1.2. Những bất cập trong quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam xung
1.2.2. Bất cập trong quy định về giới hạn của quyền sao chép tác phẩm
Những giới hạn cũng như ngoại lệ của quyền sao chép tác phẩm nhằm đảm bảo sự tiếp cận nguồn trí thức tạo điều kiện nghiên cứu khoa học, giảng dạy, qua đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên những quy định của pháp luật còn khá cứng nhắc và không rõ ràng, làm cho việc áp dụng trên thực tế còn nhiều bất cập và không thống nhất.
35 Phạm Tuấn Anh, Vũ Trọng Hách, Phùng Văn Hiền (2011), Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, trang 99.
20
Pháp luật quy định hành vi “tự sao chép” khá cứng nhắc, tạo ra nhiều cách hiểu không thống nhất. Việc “tự sao chép” là hành vi tự mình sử dụng các thiết bị hỗ trợ để tạo ra bản sao hay là có thể thơng qua người khác để sao chép tác phẩm. Nếu như hiểu theo cách thứ nhất thì phạm vi của các trường hợp ngoại lệ này thật sự bị thu hẹp rất nhiều, làm hạn chế đi việc tiếp cận tác phẩm cho mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy. Trên thực tế thì hành vi “tự sao chép” này được hiểu theo cách thứ hai, tuy nhiên thực tiễn áp dụng và những quy định trong các văn bản phảp luật cần có sự thống nhất và đồng bộ.
Pháp luật SHTT chỉ cho phép việc sao chép nhằm mục đích nghiên cứu khoa học và giảng dạy, lưu trữ trong thư viện, không cho phép sao chép tác phẩm mà không xin phép, trả thù lao cho mục đích cá nhân. Việc thu hẹp phạm vi các trường hợp ngoại lệ đã hạn chế rất nhiều khả năng tiếp cận tri thức của cơng chúng, nhất là cho mục đích học tập. Trong khi đó nhu cầu cần tài liệu cho mục đích học tập là vơ cùng lớn, đặc biệt là việc chỉ có nhu cầu sử dụng một phần tác phẩm cho mục đích học tập cá nhân. Theo đó việc quy định chỉ được quyền sao chép không nhiều hơn một bản cũng gây ra nhiều cản trở khi mà nhu cầu giảng dạy, giáo dục là rất thiết thực. Tuy nhiên việc mở rộng các trường hợp giới hạn của quyền sao chép tác phẩm sẽ rất hợp lý, đảm bảo được cán cân lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với cơng chúng khi mà tại quốc gia đó nhà nước thắt chặt được hoạt động sao chép, quản lý được sự sao chép tác phẩm của cá nhân tổ chức. Việc mở rộng sẽ trở nên khơng hợp lý nếu quốc gia đó khơng đủ điều kiện để kiểm soát hoạt động sao chép tác phẩm, khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển và việc sao chép được thực hiện dễ dàng hơn bao giờ hết.
Pháp luật Việt Nam quy định thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số. Tuy nhiên, ta cũng biết đất nước ta trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, khoa học cơng nghệ phát triển, các tác phẩm không chỉ tồn tại dưới dạng vật chất thuần túy mà còn dưới dạng kỹ thuật số. Với các thư viện ở vùng sâu vùng xa, việc có được bản sao định dạng vật chất, bản in cứng là rất
21
khó khăn, và do đó khả năng tiếp cận tri thức của những vùng này cũng bị hạn chế36. Tuy nhiên việc làm bản sao kỹ thuật số sẽ tạo cơ hội cho hành vi sao chép càng trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Môi trường kỹ thuật số cho phép người sử dụng tạo ra vô số bản sao chỉ trong “tích tắc”. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nhiều tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả phản đối việc được tạo ra bản sao kỹ thuật số đối với các thư viện. Do đó, để vừa theo kịp với sự phát triển của khoa học cơng nghệ vừa đảm bảo quyền lợi ích chính đáng của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, pháp luật cần có những quy định cụ thể và phù hợp trong trường hợp này.
Luật SHTT Việt Nam đã ra đời và đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, tuy nhiên trong quá trình áp dụng trên thực tế trong một thời gian dài thì nó cũng bộc lộ nhiều điểm khơng hợp lý, gây khó khăn cho việc tiếp cận nguồn thơng tin của công chúng cũng như chưa đảm bảo được quyền lợi hợp pháp cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Do đó pháp luật cần phải cập nhật để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn áp dụng.
