Các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực sao chép được quy định tại Điều 28 Luật SHTT hiện hành. Bao gồm các hành vi sau: Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (khoản 5, Điều 28). Trong lĩnh vực sao chép đó là hành vi sao chép một phần tác phẩm rồi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc “gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”. Đây là hành vi vi phạm diễn ra khá phổ biến trong các hoạt động như xuất bản, biểu diễn, sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
Sao chép tác phẩm mà khơng được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp pháp luật cho phép sao chép không phải xin phép và không trả thù lao46. Đây là hành vi xâm phạm phổ biến nhất hiện nay, Internet và công nghệ phát triển càng làm cho việc thực hiện hành vi sao chép trở nên dễ dàng với số lượng lớn. Pháp luật chỉ cho phép sao chép duy nhất 01 bản cho hoạt động nghiên cứu giảng dạy của cá nhân hoặc cho mục dích lưu trữ của thư viện. Ngoài phạm vi này, việc sao chép tác phẩm mà không xin phép, không trả nhuận bút, thù lao sẽ bị xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Nhân bản, sản xuất bản sao mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả47. Khoa học công nghệ và Internet đã giúp cho việc nhân bản, sản xuất bản sao với số lượng lớn chỉ trong một thời gian ngắn và chi phí rẻ, chất lượng tương đương trong mơi trường kỹ thuật số. Chính vì vậy mà các chủ thể vi phạm đã tiến nhành nhân bản, sản xuất bản sao tác phẩm để thu lợi nhuận khi khơng có sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Điển hình là các hành vi bn bán “sách lậu”, “đĩa lậu”.
Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả48. Việc xuất khẩu, nhập khẩu bản sao đều thuộc độc quyền của chủ
46 Khoản 6, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
47 Khoản 10, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
33
sở hữu quyền tác giả, các chủ thể không được phép thực hiện khi không được sự đồng ý của chủ thể quyền. Phân phối là việc thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà cơng chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm49. Hành vi phân phối bản sao tác phẩm đang xảy ra khá phổ biến hiện nay, các chủ thể đã phân phối các bản sao ra thị trường để thu lợi nhuận khi không được phép gây ra nhiều thiệt hại cho chủ sở hữu quyền tác giả. Hiện nay, khái niệm phân phối cũng được mở rộng để phù hợp với sự phát triển của môi trường kỹ thuật số. Phân phối bản sao tác phẩm cịn có thể thực hiện bằng bất kỳ hình thức hay phương tiện kỹ thuật nào, ví dụ việc bán bản sao tác phẩm có thể được thực hiện trong mơi trường Internet. Như vậy khi thực hiện các hành vi xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả thì sẽ bị xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của luật SHTT.
2.2. Mối tương quan giữa quyền sao chép tác phẩm và các quyền khác của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
Quyền tác giả theo Luật SHTT Việt Nam là quyền của tổ chức cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu50. Quyền tác giả cho phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền khai thác tác phẩm, chống lại hành vi sao chép bất hợp pháp. Tác phẩm là cầu nối giữa tác giả với công chúng, để tác phẩm được truyền tải rộng rãi thì tác phẩm đó phải được sao chép thành nhiều bản sao để phân phối đến công chúng. Mỗi hành vi sao chép tác phẩm đều mang lại lợi ích vật chất nhất định và chủ sở hữu quyền tác giả sẽ được hưởng lợi từ hành vi sao chép đó, thể hiện dưới dạng tiền thù lao, nhuận bút hay các lợi ích vật chất khác. Chính vì lẽ đó mà quyền sao chép đem lại nguồn thu lớn và chủ yếu cho chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Do có tính kinh tế cao nên khi quyền này bị xâm phạm thì sẽ ảnh hưởng đến các quyền khác của chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân có thể được chia thành quyền nhân thân không thể chuyển giao (khoản 1, 2, 4 Điều 19 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009) và quyền nhân thân có thể chuyển giao
49 Khoản 3, Điều 23 Nghị định 100/2006/NĐ-CP.
34
(khoản 3, Điều 19). Quyền nhân thân không thể chuyển giao được bảo hộ vô thời hạn và tồn tại vĩnh viễn cùng tác phẩm51. Quyền sao chép tác phẩm nằm trong quyền tài sản thuộc quyền tác giả, nó mang lại lợi ích vật chất chủ yếu cho chủ thể quyền chính vì vậy mà khi quyền này bị xâm phạm sẽ ảnh hưởng đến những quyền khác nằm trong quyền tài sản đặc biệt là quyền phân phối và quyền truyền đạt tác phẩm. Quyền sao chép tác phẩm có mối tương quan nhất định tới quyền phân phối và quyền truyền đạt tác phẩm. Cả quyền sao chép, quyền phân phối và quyền truyền đạt tác phẩm đều nằm trong quyền tác giả, chính vì vậy những quy định pháp lý xung quanh quyền tác giả cũng bao gồm cả quyền những quyền này.
Quyền phân phối tác phẩm được coi là một trong những phương thức sử dụng tác phẩm một cách độc lập. Phân phối tác phẩm là việc đưa những vật thể thể hiện hoặc bản sao chép tác phẩm vào giao lưu dân sự thông qua các hợp đồng như mua bán, trao đổi, tặng cho… Đối tượng phân phối có thể là bản gốc hoặc bản sao của tác phẩm52. Phân phối tác phẩm có thể thực hiện bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào. Ví dụ, việc bán bản sao tác phẩm có thể được thực hiện trên Internet. Đối tượng phân phối có thể là bản sao, mà để tạo ra bản sao thì phải thực hiện hành vi sao chép. Công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển làm cho việc tạo ra bản sao ngày càng dễ dàng. Chính vì vậy khi chủ thể có hành vi sao chép tác phẩm bất hợp pháp rồi tiêu thụ thị trường thì sẽ ảnh hưởng đến quyền phân phối bản sao tác phẩm của chủ thể quyền, ảnh hưởng đến lợi nhuận mà đáng lẽ tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có được. Ngược lại quyền phân phối tác phẩm được luật pháp công nhận để đảm bảo quyền sao chép cơ bản được tôn trọng. Quyền sao chép có giá trị kinh tế nhất định thể hiện qua việc chủ sở hữu quyền tác giả được quyền cho phép việc phân phối các bản sao, được sản xuất theo sự cho phép của mình53. Do đó mà cả quyền sao chép tác phẩm và quyền phân phối tác phẩm có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau.
51 Trần Thanh Hải (2010), “Những bất cập trong quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về quyền tác giả, quyền liên quan”, Luật học, số 07, trang 13.
52 Khoản 3, Điều 23 Nghị Định 100/2006/NĐ-CP.
53 Trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan (2009), Giáo trình bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Lê Trung Đạo, NXB Tài chính, trang 110.
35
Đối với quyền truyền đạt tác phẩm, tác giả có quyền độc quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện nào mà cơng chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn. Đối tượng của quyền truyền đạt tác phẩm là bản gốc hoặc bản sao tác phẩm54. Công nghệ ngày càng phát triển giúp cho bất kỳ tác phẩm nào cũng có thể định dạng được dưới dạng dữ liệu điện tử, Internet kết nối toàn cầu trở thành một môi trường màu mỡ cho việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng. Quyền truyền đạt tác phẩm tới công chúng là quyền độc quyền thuộc quyền tác giả, chủ thể khác