Giải pháp pháp lý

Một phần của tài liệu Quyền sao chép tác phẩm theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 78 - 80)

2.7. Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng xâm phạm quyền của tác giả, chủ sở hữu

2.7.1. Giải pháp pháp lý

Trong ba biện pháp xử lý vi phạm chủ yếu thì có lẽ biện pháp được áp dụng nhiều nhất là biện pháp hành chính. Nhưng vì sao một vi phạm quyền dân sự lại có thể được giải quyết bằng con đường hành chính. Xuất phát từ quan điểm các hành vi xâm phạm quyền của tác giả, chủ sở hữu khi tác phẩm bị sao chép liên quan đến công tác quản lý nhà nước. Khi các chủ thể xâm phạm đóng tiền phạt thì số tiền này sẽ bị xung vào công quỹ mà chủ thể quyền không được đền bù tổn thất. Nhưng hiện nay việc xử lý thơng qua con đường hành chính là chủ yếu do tính nhanh chóng và kịp thời. Việc khởi kiện bằng

66

con đường Tịa án có sẽ mang nhiều lợi ích cho chủ thể quyền, tranh chấp cũng sẽ được giải quyết triệt để nhưng chính thủ tục rườm rà, tốn thời gian và cơng sức nên chính những chủ thể bị xâm phạm đã không khởi kiện qua con đường Tòa án. Giải pháp quan trọng lúc này là phải đơn giản hóa các thủ tục Tịa án để việc giải quyết diễn ra ít tốn thời gian và cơng sức hơn cho chủ thể quyền. Việc thành lập Trung tâm giám định Quyền tác giả, quyền liên quan vào ngày 13/10/2016 với nhiệm vụ tiếp nhận và thực hiện giám định quyền tác giả, quyền liên quan theo trưng cầu, yêu cầu của các tổ chức, cá nhân sẽ giúp cho việc giám định diễn ra nhanh chóng và ít tốn công sức cho việc chứng minh của các chủ thể yêu cầu. Đồng thời, việc đào tạo đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực quyền tác giả là một trong những nhiệm vụ mà trong bất kỳ bài nghiên cứu của các tác giả đều đề cập đến. Trong nội dung nghiên cứu của tác giả cũng không ngoại lệ. Cần xây dựng Tòa chuyên trách trong lĩnh vực SHTT chỉ để giải quyết các tranh chấp này. Có sự phối hợp với Cục Bản quyền tác giả để hướng tới việc biến Tòa án thành nơi giải quyết tranh chấp về quyền sao chép tác phẩm được các chủ thể quyền “ưa chuộng”.

Các tổ chức quản lý tập thể cần phát huy vai trò là tổ chức đại diện cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Chủ thể quyền có thể thơng các tổ chức quản lý tập thể để khởi kiện ra Tòa án. Quyền sao chép tác phẩm được quản lý bởi nhiều tổ chức quản lý tập thể, trong phạm vi nghiên cứu tác giả chủ yếu đề cập đến Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO). VIETRRO được thành lập theo Quyết định số 260/QĐ-BNV ngày 20/3/2010 của Bộ Nội vụ, là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, đại diện theo ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức trong việc quản lý tập thể quyền sao chép tác phẩm tồn tại dưới dạng ấn phẩm theo quy định của pháp luật. Hiệp hội thay mặt hội viên thực hiện việc quản lý tập thể đối với độc quyền cho phép sử dụng tác phẩm dưới hình thức sao chụp và sử dụng số, nhằm khai thác có hiệu quả giá trị kinh tế của tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, theo sự ủy quyền của hội viên và quy định của pháp luật. Là cầu nối giữa người nắm giữ quyền và người sử dụng tác phẩm, vừa phục vụ lợi ích của người nắm giữ quyền, người sử dụng, vừa phục vụ lợi ích chung của xã hội. VIETRRO cịn có nhiệm vụ thu và phân phối tiền thù lao cho người nắm giữ quyền. Sự ra đời các tổ chức tập thể đã đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Chính vì vậy cần phát huy hiệu quả hoạt động tổ chức quản lý tập thể, thực hiện tốt vai trò đại diện cho chủ thể quyền nhất là

67

trong việc thu và phân phối tiền bản quyền cũng như việc bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trong q trình khởi kiện ra Tịa án.

Bộ luật dân sự chú trọng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chú trọng 2 nguyên tắc bồi thường theo thỏa thuận và bồi thường toàn bộ101. Khi giải quyết tranh chấp, Tòa án cần chú trọng hơn nữa việc giải quyết tranh chấp thông qua việc thỏa thuận giữa hai bên tranh chấp. Vụ việc giữa Cơng ty Văn hóa sáng tạo First News  Trí Việt với Trường Anh ngữ Quốc tế Úc Châu (14/6/2012) và Trường Anh văn Hội Việt Úc (25/6/2012) là tiền lệ cho việc bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận giữa hai bên. Việc giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc bồi thường theo thỏa thuận sẽ góp phần giúp cho việc thi hành án được nhanh chóng và triệt để.

Mức xử phạt đối với hành vi sao chép tác phẩm là cịn q nhẹ, như “muối bỏ biển”, khơng đủ sức răn đe. Nhất là trong hoạt động xuất bản, đối với hành vi in lậu. Theo như Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thơng tin quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi in lậu tối đa là 30 triệu đồng102. Mức phạt này là khá ít khi mà lợi nhuận từ việc tiêu thụ tác phẩm sao chép qua hành vi in lậu là rất lớn. Do đó theo tác giả, mức xử phạt đối với hành vi in lậu cần được xác định dựa trên mức độ nghiêm trọng của hành vi, cơ quan có thẩm quyền xử phạt cần có sự linh hoạt trong việc xử phạt.

Một phần của tài liệu Quyền sao chép tác phẩm theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)