1.3. Khái niệm quyền sao chép tác phẩm và giới hạn của quyền sao chép tác phẩm theo quy định của pháp luật nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài
Cũng như Việt Nam, các nước trên thế giới đều giành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề tiếp cận nguồn tri thức của công chúng, khi mà tri thức đang trở thành động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước. Mặc dù mỗi nước có những quy định khác nhau nhưng mục đích cuối cùng vẫn là xây dựng một nền văn minh tri thức, trong sạch môi trường bản quyền. Cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều là những quốc gia ở phương Đơng nhưng có một nền kinh tế phát triển. Hàng năm Việt Nam nhận được sự đầu tư rất lớn về vốn và công nghệ từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Hàn Quốc hiện là quốc gia có vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Đến tháng 6/2016, Hàn Quốc đã có 5.364 dự án cịn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 48,6 tỷ USD37. Sau Hàn Quốc, Nhật Bản là quốc gia có vốn đầu tư vào Việt Nam cao thứ hai với số vốn 39,8 tỷ USD38. Vấn đề bảo vệ quyền
36 Phạm Thị Kim Oanh (2016), “Giới hạn và ngoại lệ quyền tác giả, quyền liên quan trong hoạt động lưu trữ của thư viện”, Tài liệu hội thảo: Quyền tác giả trong hoạt động thư viện tại các trường Đại học được tổ chức tại trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 4/2016, trang 9.
37 “Top 10 nước có vốn đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất”, https://10hay.com/top-list/10-nuoc-co-von-dau-tu-vao- viet-nam-nhieu-nhat.html, truy cập lần cuối ngày 14/7/2017.
38 “Top 10 nước có vốn đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất”, https://10hay.com/top-list/10-nuoc-co-von-dau-tu-vao-
22
tác phẩm rất được các quốc gia này coi trọng. Với sự đầu tư lớn về vốn, công nghệ và trong việc đào tạo các chuyên gia, Việt Nam cần có sự tiếp thu, nghiên cứu các quy định về pháp luật của các quốc gia này nhất là trong lĩnh vực SHTT để pháp luật giữa Việt Nam và các quốc gia này hạn chế tối thiểu sự xung đột. Hoa Kỳ cũng là một quốc gia nằm trong top 10 các quốc gia có vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Pháp luật về SHTT giữa Việt Nam và Hoa Kỳ quy định khác nhau nên dẫn đến khó khăn trong việc đàm phán các vấn đề liên quan đến SHTT. Và hơn thế nữa, Hoa Kỳ được xem là chuẩn mực của việc bảo vệ quyền SHTT, với sự phát triển vượt bậc trên lĩnh vực bản quyền. Do đó Việt Nam cần có sự nghiên cứu, học hỏi có chọn lọc các quy định về SHTT mà cụ thể là quyền sao chép tác phẩm của Hoa Kỳ để góp phần vào việc đầu tư vốn từ quốc gia này và dễ dàng hơn trong việc ký kết các hiệp ước liên quan.
Luật Bản quyền của Hàn Quốc có những quy định rất chi tiết đối với các giới
hạn của việc sao chép tác phẩm. Phạm vi các trường hợp ngoại lệ này theo pháp luật Hàn Quốc tương đối rộng. Được quyền sao chép không cần trả thù lao cho mục đích làm thủ tục pháp lý và sử dụng trong các cơ quan lập pháp hoặc hành chính với điều kiện là không gây thiệt hại bất hợp lý cho quyền lợi của chủ sở hữu39. Cũng như nhiều nước trên thế giới thì Hàn Quốc cũng cho phép sao chép tác phẩm để sử dụng cho mục đích giáo dục của nhà trường trong phạm vi được coi là cần thiết, nếu không sẽ phải bồi thường cho chủ sở hữu quyền tác giả. Ngồi ra cịn được sao chép cho mục đích cá nhân, theo đó người sử dụng phải tự sao chép tác phẩm đã được cơng bố cho mục đích sử dụng cá nhân, gia đình hoặc các cách sử dụng tương tự khác trong một vịng trịn giới hạn nhưng khơng được áp dụng đối với việc sao chép bởi một máy photocopy được sử dụng công cộng40. Hàn Quốc cho phép thư viện sao chép tác phẩm để bảo vệ những cuốn sách, sao chép theo yêu cầu của người sử dụng cho mục đích nghiên cứu, học tập. Ngồi ra pháp luật Hàn quốc còn cho phép sao chép tác phẩm trong các kỳ thi tuyển sinh hay các kỳ thi khác trong phạm vi được coi là cần thiết, được sao chép bằng chữ nổi cho người khiếm thị và đều với mục đích phi lợi nhuận. Pháp luật Hàn Quốc dường như rất thoáng trong
39 Điều 23 Luật Bản quyền Hàn Quốc.
23
việc quy định giới hạn quyền sao chép tác phẩm so với pháp luật SHTT Việt Nam, công chúng được sao chép khơng phải trả thù lao cho nhiều mục đích khác nhau.
