1.1. Khái niệm quyền sao chép tác phẩm và giới hạn của quyền sao chép tác phẩm
1.1.3. Giới hạn của quyền sao chép tác phẩm
Pháp luật ghi nhận sự đóng góp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bằng cách quy định cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hưởng những đặc quyền đối với tác phẩm mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, độc quyền khai thác, sử dụng cũng như việc độc quyền sao chép tác phẩm. Tuy nhiên, sự bảo hộ này không phải là tuyệt đối và mãi mãi.
Giới hạn quyền tác giả là những ranh giới quyền của tác giả được pháp luật xác định. Được hiểu theo hai khía cạnh: 1) Đối với tác giả, đó là những ranh giới quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đã được cơng bố, phổ biến của mình; 2) Đối với chủ thể khác lại là phạm vi mà pháp luật xác định cho họ là cá nhân, tổ chức được phép tự do sử dụng tác phẩm đã được công bố, phổ biến với những điều kiện nhất định23.
Về nguyên tắc pháp luật quy định cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả những độc quyền đối với tác phẩm của mình nhưng để cung cấp quyền tiếp cận tác phẩm một cách hợp lý cho xã hội, các độc quyền của tác giả, chủ sở hữu được giới hạn trong hai cách chính: một là, chỉ được bảo hộ trong thời gian nhất định, hai là quyền độc quyền chịu giới hạn bởi những trường hợp ngoại lệ và hạn chế nhất định. Đây cũng là một trong những nguyên lý “xương sống” của pháp luật bản quyền, đã được đề cập trong hầu hết
13
các văn bản pháp luật SHTT quốc tế, như Công ước Berne, Hiệp định TRIPs…24 Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật SHTT là cân bằng, dung hịa giữa lợi ích của chủ sở hữu quyền tác giả và lợi ích chung của tồn xã hội. Mỗi bên sẽ hy sinh một phần lợi ích để hướng tới lợi ích lớn hơn – tạo ra một xã hội phát triển mà tại đó con người được thụ hưởng những sáng tạo của nhân loại và những người sáng tạo được trả công xứng đáng. Việc tuyệt đối độc quyền quyền sao chép sẽ gây cản trở cho việc tiếp cận những kiến thức cũng như văn minh nhân loại của công chúng, như vậy sẽ kiềm hãm sự phát triển của xã hội. Pháp luật quy định những giới hạn của quyền sao chép tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả như là một hạn chế nhất định trong việc khai thác tác phẩm của họ, hay nói cách khác sự độc quyền chỉ mang tính tương đối. Trên phương diện pháp lý thì quyền lợi và nghĩa vụ của tác giả phải ngang nhau nên giới hạn quyền tác giả là nghĩa vụ của tác giả đối với xã hội, với quốc gia, cần phải tơn trọng những lợi ích cơ bản khác. Như vậy để hài hòa được cán cân, cũng như sự cân bằng – “fair use”, pháp luật một mặt ghi nhận những đặc quyền cho tác giả chủ sở hữu quyền tác giả đối với những thành quả của lao động sáng tạo, bảo hộ thực thi các quyền của họ trước những hành vi xâm phạm; một mặt đảm bảo cho công chúng được sử dụng hợp lý các tác phẩm trong một giới hạn nhất định. Giới hạn quyền tác giả có thể hiểu là dưới tiền đề bảo hộ quyền tác giả cho tác giả, để chiếu cố đến nhu cầu của xã hội và cơng chúng, và cũng vì lợi ích của người truyền bá tác phẩm, trong một số điều kiện nhất định, có thể sử dụng tác phẩm mà không cần phải xin phép tác giả và trả tiền thù lao25.
Pháp luật SHTT Việt Nam ghi nhận hai trường hợp giới hạn đó là sử dụng tác phẩm đã cơng bố khơng phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao26 và sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao27.
Trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao:
24 Nguyễn Thị Hồng Phượng (2016), “Các trường hợp ngoại lệ và hạn chế theo quy định pháp luật một số quốc gia châu Âu và tác động đến quyền sao chép tác phẩm trong thư viện”, Tài liệu hội thảo: Quyền tác giả trong hoạt
động thư viện tại các trường Đại học được tổ chức tại trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (4/2016), trang 29.
25 Thượng Thuận (1998), Thường thức về quyền tác giả, NXB Thanh niên, trang 134.
26 Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
14
Luật SHTT Việt Nam hiện hành ghi nhận hai trường hợp ngoại lệ quyền sao chép tác phẩm không phải xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao: tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân và sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu. Đồng thời nó phải đảm bảo điều kiện khơng ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm, khơng gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, phải thông tin tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm28 và không bao gồm tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình và chương trình máy tính. Quy định này đưa ra dựa trên cơ sở quy định của Công ước Berne về phép thử ba bước, trong đó nó cho phép các quốc gia thành viên được quyền quy định trong pháp luật của mình về các trường hợp ngoại lệ phải đáp ứng ba điều kiện: (1) các trường hợp này phải được quy định trong pháp luật quốc gia; (2) không gây phương hại đến quyền của tác giả; (3) không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm.
Thứ nhất, tự sao chép tác phẩm nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá
nhân, việc sao chép này không quá một bản và không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình và chương trình máy tính. “Tự sao chép” có nghĩa là người sao chép phải “tự mình” thực hiện hành vi sao chép ví dụ tự sao chụp, hay phải được hiểu với nghĩa rộng hơn ví dụ sao chép tác phẩm thơng qua một cơ sở photocopy. Về mục đích sao chép trong trường hợp này chỉ giới hạn ở hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học được pháp luật Việt Nam định nghĩa là “hoạt động phát hiện,
tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản
và nghiên cứu ứng dụng”29. Như vậy sao chép cho mục đích học tập có thuộc trong phạm
vi giới hạn của trường hợp này. Khái niệm học tập có gắn bó với khái niệm nghiên cứu khoa học hay không. Nếu như chỉ là hoạt động học tập thuần túy, như học sinh đơn thuần chỉ tiếp thu kiến thức từ giáo viên thì khơng thuộc trường hợp này. Còn nếu học tập gắn liền với sử dụng kiến thức để tư duy, tìm hiểu các sự vật hiện tượng thì cũng được xem là hoạt động nghiên cứu. Việc sao chép trong trường hợp này chỉ được một bản duy nhất. Theo đó, để phục vụ cho mục đích giảng dạy, giáo viên chỉ được phép sao chép một bản,
28 Khoản 2, Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
15
không được sao chép nhiều hơn một bản rồi phân phát cho các học viên. Ngoài ra theo quy định tại khoản 1, Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP thì việc tự sao chép này khơng nhằm mục đích thương mại. “Mục đích thương mại” khơng được pháp luật SHTT định nghĩa nhưng có thể hiểu “mục đích thương mại” là mục đích sinh lợi, tạo ra lợi ích kinh tế cũng như các lợi ích vật chất khác. Việc luật quy định khơng nhằm mục đích thương mại chỉ để tránh việc bỏ sót các trường hợp sao chép tác phẩm cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy nhưng vì mục đích lợi nhuận.
Thứ hai, sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện cho mục đích nghiên cứu. Sao
chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 25 của Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 là việc sao chép không quá một bản. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số30. Như vậy thư viện chỉ được sao chép không quá một bản cho việc lưu trữ trên thực tế.
Cả hai trường hợp trên đều phải thỏa mãn điều kiện là không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm, khơng gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm theo khoản 2, Điều 2 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Khơng ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường được hiểu là những ngoại lệ của quyền sao chép tác phẩm này không làm giảm đi sự tiêu thụ tác phẩm trên thị trường, không gây phương hại đến các quyền phân phối tác phẩm trên thực tế, tác giả chủ sở hữu sẽ không mất đi nguồn thu từ hành vi sao chép của các chủ thể trong phạm vi giới hạn.
