23 Các bên liên quan phải trả lời bản câu hỏi điều tra của Cục quản lý cạnh tranh trong quá trình điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp được quy định tại khoản 1 ĐIều 24 Nghị định 89/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều
2.2.2. Những nguyên nhân thuếchống trợ cấp chƣa đƣợc áp dụng ở Việt Nam
Mặc dù Pháp lệnh về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có hiệu lực nhưng việc áp dụng các quy định này trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Nhu cầu hiện nay của nước ta rất cần áp dụng thuế chống trợ cấp nhằn ngăn chặn các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh của doanh nghiệp nước ngồi, nhưng thực tế thuế chống trợ cấp vẫn chưa được áp dụng một lần nào. Thực tế này xuất phát từ những nguyên nhân như pháp luật chưa hồn thiện, cịn nhiều vấn đề bất cập về bộ máy thực hiện, năng lực của cán bộ phụ trách và vị thế về kinh tế- chính trị của nước ta trên thế giới.
Thứ nhất, các quy định pháp luật về thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu
của Việt Nam cịn đơn giản, quy định các vấn đề chưa được cụ thể, chi tiết. Còn nhiều hạn chế trong các quy định như: (1) các văn bản pháp luật về thuế chống trợ cấp chỉ đưa ra khái niệm và hình thức trợ cấp chứ khơng có căn cứ pháp lý xác định trợ cấp, các căn cứ về xác định thiệt hại chưa rõ ràng về mặt kỹ thuật; (2) quy định về điều tra, xử lý vụ việc chống trợ cấp còn sơ sài. Với những quy định mang tính chất chung như vậy, khi cơ quan có thẩm quyền thực hiện điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp sẽ gặp khó khăn trong việc thực thi pháp luật do chưa có đủ căn cứ pháp lý. Bên cạnh đó, các bên liên quan trong vụ việc chống trợ cấp sẽ gặp lúng túng, không xác định được những yêu cầu, chuẩn mực mà pháp luật đặt ra cho họ. Điều này sẽ cản trở việc thực thi pháp luật của cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên có liên quan. Sự thiếu hoàn thiện trong hệ thống pháp luật sẽ làm cho nước ta thiếu đi cơ sở pháp lý và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc áp dụng thuế chống trợ cấp ở nước ta. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về thuế chống trợ cấp là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật trên thực tế.
Thứ hai, hệ thống cơ quan điều tra và xử lý vụ việc chống trợ cấp còn yếu cả về lực
lượng và kinh nghiệm áp dụng pháp luật. Số lượng các chuyên viên, cán bộ phụ trách điều tra và phối hợp với các doanh nghiệp trong Ban xử lý chống trợ cấp thuộc Cục quản lý cạnh tranh rất ít. Mặt khác, thành viên Hội đồng xử lý chống trợ cấp lại hoạt động kiêm nhiệm nên không tiến hành hoạt động thường xuyên được. Trong khi đó, các vụ việc chống trợ cấp là những vụ việc phức tạp, tốn nhiều thời gian nhằm điều tra, xử lý nên tình trạng nguồn nhân lực cịn ít ỏi và hoạt động không thường xuyên như vậy sẽ
53
khiến việc thực hiện khơng đạt hiệu quả cao. Ngồi ra, kinh nghiệm của các cán bộ trong lĩnh vực này cũng còn rất hạn chế. Nước ta chưa áp dụng thuế chống trợ cấp một lần nào nên khả năng, kinh nghiệm điều tra, xử lý vụ việc chống trợ cấp của các cán bộ là rất yếu. Do đó, nước ta cần có những chính sách nhằm cải cách bộ máy thực hiện và nâng cao năng lực của các cán bộ, chuyên viên phụ trách điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp.
