Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau (Trang 77 - 80)

 Chuyên ngành : Tài chính Ngân hàng

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

4.2.3.2. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế

Chi nhánh BIDV Cà Mau mở rộng tín dụng đến với mọi đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn lấy an toàn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng làm mục tiêu hoạt động. Chi nhánh cũng đã tập trung nguồn lực của mình để đầu tư vào cơng tác tín dụng để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương cùng với việc phấn đấu thực hiện tốt chỉ tiêu hướng dẫn của Ngân hàng cấp trên đề ra về tốc độ tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng ln tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng. Nguyên nhân tăng còn do trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng đã chú tọng đầu tư vào phát triển các ngành chủ lực như chế biến xuất khẩu thủy hải sản, xây dựng, thương mại dịch vụ, bên cạnh đó Ngân hàng cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại đại phương để kịp thời đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao. Những năm qua, Ngân hàng đã đầu tư vào việc mở rộng và đa dạng hóa xuất khẩu thủy hải sản và thương mại dịch vụ vì hiện nay người dân đã mạnh dạng đầu tư vào các lĩnh vực này, do đó nhu cầu vốn cũng tăng lên, đồng thời Ngân hàng còn mở rộng đầu tư vào nhiều ngành sản xuất khác, góp phần vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế của địa phương làm cho cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng trưởng khá cao do đó tình hình dư nợ Ngân hàng cũng tăng theo.

Trước khi đi vào phân tích tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của BIDV Cà Mau ta xem qua bảng số liệu 9:

Bảng 9: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2009 – 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: BIDV Cà Mau)

Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 6T 2011 6 T2012 2010/2009 2011/2010 6T2012/6T2011

Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Cá nhân 34.817 66.309 80.384 22.003 26.846 31.492 90,45 14.075 21,23 4.843 22 Doanh nghiệp 913.873 1.005.048 1.413.487 954.079 1.368.988 91.175 9,98 408.079 40,6 414.909 43,49

Đối với thành phần kinh tế cá nhân

Dư nợ tăng đều trong 3 năm qua: năm 2009 đạt 34.817 triệu đồng, năm 2010 dư nợ đạt 66.309 triệu đồng, tăng 31.492 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng đến 90,45%; còn dư nợ đến cuối 2011 là 80.384 triệu đồng tăng 14.075 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng 21,23%. Và 6 tháng đầu năm 2012 cũng tăng hơn so với 6 tháng cùng kỳ năm trước, tăng 4.843 triệu đồng (tương ứng tăng 22%). Nguyên nhân chủ yếu là do mức sống của người dân trong những năm này ngày được tăng cao. Sự tăng trưởng này là do thu nhập người dân trên địa bàn ngày càng tăng nên yêu cầu về cuộc sống cao hơn, các nhu cầu mua xe, mua nhà, xây dựng sửa chữa nhà cửa,…nên nhu cầu về vốn để đáp ứng cho cuộc sống của họ cũng tăng lên, những người dân có thu nhập ổn định, họ sẽ vay ngân hàng và trả nợ theo thời hạn thỏa thuận giữa hai bên. Tuy nhiên tốc độ tăng này vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng cho vay, điều đó chứng tỏ cơng tác thu hồi vốn của Ngân hàng đạt hiệu quả.

Đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp

Qua bảng số liệu ta cũng thấy, dư nợ đối với doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm. Năm 2010 tăng 91.175 triệu đồng (tương ứng 9,985) so với năm 2009. Năm 2011, tăng 408.079 triệu đồng (tương đương tăng 40,6%) so với năm 2010. Đến 6 tháng đầu năm 2012 cũng đã tăng lên 414.909 triệu đồng (tương ứng 43,49%) so với 6 tháng đầu năm 2011. Có kết quả này là do thành phần kinh tế này trong những năm gần đây hoạt động hiệu quả nên Ngân hàng tăng cường giải ngân cho các đối tượng này dẫn đến dư nợ tăng mạnh. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh tế doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh nên cần phải có nhiều vốn để đầu tư, nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất và thay đổi trang thiết bị, mở rộng sản xuất của các công ty, doanh nghiệp sản xuất ngày càng tăng, việc sử dụng vốn vay có hiệu quả đảm bảo được khả năng trả nợ và lãi cho Ngân hàng nên NH đã đẩy mạnh cho vay ở nhóm khách hàng này. Nắm bắt được tình hình này nên Ngân hàng rất quan tâm đến thành phần kinh tế doanh nghiệp, dẫn đến dư nợ của thành phần kinh tế này liên tục tăng nhanh qua các năm.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2009 2010 2011 6T2011 6T2012 Năm Doanh nghiệp Cá nhân

Hình 9: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG TỪ 2009 ĐẾN THÁNG 6/2012

Hình 9 thể hiện rõ tỷ lệ dư nợ của doanh nghiệp chiếm đa số (chiếm trên 90%) trong tổng dư nợ của Ngân hàng, điều này phản ánh đúng theo tỷ lệ cho vay của Ngân hàng. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫ là khách hàng phổ biến và thường xuyên của Ngân hàng. Tuy dư nợ cho vay đối với KH là hộ sản xuất cá thể vẫn liên tục tăng nhưng chiếm một tỷ trong nhỏ trong tổng dư nợ. Xét về cơ cấu dư nợ thì ta sẽ thấy cũng khơng có sự dịch chuyển tỷ trọng giữa cá nhân và doanh nghiệp qua các năm.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)