Ngoài ra hai trường hợp ngoại lệ của quyền sao chép tác phẩm không áp dụng với đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính. Quy định này dựa trên đặc tính đặc thù của những loại hình tác phẩm này. Chương trình máy tính rất dễ bị sao chép, bản sao có chất lượng ngang bằng với bản gốc, từ một bản sao chương trình máy tính người ta có thể tạo thành vơ số bản sao khác với chất lượng tương đương. Hơn nữa chương trình máy tính dễ phổ biến: việc phổ biến có thể thực hiện từ cấu trúc hữu hình (như đĩa CD-ROM, USB) hoặc cấu trúc vơ hình (qua mạng interrnet) với tốc độ
16
cao. Do đặc tính vơ hình của chương trình máy tính nên việc lưu trữ nó là dễ dàng, trong nhiều trường hợp ngay cả chủ sở hữu cũng khó có thể nhận ra chủ thể khác đang lưu trữ tài sản của mình. Chính vì vậy mà luật SHTT Việt Nam khơng cho phép các chủ thể được quyền sao chép chương trình máy tính với bất kỳ mục đích gì để bảo vệ quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu. Đối với tác phẩm tạo hình thì pháp luật bảo vệ tác phẩm gốc, đặc thù của loại hình tác phẩm này là khi tạo ra bản sao sẽ khơng có được chất lượng tương đương như nguyên bản, tác phẩm tạo hình tồn tại dưới dạng độc bản và đôi khi giá trị cực kỳ lớn. Chính vì vậy mà tác phẩm tạo hình khơng thuộc trường hợp ngoại lệ. Chủ thể được quyền áp dụng các trường hợp ngoại lệ là bất kỳ cá nhân tổ chức nào. Pháp luật không đặt ra yêu cầu nào đối với chủ thể sao chép trong trường hợp ngoại lệ. Như vậy tất cả cá nhân, tổ chức đều được quyền sao chép tác phẩm trong những giới hạn luật định mà không cần xin phép và trả thù lao. Pháp luật chỉ quan tâm đến mục đích của chủ thể sao chép có làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hay khơng. Vì bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng được sử dụng quyền này nên trên thực tế con số này rất lớn. Thêm vào đó việc chủ thể sao chép tác phẩm trong trường hợp ngoại lệ không bị ràng buộc bởi bất kỳ thủ tục pháp lý nào làm cho việc xâm phạm đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả càng trở nên dễ dàng. Vì khơng bị ràng buộc bởi một thủ tục pháp lý nào nên chủ thể sao chép cứ mặc nhiên sao chép mà không quan tâm đến có hợp pháp hay khơng do khơng có cơ chế nào điều chỉnh. Cộng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc sao chép càng trở nên dễ dàng, có thể tạo ra vơ số bản sao với tốc độ chóng mặt. Chính vì lẽ đó mà quyền sao chép tác phẩm là quyền dễ bị xâm hại và khó kiểm sốt một cách hiệu quả.
Trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao:
Theo đó, tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã cơng bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng31. Với điều kiện là khơng làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm, không gây phương
17
hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh. Chủ thể được phép sử dụng tác phẩm không cần xin phép nhưng phải trả thù lao, nhuận bút là tổ chức phát sóng. Xuất phát từ mục đích phục vụ cho nhu cầu dễ dàng tiếp cận tác phẩm của đơng đảo quần chúng thơng qua chương trình phát sóng, có tính đại chúng cao nên pháp luật cho phép tổ chức phát sóng khơng phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên do có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền nên phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả. Nhuận bút là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm được khai thác, sử dụng32. Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho những người thực hiện các cơng việc có liên quan đến sáng tạo tác phẩm33. Một chương trình phát sóng có thể thu hút rất nhiều người xem, phục vụ nhu cầu rất lớn cho cộng đồng, chính vì vậy nếu vì độc quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì sẽ trở thành một rào cản cho sự tiếp cận thông tin của công chúng.