Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau (Trang 91)

 Chuyên ngành : Tài chính Ngân hàng

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

4.3.5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Nợ xấu trên tổng dư nợ là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt nhất, tỷ lệ này càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao và ngược lại. Cùng xem chỉ tiêu này của BIDV chi nhánh Cà Mau qua bảng sau:

Bảng 16: CHỈ TIÊU NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2009 - 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

(Nguồn: BIDV Cà Mau)

Qua bảng số liệu 16 ta nhận thấy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh này vẫn còn ở mức thấp, năm 2009 tỷ lệ nợ xấu là 0,56% đến năm 2010 tỷ lệ này tăng lên 1,03% và sang năm 2011 tỷ lệ nợ này cũng tăng lên nhưng vẫn còn thấp chưa đạt ở mức 3% nhìn chung là tốt, đây là một tín hiệu rất đáng khích lệ. Chứng tỏ cơng tác quản lý, thu hồi nợ xấu của NH đang tỏ ra có hiệu quả. Qua đó cũng thể hiện chất lượng tín dụng tại chi nhánh được cải thiện theo thời gian. Xét trên tổng thể thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NH là một con số tương đối nhỏ nằm trong tỷ lệ cho phép dưới 3% không ảnh hưởng xấu đến NH.

4.3.6. Nợ xấu trên doanh số cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro có thể xãy ra, để thấy được mức độ rủi ro trong cho vay vốn có thể xãy ra và có thể gây thiệt hại cho Ngân hàng như thế

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 T 2011 6 T 2012 Nợ xấu Triệu đồng 5.313 11.035 35.405 11.225 36.152 Tổng dư nợ Triệu đồng 948.690 1.071.3571.493.871 976.082 1.395.834 Nợ xấu/Tổng dư nợ % 0,56 1,03 2,37 1,15 2,59

nào, thì ta đi phân tích bảng chỉ tiêu dưới đây để biết tình trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua các năm:

Bảng 17: CHỈ TIÊU NỢ XẤU TRÊN DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2009-2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

(Nguồn: BIDV Cà Mau)

Qua bảng 17 ta thấy, tỷ lệ rủi ro của Chi nhánh là rất thấp và có xu hướng tăng dần qua các năm cụ thể là năm 2009 tỷ lệ này là 0,14%, năm 2010 là 0,24%, đến năm 2011 thì tỷ lệ này tăng lên 0,83%. Và 6 tháng đầu năm 2012 đạt 1,87% tăng 1,15% so với cung kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng là do doanh số cho vay lớn, dư nợ cũng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ này vẫn đạt ở mức rất đáng hoan nghênh. Điều này cho thấy Ngân hàng có rủi ro tín dụng thấp tức là cơng tác tín dụng của NH ln được bảo đảm an tồn. Qua đó cho thấy NH ln quan tâm, chú ý đến công tác thẩm định cho vay cũng như khi thu nợ.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 T 2011 6 T 2012 Nợ xấu Triệu đồng 5.313 11.035 35.405 11.225 36.152

Doanh số cho vay Triệu

đồng 3.902.633 4.627.596 4.277.627 1.548.339 1.936.194 Nợ xấu/Doanh số

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV CÀ MAU

5.1. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ 5.1.1. Thành tựu 5.1.1. Thành tựu

- Thừa hưởng từ BIDV một nền tảng công nghệ hiện đại ngang tầm với các ngân hàng lớn trong khu vực, các giao dịch được hạch toán tự động đã rút ngắn thời gian giao dịch tạo tiện ích cho khách hàng.

- Đội ngủ cán bộ trẻ, năng động, được đào tạo thường xuyên nâng cao trình độ, đáp ứng kịp thời những thay đổi của thị trường.

- Trong những năm qua Chi nhánh tăng cường hoạt động công tác Marketing, quảng bá hình ảnh thương hiệu BIDV và đã được nhiều khách hàng biết đến.

