Chuyên ngành : Tài chính Ngân hàng
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
4.2.3.1. Tình hình dư nợ theo thời hạn
Có thể nói rằng, trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của chi nhánh được mở rộng, Ngân hàng chủ động cho vay ngắn hạn phục vụ nhu cầu vốn lưu động của khách hàng, cho vay trung dài hạn phục vụ đầu tư chiều sâu, xây dựng cơ sở, mở rộng quy mơ,...
Nhìn vào bảng số liệu 8 ta thấy dư nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, chứng tỏ rằng quy mơ tín dụng tại Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Kết quả này đạt được là do Ngân hàng đã có những định hướng đúng đắn trong hoạt động tín dụng: cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay cá nhân và hộ gia đình, cho vay có bảo đảm bằng tài sản; tích cực tìm kiếm khách hàng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, có uy tín trong quan hệ tín dụng. Ngân hàng mở rộng thêm các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng làm cho doanh số cho vay tăng lên dẫn đến dư nợ cũng tăng theo.
Tình hình dư nợ theo thời hạn của BIDV Cà Mau được thể hiện rõ qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 8: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2009-2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2009 2010 2011 6T 2011 6 T2012 2010/2009 2011/2010 6T2012/6T2011
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 867.104 962.580 1.371.681 850.548 1.277.558 95.476 11 409.101 42,5 427.010 50,20 Trung, dài hạn 81.587 108.777 122.190 125.534 118.277 27.190 33,33 13.413 12,33 -7.257 -5,78
Tổng cộng 948.690 1.071.357 1.493.871 976.082 1.395.834 122.667 12,93 422.514 39,44 419.752 43
Về ngắn hạn
Xét về cơ cấu, dư nợ tín dụng ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của Ngân hàng và có xu hướng tăng dần qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2012 cả về dư nợ lẫn tỷ trọng. Năm 2010 tăng 95.476 triệu đồng so với năm 2009 và năm 2011 tăng thêm 409.101 triệu đồng (tương ứng tăng 42,5 %) so với năm 2010. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2012 có sự tăng đột biến, tăng 427.010 triệu đồng (tương đương tăng 50,2%) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng là do Ngân hàng đã mở rộng thị phần tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp tư nhân sản xuất, thường có nhu cầu bổ sung vốn ngắn hạn, khi đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên thì dư nợ cũng chiếm một tỷ lệ tương ứng. Qua đây có thể thấy xu hướng đầu tư tín dụng của chi nhánh, ưu tiên cho vay ngắn hạn bởi thời gian thu hồi vốn nhanh, giảm rủi ro, tăng vòng quay vốn. Dư nợ ngắn hạn tăng cũng là do nhu cầu vốn đáp ứng kịp thời hơn xu hướng phát triển kinh tế và cũng phù hợp với chính sách tín dụng của NH. Nguyên nhân tăng nữa là do doanh số thu nợ trong những năm này giảm nhiều hơn doanh số cho vay nên dư nợ vẫn tăng. Hơn nữa trong những năm gần đây nhờ quy trình xét duyệt cho vay ngắn hạn của Ngân hàng đơn giản, thời gian giải ngân nhanh chóng và có lãi suất hợp lý nên để thu hút được nhiều khách hàng hơn so với những năm trước đây. Cán bộ nhân viên Quan hệ khách hàng tích cực tìm kiếm khách hàng mới đáp ứng nhu cầu vay vốn cho khách hàng làm cho cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng trưởng khá cao do đó tình hình dư nợ Ngân hàng cũng tăng theo.
Trung và dài hạn
Mặc dù dư nợ trung và dài hạn chiếm một tỷ trọng không lớn trong cơ cấu dư nợ của Ngân hàng nhưng tình hình đó được cải thiện đáng kể trong những năm trở lại đây, dư nợ trung và dài hạn cũng tăng qua các năm. Năm 2010, tăng 27.190 triệu đồng (tương ứng tăng 33,33%) so với năm 2009. Năm 2011, tăng 13.413 triệu đồng (tương đương tăng 12,33%) so với năm 2010. Nguyên nhân là do tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ có quyết định hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn của ngân hàng để thực hiện đầu tư mới, để phát triển sản xuất – kinh doanh. Do đó đã thu hút một lượng lớn khách hàng, đặc biệt trong thời gian này các hộ kinh doanh, cá nhân có nhu cầu mở rộng kinh doanh, xây dựng sửa chữa nhà cửa, mua xe phục vụ cho kinh doanh, hoặc các
khách hàng có thu nhập ổn định nhưng chưa đủ tiền có thể vay trả góp ngân hàng với thời hạn trên 1 năm. Sự gia tăng dư nợ trung hạn của ngân hàng trong thời gian qua còn cho thấy, bên cạnh việc chú trọng cho vay ngắn hạn, ngân hàng cũng quan tâm đến những khoản đầu tư trung và dài hạn mặc dù nó chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với các khoản cho vay ngắn hạn nhưng nó mang lại nguồn thu cao cho ngân hàng đồng thời tạo điều kiện gắn kết lâu dài hơn giữa ngân hàng và khách hàng. Đây là điều mà bất kỳ ngân hàng nào cũng mong muốn có được. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2012, thì dư nợ này có sự giảm nhẹ 7.257 triệu đồng (tương ứng giảm 5,78%) so với 6 tháng đầu năm 2011. Giảm không phải do quy mô của hoạt động tín dụng giảm mà chủ yếu là do cơng tác thu hồi nợ của Chi nhánh đạt hiệu quả tốt làm cho doanh số thu nợ tăng cao góp phần làm giảm dư nợ. Sỡ dĩ đạt được như vậy là do trong 6 tháng 2012 những khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của các cơng trình thì họ được chủ đầu tư thanh toán phần nào số tiền thi công, số tiền này đủ để thực hiện việc chi trả nợ cho Ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo được tính hoạt động liên tục trong ngành. Chính vì vậy đã làm cho dư nợ có phần giảm sút.
Về mặt cơ cấu dư nợ tại Ngân hàng, ta cũng thấy có một điểm chung giống như doanh số cho vay và doanh số thu nợ là tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn cao hơn trung và dài hạn. Điều này được thể hiện rõ qua hình 4:
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2009 2010 2011 6T2011 6T2012 Năm Trung và dài hạn Ngắn hạn
Hình 8: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG TỪ 2009 ĐẾN THÁNG 6/2012
Nhìn vào biểu đồ 8 ta thấy, trong các năm qua tỷ lệ dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm và chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ cho vay (chiếm trên 80%). Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn cao hơn dư nợ trung hạn trong tổng dư nợ của Ngân hàng là do người dân tập trung đầu tư ngắn hạn để vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh, thu tiền nhanh vừa hạn chế được rủi ro đồng thời cũng giảm bớt chi phí trả lãi cho ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng cũng yên tâm hơn khi cho vay các khoản vay này vì giúp Ngân hàng quay vịng vốn một cách nhanh, giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên điểm này làm cho Ngân hàng mất đi khoản chênh lệch lãi suất thu về, và có nguồn thu ổn định trong tương lai, do vậy Ngân hàng cũng nên mở rộng nhiều hơn ở đối tượng này.