23 Các bên liên quan phải trả lời bản câu hỏi điều tra của Cục quản lý cạnh tranh trong quá trình điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp được quy định tại khoản 1 ĐIều 24 Nghị định 89/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều
2.2.3.1. Văn bản quy phạm pháp luật về thuếchống trợ cấp
Thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay được điều chỉnh bởi một số văn bản như Pháp lệnh số 22/2004/ UBTVQH11 về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Nghị định 89/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 và để hướng dẫn cách xác định và thu, nộp thuế chống trợ cấp, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 106/2005/TT-BTC. Những văn bản về việc áp dụng thuế chống trợ cấp được xây dựng và ban hành tuân theo các quy định và nguyên tắc trong Hiệp định SCM của WTO, trong đó quy định đầy đủ về các trình tự thủ tục nhằm tiến hành điều tra, áp dụng thuế chống trợ cấp. Đây là cơ sở, nền tảng để nước ta áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu được chính phủ nước ngồi trợ cấp vào Việt Nam.Tuy nhiên hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay vẫn đang cịn trong q trình xây dựng và hồn thiện nên việc xây dựng một cơ chế pháp lý để áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam một cách hồn chỉnh là điều cịn khó khăn. Bên cạnh đó, việc xây dựng và hồn thiện các quy định về thuế chống trợ cấp cũng gặp nhiều khó khăn khác. Đó là vì chúng ta vẫn chưa có kinh
55
nghiệm cũng như chưa có nhiều điều kiện để khảo nghiệm những vấn đề liên quan đến trợ cấp và thuế chống trợ cấp. Do đó, số lượng các văn bản liên quan về thuế chống trợ cấp hiện nay vẫn cịn ít ỏi và sơ sài, các quy định mang tính chất chung chung gây nên những khó khăn khi áp dụng các quy đinh này trên thực tế.
Hoa Kỳ là nước có hệ thống pháp luật phát triển và tương đối hoàn thiện trên thế giới. Các quy định về thuế chống trợ cấp được tổng hợp trong Mục 303- Luật thuế quan năm 1930. Như đã phân tích trong phần kinh nghiệm áp dụng thuế chống trợ cấp của Hoa Kỳ, pháp luật đã quy định rất cụ thể về nhiều vấn đề liên quan trong quá trình điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp. Trong đó, các phương pháp xác định thiệt hại, mức trợ cấp mang tính kỹ thuật, rõ ràng để các cơ quan có thể áp dụng trong thực tiễn.
Đối với Việt Nam, Pháp lệnh về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là văn bản chính điều chỉnh về trợ cấp và thuế chống trợ cấp. Ngồi ra, chính phủ cịn ban hành một số văn bản pháp lý khác nhằm hướng dẫn thực hiện các quy định trong Pháp lệnh về chống trợ cấp. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên chuyên gia, các quy định này chỉ mang tính chất là quy định khung. Việc quy định về thuế chống trợ cấp chỉ dừng lại ở các ngun tắc chung, trong khi đó q trình điều tra địi hỏi quy trình kỹ thuật chặt chẽ và phương pháp kỹ thuật mang tính chi tiết. Như vậy sẽ gây bất lợi cho các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp khi thực hiên các quá trình điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp. Mặt khác, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mang tính chất thụ động, tự phát chứ khơng theo nhu cầu thực tiễn. Có nghĩa là việc xây dựng các văn bản xuất phát từ nhu cầu hội nhập và đòi hỏi của các quy định của các tổ chức quốc tế đa phương, vì vậy mà nhận thức về các mặt của vấn đề cịn chưa sâu, thiếu tính chun mơn. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung một số điều nhằm hoàn thiện pháp lệnh về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Những nội dung cần quy định rõ ràng, cụ thể như quy định về tính tốn mức trợ cấp; cơ chế xác định các bên liên quan; phương thức, các quy trình kỹ thuật để xác định thiệt hại; quy định về xuất xứ hàng hóa… Trong đó, quy định về xuất xứ hàng hóa là quan trọng nhất. Theo nguyên tắc quốc tế, thuế chống trợ cấp được áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ một nước nhất định, do đó việc xác định xuất xứ hàng hóa là bước đầu tiên và cũng là quan trong nhất để xác định đối tượng chịu thuế. Nếu xác định xuất xứ hàng hóa khơng đúng, sẽ khơng xác định được hoặc xác định sai đối tượng chịu thuế, gây ảnh hưởng cho quá trình điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp sau này. Chính vì vậy, cần phải có các quy tắc xuất xứ rõ ràng để xác định đúng đối tượng chịu thuế.