5.1.2. Hạn chế

- Hiện nay vị trí kinh doanh của chi nhánh chưa được thuận tiện, nằm ở vị trí khuất, ít người qua lại, hạn chế tầm nhìn để quản bá hình ảnh và nhận diện thương hiệu.

- Mạng lưới của chi nhánh mỏng trong việc huy động vốn cũng như phát triển các dịch vụ bán lẻ, chưa thể huy động vốn từ các huyện có kinh tế phát triển như Năm căn, Sông đốc…

- Do chi nhánh tiếp cận cho vay lĩnh vực xuất khẩu thủy sản sau các ngân hàng khác trên địa bàn, do đó việc tiếp cận khách hàng tốt rất khó khăn, do khách hàng có mối quan hệ lâu dài với các Ngân hàng khác từ lúc khách hàng khởi nghiệp, do đó nền khách hàng của chi nhánh chưa được tốt, dễ bị ảnh hưởng khi nền kinh tế biến đổi.

- Cơ cấu danh mục tín dụng chưa được đa dạng, tập trung vào cho vay một số ngành nghề chủ yếu, chưa đẩy mạnh hoạt động bán lẻ.

- Chi nhánh dành cho việc quảng cáo, tiếp thị, marketing của chi nhánh còn hạn chế do đó khó khăn trong công tác huy động vốn và quảng bá hình ảnh thương hiệu.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, HẠN CHẾ RỦI RO DỤNG, HẠN CHẾ RỦI RO

Trong giai đoạn bắt đầu thực hiện các cam kết mở cửa thị trường ngân hàng, trước sự cạnh tranh của các ngân hàng đối thủ, nguy cơ thị phần tín dụng của ngân hàng sẽ bị co hẹp ngày một gần hơn. Để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững hoạt động tín dụng, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng với mơi trường kinh doanh, phù hợp với đặc điểm của ngân hàng, phát huy được các thế mạnh, khắc phục và hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi. Do đó, qua q trình tìm hiểu và phân tích ở trên, để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, ngân hàng BIDV chi nhánh Cà Mau nên thực hiện một số giải pháp sau:

5.2.1. Đối với hoạt động huy động vốn

- Trước áp lực cạnh tranh về huy động vốn ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn, công tác huy động vốn vẫn tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Tập trung tối đa mọi nguồn lực đẩy mạnh toàn diện công tác huy động vốn từ các nguồn (Doanh nghiệp, dân cư) đáp ứng mục tiêu điều hành kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh. Đặc biệt là các nguồn tiền gửi không kỳ hạn từ các TCKT như Kho Bạc, Cty Xổ số kiến thiết, Ban quản lý khu công nghiệp, Ban QLDA của tỉnh, thành phố để thu hút nguồn vốn từ các dự án của tỉnh, các nguồn đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn…

- Thường xuyên nắm bắt tình hình biến động lãi suất của các Ngân hàng trên địa bàn để có chính sách kịp thời, phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm giữ vững nền khách hàng cũng như thu hút các khách hàng tiền gửi mới.

- Linh hoạt áp dụng các chính sách, phân công cán bộ có kinh nghiệm để quản lý, chăm sóc và tư vấn thường xuyên đối với các khách hàng quan trọng, khách hàng có số dư tiền gửi lớn, kịp thời thơng tin đến khách hàng các sản phẩm mới, các dịch vụ tiện ích của BIDV.

- Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của nhân viên giao dịch tại các bộ phận trực tiếp với khách hàng để tăng cường thu hút khách hàng gửi tiền.

- Tăng cường quản bá hình ảnh BIDV, giới thiệu các sản phẩm, chương trình huy động vốn và nâng cao chất lượng phục vụ để huy động được nguồn vốn từ các khách hàng cá nhân.

- Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ với mục tiêu coi hoạt động dịch vụ là hoạt động quan trọng tạo nguồn thu cho Chi nhánh, cơ cấu lại nguồn thu nhập chủ yếu từ tín dụng chuyển dần sang thu nhập từ dịch vụ.

