truyền đạt ra công chúng khi chưa được sự đồng ý của tác giả thì hành vi sao chép này đã ảnh hưởng tới quyền truyền đạt tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Hành vi sao chép tác phẩm ở bất kỳ hình thức nào, dù trực tiếp hay gián tiếp, hợp pháp hay bất hợp pháp đều tác động đến những lợi ích kinh tế nhất định của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Chỉ khác nhau ở chỗ tác động tích cực hay tiêu cực. Quyền sao chép tác phẩm đem đến lợi ích vật chất chủ yếu cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, nó như một lẽ tự nhiên để tác giả, chủ sở hữu bù đắp những gì đã bỏ ra để tạo ra tác phẩm và cũng là điều kiện để tiếp tục sáng tạo. Qua đó cho ta thấy được hành vi sao chép tác phẩm có mối tương quan mật thiết với các quyền khác trong quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
2.3. Các phương thức bảo vệ quyền của tác giả chủ sở hữu quyền tác giả khi sao chép tác phẩm chép tác phẩm
2.3.1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tự bảo vệ tác phẩm của mình
Biện pháp tự bảo vệ quyền SHTT là biện pháp do chính tác giả, chủ sở hữu quyền SHTT thực hiện nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu xảy ra hoặc xử lý khi hành vi xâm phạm quyền SHTT đã xảy ra. Cơ sở của việc quy định biện pháp tự bảo vệ xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của pháp luật vì quyền SHTT là một trong các quyền dân sự quy định tại Điều 11 Bộ luật dân sự năm 2015. Với tư cách là chủ sở hữu trong các quan hệ dân sự, cá nhân tổ chức có quyền áp dụng các biện pháp
36
tự bảo vệ trong phạm vi pháp luật cho phép để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình đồng thời tơn trọng quyền SHTT của tổ chức, cá nhân khác.
Các biện pháp mà chủ thể quyền tác giả có thể sử dụng để tự bảo vệ quyền của mình khi tác phẩm bị sao chép đó là áp dụng biện pháp cơng nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả (điểm a, khoản 1, Điều 198 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009). Chủ thể quyền có thể đưa các thông tin quản lý quyền gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; đưa thông tin quản lý quyền xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng nhằm xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu quyền, thông tin về thời hạn, điều kiện sử dụng tác phẩm và mọi số liệu hoặc mã, ký hiệu thể hiện thơng tin đó để bảo vệ quyền tác giả. Đồng thời các chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ các thông tin quản lý quyền, ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác bất hợp pháp quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật55. Các biện pháp cơng nghệ mà chủ thể quyền có thể sử dụng đó là thơng qua văn bằng bảo hộ, đưa thơng tin về quyền SHTT lên tác phẩm nhằm thông báo rằng tác phẩm là đối tượng thuộc quyền SHTT đang được bảo hộ; sử dụng phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ tác phẩm được bảo hộ56. Theo báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật SHTT về quyền tác giả, quyền liên quan ngày 21/9/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp và xây dựng, thì từ năm 2006 đến hết năm 2015, Cục Bản quyền tác giả đã thụ lý và cấp 43.450 Giấy chứng nhận đăng ký, trong đó có 43.321 Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Số lượng Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan tăng hàng năm khoảng 6%57. Mặc dù theo quy định của pháp luật, đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc nhưng đó là một trong những phương thức tự bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích của chủ thể quyền tác giả. Việc đăng ký quyền tác giả giúp cho việc ngăn chặn ngay từ đầu, ngay khi phát hiện ra có hành vi xâm phạm hoặc khả năng xâm phạm, chủ thể có thể áp dụng ngay lập tức mà khơng cần chờ bất kỳ một thủ tục nào. Đồng thời sẽ tiết kiệm thời gian chi phí cho cơ quan tố tụng trong việc giải quyết tranh
55 Khoản 1, Điều 43 Nghị định 100/2006/NĐ-CP.
56 Khoản 2, Điều 21 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
37
chấp. Ngồi ra chủ thể có thể áp dụng các biện pháp công nghệ như gắn tem bản quyền, tem chống hàng giả. Tuy nhiên nó cũng rất khó khăn bởi sự phát triển của khoa học công nghệ cùng những thủ đoạn rất tinh vi.