Thứ ba, khả năng tham gia vào các vụ kiện nhằm áp dụng các biện pháp phòng vệ
thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp vẫn chưa hiểu biết đầy đủ các quy định pháp luật về vấn đề này như không biết về các khái niệm trợ cấp, thiệt hại đáng kể hay khơng nắm rõ quy trình, thủ tục điều tra, áp dụng thuế chống trợ cấp. Hơn nữa, ý thức chủ động bảo vệ mình, ngăn ngừa thiệt hại xảy ra do các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp còn chưa cao. Đa phần các doanh nghiệp đều ỷ lại vào các cơ quan nhà nước hoặc để xảy ra thiệt hại rồi mới tìm cách khắc phục. Chính vì những lý do này mà phản ứng của các doanh nghiệp còn thụ động, phụ thuộc vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan nhà nước mà chưa chủ động sử dụng các công cụ cần thiết để tự vệ.
Thứ tư, vấn đề chi phí tiến hành điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp cũng là một
vấn đề gặp nhiều trở ngại. Q trình điều tra, xử lý vụ việc địi hỏi cơ quan điều tra phải tiến hành nhiều hoạt động tốn kém về thời gian và chi phí như phí điều tra tại nước xuất khẩu, điều tra, xử lý, phân tích thơng tin… và các chi phí về nhân sự. Trong khi đó, nền kinh tế nước ta còn chưa phát triển, nguồn thu ngân sách khơng nhiều nhưng phải chi trả mọi phí tổn trong q trình điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp. Bởi vậy sẽ tạo thêm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khi tham gia vào vụ việc chống trợ cấp cũng phải chịu nhiều chi phí như phí tư vấn, phí đi lại của các chuyên gia; xây dựng lực lượng tham gia vụ việc; chi phí cho việc thu thập các thơng tin, tài liệu làm chứng cứ… Chính áp lực từ các chi phí này sẽ ảnh hưởng đến quyết định nộp hồ sơ của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả việc thu thập tài liệu và chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ năm, quan hệ về kinh tế- chính trị đa phương và song phương cũng ảnh hưởng
đến việc điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp. Hiện nay, Việt Nam chỉ mới gia nhập WTO được 5 năm nên vị thế trên trường quốc tế của chúng ta vẫn còn yếu so với những nước khác. Trong khi đó, việc áp dụng thuế chống trợ cấp ngoài tác động đến các doanh nghiệp có hành vi nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp cịn tác động lên chính phủ nước xuất khẩu hàng hóa đó. Tác động này có thể dẫn đến xung đột giữa 2 quốc gia dẫn đến việc các bên sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoặc có hành vi trả đũa lẫn nhau. Mặt khác, giả sử nước ta điều tra và xác định có trợ cấp từ một nước có vị thế về kinh tế- chính trị mạnh hơn Việt Nam thì chúng ta có dám áp dụng thuế chống trợ cấp hay khơng?
54
Hiện nay, hàng hóa từ Trung Quốc nhập khẩu vào nước ta rất nhiều, đặc biệt là hàng tiêu dùng và nông sản, với giá thấp hơn giá hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước. Nếu chúng ta điều tra và xác định được một số lơ hàng được chính phủ Trung Quốc trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước thì ta sẽ áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa đó. Nhưng Trung Quốc hiện đang là nước có nền kinh tế phát triển hơn hẳn nước ta về nhiều mặt. Trong trường hợp vì hành động đánh thuế của nước ta mà Trung Quốc sử dụng các biện pháp trả đũa như cấm vận kinh tế, hạn chế nhập khẩu hàng Việt Nam hay một số biện pháp khác nhằm tạo sức ép lên nền kinh tế Việt Nam thì nước ta sẽ gặp tổn thất lớn. Như vậy, việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp có thể gây nên các rủi ro, ảnh hưởng đến quan hệ chính trị- thương mại giữa Việt Nam và các nước khác. Khi đó, tâm lý đề phịng những rủi ro này sẽ khiến chính phủ do dự, khơng muốn sử dụng biện pháp chống trợ cấp.
Từ những lý do trên, Việt Nam cần tìm ra các giải pháp khắc phục những khó khăn này vì thuế chống trợ cấp hiện nay được xem là một cơng cụ rất hữu ích bảo vệ cho nền sản xuât nội địa, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Từ những tiến bộ trong hệ thống pháp luật và kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong việc áp dụng thuế chống trợ cấp đã nêu ở trên, chúng ta có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm để nước ta có thể áp dụng hiệu quả thuế chống trợ cấp trong thực tiễn.