- Tập trung khai thác các sản phẩm dịch vụ trọng tâm và có thế mạnh của BIDV và chiếm tỷ trọng cao tại Chi nhánh như dịch vụ thanh toán, thanh toán tiền mặt, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh.

- Tập trung phát triển các dich vụ có hàm lượng cơng nghệ cao, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thẻ quốc tế, thanh tốn hóa đơn, thanh tốn qua thẻ ATM, ví điện tử…

- Tăng cường giới thiệu và chào bán sản phẩm truyền thống, các sản phẩm có nhiều tiện ích, phù hợp với thị hiếu đối với từng đối tượng khách hàng thơng qua hình thức tiếp thị trực tiếp, qua báo đài truyền hình, treo bandroll. Triển khai các chương trình khuyến mại, tặng quà, các chương trình tri ân khách hàng…nhằm gia tăng thị phần góp phần vào việc mở rộng thị trường và tăng sức cạnh tranh của Ngân hàng.

- Mở rộng mạng lưới, tăng cường phát triển các kênh phân phối hiện đại kết hợp với kênh phân phối truyền thống hiện có nhằm tăng cường sức cạnh tranh với các Ngân hàng trên địa bàn.

- Tăng cường công tác quản trị điều hành theo định hướng, chỉ đạo của BIDV và của Ngân hàng nhà nước, tập trung chỉ đạo điều hành kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh nhằm hoàn thành tốt kế hoạch Trung Ương giao, chỉ đạo các Phòng, Tổ bám sát kế hoạch đã được ban lãnh đạo duyệt tiến hành giao chỉ tiêu và giám sát kiểm tra việc thực hiện đến từng cán bộ.

- Phối hợp với cơng đồn, đoàn thanh niên xây dựng các cơ chế tham thi đua, động viên.

5.2.2. Đối với hoạt động tín dụng

- Xác định phân khúc khách hàng đem lại lợi nhuận cao cho Chi nhánh, xác định nhóm khách hàng mục tiêu để xây dựng chính sách phù hợp.

- Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ở nhóm khách hàng đối tượng 1, chủ yếu là các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản xuất khẩu, đây cũng là ngành được địa phương và nhà nước quan tâm phát triển trong thời gian tới, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đến năm 2015 là 1,5 tỷ USD.

- Đối với nhóm đối tượng 2 xác định lại quy mô hoạt động của khách hàng, nhu cầu vốn cần thiết để khách hàng hoạt động bình thường, từ đó cấp tín dụng phù hợp để hỗ trợ đối với từng khách hàng.

- Đối với nhóm khơng có khả năng thu hồi Chi nhánh xây dựng các kế hoạch giảm dần dư nợ bằng các biện pháp: phát mại tài sản để tận thu hồi nợ, trình Trung Ương xử lý rủi ro bằng quỹ dự phịng rủi ro…

- Đẩy mạnh cơng tác tín dụng bán lẻ gắn với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ đi kèm để tăng hiệu quả kinh doanh.

- Tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ hoạt động có hiệu quả, có tài sản đảm bảo để cấp tín dụng, nhằm cơ cấu lại doanh mục tín dụng cũng như nền khách hàng tại Chi nhánh.

-Ngân hàng cần xác định thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng để đầu tư tăng trưởng dư nợ tín dụng, ưu tiên đầu tư cho những hộ vay vốn có tỷ lệ vốn tự lực cao, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Tăng cường tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn.

- Kiểm soát nợ xấu phát sinh, giảm dần tỷ trọng nợ nhóm 2, nợ cơ cấu, lãi treo, kết hợp với chính quyền địa phương để thu hồi nợ ngoại bảng cả chi nhánh.

-Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng cần tìm hiểu thẩm định kỹ

nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng và tư cách của người vay. Ưu tiên cho vay đối với các khách hàng có uy tín, tín nhiệm cao vay trả nợ ngân hàng đúng hạn, các khách hàng mới vay vốn lần đầu nhưng làm ăn có hiệu quả, có tư cách tốt và có tài sản thế chấp đảm bảo.