Chủ thể quyền tác giả có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai, bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được có hành vi vi phạm và có thiệt hại thực tế xảy ra. Hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Khởi kiện ra tịa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khiếu nại tố cáo tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp của mình khi bị xâm phạm. Ngoài các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, pháp luật cho phép cá nhân, tổ chức bất kỳ nếu phát hiện hành vi vi phạm quyền SHTT có quyền tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền. Tạo cơ hội cho toàn xã hội chung tay bảo vệ quyền tác giả, nhận thức được việc sử dụng sản phẩm vi phạm bản quyền là tiếp tay cho kẻ xấu, tích cực tố cáo những hành vi xâm phạm.
So với các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu khác (biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự, biện pháp kiểm sốt hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến SHTT), biện pháp tự bảo vệ có ưu điểm là mang tính kịp thời, tạo khả năng ngăn chặn hành vi xâm phạm ngay từ đầu, là biện pháp đầu tiên được áp dụng khi quyền SHTT bị xâm phạm. Các thông tin liên quan đến hành vi xâm phạm không bị công khai nhiều ra bên ngồi, khơng làm ảnh hưởng đến uy tín của bên xâm phạm và bên bị xâm phạm. Ngoài ra, biện pháp tự bảo vệ là biện pháp có tính kinh tế cao nhất do tiết kiệm được thời gian, chi phí tốn kém cho việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, vì biện pháp tự bảo vệ do chính chủ thể quyền SHTT thực hiện khơng có sự can thiệp của cơ quan nhà nước nên tính cưỡng chế không cao, kết quả phụ thuộc nhiều vào bên có hành vi xâm phạm.
2.3.2. Thơng qua các cơ quan quản lý nhà nước
Chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất trong đó có hoạt động thống nhất quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan. Tiếp theo sẽ là các cơ quan ở trung ương và địa phương sẽ có những quyền hạn nhất định trong việc bảo vệ quyền tác giả. Nhiệm vụ quyền hạn của của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực SHTT được quy định cụ thể tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định 100/2006/NĐ-CP. Theo đó Bộ Văn hố, Thể
38
thao và Du lịch phối hợp với Bộ Khoa học công nghệ trong việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược cũng như chính sách bảo hộ quyền tác giả; tổng hợp thơng tin chung về SHTT, thực hiện các dự án hợp tác quốc tế chung về SHTT, thực hiện các công việc chung khác theo chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời phối hợp với các cơ quan nhà nước khác trong việc quản lý về quyền tác giả như Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân.
Việc phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm quyền tác giả là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng cơng nghệ cao, an ninh văn hóa hoặc có thể phối hợp cùng với Chi cục quản lý thị trường, công an tỉnh để tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra58. Tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở in và phát hành sách hay nơi kinh doanh sản xuất băng đĩa, kiểm tra các sản phẩm khơng tem, nhãn hợp lệ. Qua đó nếu phát hiện sai phạm sẽ tiến hành xử phạt, hình thức xử phạt chủ yếu là đình chỉ hoạt động kinh doanh và phạt tiền.
Phương thức bảo vệ quyền tác giả thông qua cơ quan quản lý nhà nước góp phần phát hiện và xử lý những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, có tính răn đe và nhanh chóng. Có tính thực thi cao do mang bản chất quyền lực nhà nước. Thông qua hoạt động thanh tra kiểm tra đã phát hiện ra rất nhiều trường hợp vi phạm. Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị số 36/2008/CT-TTg về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ngày 11/7/2014: năm 2009, lực lượng Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát hiện 3.013 cơ sở vi phạm. Thu giữ 649.324 băng đĩa các loại và 3.885 bản sách. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 11.500.510.000 đồng (trong đó số tiền xử phạt vi phạm băng đĩa không dán tem nhãn chiếm một nửa tổng số tiền trên). Năm 2010 2011, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Cảnh sát phịng, chống tội phạm sử dụng cơng nghệ cao thành lập các đoàn thanh tra tiến hành thanh tra nhiều doanh nghiệp phát hiện nhiều phần mềm được sao chép sử dụng bất hợp pháp. Năm 2012, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thành lập các Đoàn thanh tra kiểm tra cũng đã xử phạt vi phạm hành chính 1.580.000.000 đồng. Năm 2013, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành
39
thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về phần mềm máy tính tại 94 doanh nghiệp, kiểm tra 5.759 máy tính, số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là 2.033.000.000 đồng.
