định được hàng hóa nhập khẩu có trợ cấp gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Khoản 4,5- Điều 2- Pháp

14

Khoản 1- ĐIều 6- Nghị định số 89/2005/NĐ-CP ngày 11-7-2005 về quy định chi tiết một số điều của pháp luật chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

27

lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 quy định như thế nào là thiệt hại và đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể.

Khái niệm thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước là tình trạng suy giảm đáng kể hoặc kìm hãm tăng trưởng về sản lượng, mức giá, mức tiêu thụ hàng hóa, lợi nhuận, tốc độ phát triển sản xuất, việc làm của người lao động, đầu tư và các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước hoặc là tình trạng dẫn đến khó khăn cho việc hình thành một ngành sản xuất trong nước. Còn đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước là khả năng trước mắt, rõ ràng và chứng minh được sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Việc xác định thiệt hại hoặc nguy cơ gây thiệt hại phải dựa vào những bằng chứng có thật, cụ thể nhằm giúp cho việc áp dụng thuế chống trợ cấp một cách hợp lý, công bằng, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

Để xác định thiệt hại và đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, cần có sự đánh giá tồn diện về nhiều mặt.

Đầu tiên, xác định thiệt hại căn cứ vào giá bán hàng hóa nhập khẩu được hưởng trợ cấp. giá bán này sẽ thấp, làm cho số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu này đã và đang tăng lên đáng kể; và đây là nguyên nhân giảm thị phần của ngành sản xuất trong nước, thay đổi cơ cấu tiêu thụ, giảm năng suất của ngành sản xuất trong nước. Việc xác định số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam có đáng kể hay khơng căn cứ vào Điều 4- Thông tư 89/2005. Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam được coi là không đáng kể khi (i) khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu từ một nước không vượt quá 3% tống khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và (ii) tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu từ nhiều nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam.

Thiệt hại cũng có thể xảy ra dogiá hàng hóa nhập khẩu thấp vì được hưởng trợ cấp dẫn đến giá hàng hóa do ngành sản xuất trong nước bị giảm theo. Trong trường hợp này, hàng hóa nhập khẩu được hưởng trợ cấp sẽ có giá thành thấp hơn so với hàng hóa sản xuất trong nước. Chính vì thế, để cạnh tranh với những hàng hóa này, những nhà sản xuất, kinh doanh Việt Nam phải hạ giá thành sản phẩm trong nước. Nhưng khi đó, việc sản xuất, kinh doanh của họ sẽ thu được ít lợi nhuận hơn hoặc cũng có thể khơng thu được lợi nhuận mà cịn bị thua lỗ. Điều này sẽ gây thiệt hại cho các ngành sản xuất trong nước, ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam.

28

Các chỉ số kinh tế cũng có thể giúp các cơ quan điều tra xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Tác động của hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp đối với các yếu tố về chỉ số kinh tế, năng suất, lợi nhuận của ngành sản xuất trong nước. Sự tác động ở đây đề cập đến sự suy giảm của một số yếu tố và chỉ tiêu kinh tế liên quan đến tình trạng ngành sản xuất trong nước như sản lượng, doanh số tiêu thụ, thị phần, lợi nhuận, năng suất…

Thiệt hại cũng có thể xảy ra khi nhận thấy được tác động của hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp trong tương quan với sản lượng của sản phẩm tương tự sản xuất trong nước. Trường hợp việc xác định đó khơng thực hiện được thì tác động này được đánh giá thơng qua việc xem xét sản lượng của một nhóm sản phẩm nhất định hoặc một sản phẩm trong phạm vi hẹp nhất của sản phẩm tương tự sản xuất trong nước.

Khi hàng hóa nhập khẩu từ hai hay nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ cùng là đối tượng điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp thì cơ quan điều tra có thể đánh giá tác động của việc nhập khẩu từ các nước hoặc vùng lãnh thổ đó khi đã xác định được: (a) Tổng giá trị trợ cấp được áp dụng liên quan tới hàng hóa nhập khẩu từ từng nước hoặc vùng lãnh thổ là đáng kể và khối lượng hàng hóa nhập khẩu từ mỗi nước hoặc vùng lãnh thổ là đáng kể; (b) Điều kiện cạnh tranh giữa hàng hóa nhập khẩu với nhau và điều kiện cạnh tranh giữa hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa do ngành sản xuất trong nước sản xuất để làm cơ sở hợp lý cho việc đánh giá tác động. Sau khi đã xác định được 2 yếu tố trên thì việc tiến hành xác định thiệt hại đáng kể cũng phải xem xét đến các tác động của hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp như đã nêu ở trên.

Trong một số trường hợp, thiệt hại đáng kể chưa xảy ra ngay tại thời điểm tổ chức, cá nhân yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng thuế chống trợ; nhưng có cơ sở, bằng chứng chứng minh nguy cơ xảy ra thiệt hại đáng kể trong tương lai thì cơ quan điều tra vẫn có thể tiến hành điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp. Khi đó, việc xác định các nguy cơ gây thiệt hại được tiến hành trên cơ sở các dữ liệu thực tế chứ khơng dựa vào các phỏng đốn hoặc căn cứ trên những khả năng quá xa.

Việc áp dụng thuế chống trợ cấp sẽ bảo vệ được nền sản xuất trong nước, tạo môi trường cạnh tranh bình đắng cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng nếu việc áp dụng thuế chống trợ cấp không đúng nguyên tắc, đúng quy định thì sẽ gây tác động tiêu cực đến quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam và chính phủ nước bị áp dụng thuế chống trợ cấp. Vì bản chất trợ cấp là hành vi của chính phủ, nên khi áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu nghĩa là sẽ tác động vào chính phủ nước xuất khẩu. Do đó, cần phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện, nguyên tắc, quy định khi tiến hành điều tra áp dụng thuế chống trợ. Khi áp dụng thuế

29

chống trợ cấp, cần phải đáp ứng đủ hai điều kiện: có hàng hóa trợ nhập khẩu được trợ cấp và hàng hóa được trợ cấp là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Viêc xác định hai điều kiện này phải trải qua quá trình điều tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu, kinh nghiệm áp dụng của mỹ và bài học cho việt nam (Trang 31 - 35)