- Trang bị thêm máy móc thiết bị, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho nhân viên, từng bước thực hiện cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản để đảm bảo sự an tồn và nhanh chóng;

- Thường xun có chính sách gửi cán bộ tín dụng đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ thẩm định cho họ, nhằm hạn chế tối thiểu những sai phạm của cán bộ tín dụng trong hoạt động phân tích đánh giá khách hàng. Đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng. Vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí trả nợ của khách hàng.

5.2.2.1. Biện pháp mở rộng hoạt động tín dụng

-Bên cạnh việc huy động vốn vào ngân hàng ngày càng nhiều những biện

pháp linh hoạt hấp dẫn thì ngân hàng cũng phải nỗ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để tránh đồng tiền bị đóng băng làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận thì ngân hàng phải có những biện pháp thật sự hài hòa giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.

- Do thị trường tài chính nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn từ các chính sách tiền tệ của nhà nước, với chính sách thắt chặt tín dụng như hiện nay có thể làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng nên linh hoạt thực hiện các biện pháp sau để nâng cao hơn nữa công tác kinh doanh:

- Như đã phân tích thì tỷ trọng doanh số cho vay đến tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đều chiếm tỷ lệ cao, cùng với vịng quay vốn tín dụng cũng khá cao, chứng tỏ ngân hàng chưa khai thác được hết nhu cầu vay trung và dài hạn trên địa bàn. Nếu vẫn bỏ ngỏ phân khúc này, ngân hàng có thể đánh mất một khoản lợi nhuận tương đối lớn. Một số giải pháp cho vay trung và dài hạn: Lãi suất cho vay trung và dài hạn phải cao hơn ngắn hạn để bù đắp lại những rủi ro mà món vay có thể mang lại. Mặt khác, trước khi cho khách hàng vay, cán bộ tín dụng phải thẩm định kỹ và chính xác hồ sơ tín dụng của khách hàng, đặc biệt là phương án kinh doanh. Mặt khác, cần tái thẩm định nhiều lần để liên tục cập nhật khả năng trả nợ của khách hàng. Ngân hàng nên đưa thêm điều khoản “Tùy thuộc vào tình hình biến động chung của thị trường, lãi suất có thể thay đổi” vào hợp đồng tín dụng để hạn chế rủi ro cho ngân hàng khi lãi suất huy động tăng mạnh.

- Thực hiện giao tiếp khách hàng, phê duyệt hồ sơ, quản lý tín dụng như: theo dõi nợ, quản lý nợ và nhận diện các diễn biến bất thường của khoản nợ, từ đó đề ra biện pháp thu hồi nợ nhằm hạn chế, ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh. Chi nhánh cần tích cực trong công tác phân loại khách hàng, phân loại các khoản nợ. Thường xuyên kiểm tra, kiểm sốt q trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ

khi vay cho đến khi thu được nợ, khơng để tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Thơng qua công tác theo dõi này để ngân hàng có những chính sách kịp thời như: thu hồi lại nợ cho vay hoặc hỗ trợ thêm vốn kịp thời cho khách hàng trong q trình khách hàng gặp khó khăn… để có thể đảm bảo được nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

- Rà soát và kiểm tra các khoản vay, đồng thời phân tích các rủi ro có thể có, từ đó đưa ra các nhận định chính xác về các khoản vay để hạn chế rủi ro. Theo dõi, đơn đốc thu hồi các khoản nợ có vấn đề tại ngân hàng. Tùy theo từng trường hợp cụ thể của từng khách hàng để có hướng xử lý thu hồi. Đối với khách hàng có nợ nhóm 2, chi nhánh cũng phải quan tâm, giám sát từ xa để hạn chế nhảy nhóm.Tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, nợ đọng các năm trước.

- Không nên coi trọng quá tài sản thế chấp, cầm cố mà phải xem xét khả năng trả nợ của khách hàng bởi yếu tố rủi ro trong sản xuất rất lớn. Bởi vì tài sản thế chấp rất khó xử lý, như đất đai. Vì vậy đối với ngân hàng thì tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)