Qua những số liệu trên có thể thấy hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước đã phát hiện ra vô số trường hợp vi phạm và xử lý hành chính với một số tiền rất lớn. Cho thấy sự cần thiết và quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
2.3.3. Thông qua các cơ quan tư pháp
Khi bị xâm phạm các quyền lợi ích chính đáng, chủ thể quyền tác giả có thể khởi kiện ra Tịa án. Bản chất của các tranh chấp SHTT là các quan hệ dân sự, mà cụ thể là quyền sở hữu tài sản, nên khi các quyền dân sự bị xâm phạm thì chủ thể quyền có quyền khởi kiện ra Tịa án để bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Tịa án có thể áp dụng các biện pháp dân sự như buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi cải chính cơng khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt hại hoặc buộc tiêu hủy hoặc phân phối đưa vào sử dụng khơng nhằm mục đích thương mại59; hoặc có thể áp dụng các biện pháp hình sự nếu có đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc sử dụng phương thức thơng qua Tịa án sẽ giúp cho chủ thể quyền tác giả có thể giải quyết tận gốc hành vi xâm phạm, chủ thể quyền tác giả sẽ được đền bù một cách xứng đáng với những thiệt hại đã gánh chịu, cả về vật chất lẫn tinh thần. Chủ thể quyền tác giả có thể được nhiều lợi ích hơn so với việc giải quyết bằng con đường hành chính. Tuy nhiên trên thực tế thì số vụ án vi phạm bản quyền giải quyết bằng con đường Tịa án là rất ít. Theo Báo cáo tổng kết mười năm thi hành luật SHTT về quyền tác giả, quyền liên quan ngày 21/9/2016, thì trong năm 2015 các vụ việc dân sự tranh chấp SHTT về quyền tác giả, quyền liên quan được thụ lý mới chỉ 18 vụ, còn các vụ án kinh doanh – thương mại tranh chấp SHTT quyền tác giả, quyền liên quan được thụ lý mới là 34 vụ, vụ án hình sự xâm phạm quyền SHTT về quyền tác giả, quyền liên quan trong năm 2015
40
không thụ lý vụ nào60. Số vụ việc được xử lý bằng con đường Tịa án rất ít, ngun nhân chủ yếu là do việc người khởi kiện gặp nhiều khó khăn trong việc hồn thành hồ sơ, gây tốn kém về mặt thời gian, tiền bạc mà việc chứng minh có vi phạm là khơng hề dễ dàng. Người khởi kiện cũng có tâm lý khơng tin tưởng vào con đường Tịa án do Tòa án còn thiếu kinh nghiệm xét xử trong lĩnh vực SHTT, việc giám định, điều tra là hết sức phức tạp để có thể giải quyết. Hơn nữa ngoại trừ việc vi phạm của những tổ chức cá nhân gây thiệt hại lớn thì chủ yếu các chủ thể xâm phạm bản quyền chủ yếu là cá nhân nhỏ lẻ, nếu xét chỉ một đối tượng thì thiệt hại là không lớn, nhưng các chủ thể này với số lượng lớn thì sẽ gây thiệt hại rất nhiều cho chủ thể quyền tác giả. Nhưng chủ thể bị xâm hại lại không thể kiện tất cả những cá nhân nhỏ lẻ như vậy. Ngồi Tịa án, chủ thể quyền tác giả cịn có thể giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả qua con đường trọng tài theo quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010.