Luật Quyền tác giả Nhật Bản định nghĩa sao chép là việc tái sản xuất hữu hình
bằng các phương pháp như in ấn, chụp ảnh, sao chụp, ghi âm, ghi hình và bao gồm các hành vi: ghi âm hoặc ghi hình cuộc biểu diễn, phát sóng hoặc truyền tải hữu tuyến một vở kịch hoặc là các tác phẩm cùng thể loại; cịn đối với một tác phẩm kiến trúc thì đó là việc dựa vào bản vẽ để hồn thành một cơng trình kiến trúc41. Tác giả được độc quyền sao chép đối với tác phẩm của mình nhưng cũng là độc quyền tương đối. Luật Quyền tác giả Nhật Bản cho phép sao chép cho mục đích sử dụng cá nhân, sao chép trong thư viện khơng vì mục đích lợi nhuận nhằm đáp ứng việc nghiên cứu, mỗi người được cung cấp một bản sao một phần tác phẩm đã được cơng bố, hoặc nhằm mục đích bảo quản tài liệu của thư viện, đáp ứng yêu cầu của thư viện khác do tác phẩm đã tuyệt bản. Được ghi tài liệu vào bộ nhớ các tác phẩm tại thư viện Quốc hội để thay thế bản gốc nhằm tránh mất mát, hư hỏng. Sau đó sẽ được truyền đạt tự động đến công chúng các tài liệu của tác phẩm đã tuyệt mật đã được ghi vào bộ nhớ cho nhu cầu nghiên cứu khảo sát, khơng vì lợi nhuận, người sử dụng có thể sao chép một phần tài liệu nhận được và cung cấp cho mỗi người một bản sao. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu sử dụng của trẻ em hoặc học sinh gặp khó khăn khi tiếp cận với tác phẩm đó do khiếm thị, khuyết tật thiểu năng thì tác phẩm trích đăng trên sách giáo khoa có thể được sao chép bằng phương pháp như phóng đại chữ viết, hình vẽ trong sách. Tại trường học, cơ quan giáo dục (ngoại trừ được thành lập vì mục đích doanh lợi), giáo viên với mục đích sử dụng trong q trình giảng dạy có thể được sao chép tác phẩm đã cơng bố theo mức độ cần thiết được công nhận. Tuy nhiên, không áp dụng khoản này đối với trường hợp gây phương hại vơ lý đến lợi ích của chủ sở hữu quyền tác giả khi đối chiếu với loại hình, mục đích khai thác tác phẩm cũng như số lượng và cách thức sao chép42. Được sao chép ở mức độ hợp lý khi ra đề thi, sao chép cho người khiếm thị, khiếm thính, sao chép cho mục đích loan tải các sự kiện thời sự, thủ tục Tòa án, triển lãm nghệ thuật, sao chép để bảo trì sửa
41 Khoản 15, Điều 2 Luật Quyền tác giả Nhật Bản.
24
chữa, để dự phòng khi truyền tin… Pháp luật Nhật Bản cho phép sao chép tác phẩm khơng trả thù lao cho rất nhiều mục đích, phạm vi rất rộng so với pháp luật Việt Nam.
Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ không định nghĩa thế nào là hành
vi sao chép mà chỉ đưa ra khái niệm như thế nào là bản sao. Bản sao theo Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa kỳ được định nghĩa là một dạng vật liệu (khơng phải là bản ghi) mà dựa vào đó một tác phẩm được định hình bằng bất kỳ một phương tiện nào đã được biết hoặc sẽ phát triển trong tương lai và từ dạng vật liệu đó tác phẩm có thể được cảm nhận, tái bản hoặc phổ biến, hoặc là trực tiếp hoặc là với sự trợ giúp của máy móc, thiết bị. Thuật ngữ “bản sao” bao hàm dạng vật liệu, mà không phải là một bản ghi, trên đó tác phẩm được định hình lần đầu43. Như vậy có thể hiểu chỉ cần có hành vi tạo ra bản sao thì sẽ được xem là hành vi sao chép tác phẩm nên khơng cần phải giải thích hành vi sao chép là gì. Việc quy định như vậy rất hợp lý, sẽ không bị lúng túng, mơ hồ khi áp dụng vào thực tiễn như việc giải thích cả hành vi sao chép và bản sao như pháp luật Việt Nam.
Theo Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thì quyền sao chép là một trong các quyền độc quyền của tác giả. Tuy nhiên cũng như pháp luật Việt Nam, sự độc quyền này cũng có những giới hạn nhất định. Phạm vi ngoại lệ đối với quyền sao chép tác phẩm theo pháp luật Hoa Kỳ tương đối rộng hơn so với pháp luật Việt Nam. Việc sao chép tác phẩm được xem là không vi phạm quyền tác giả phải đáp ứng bốn điều kiện:
Một là, dựa trên mục đích và đặc điểm của việc sử dụng, bao gồm việc sử dụng đó có tính chất thương mại khơng, hay là chỉ nhằm mục đích giáo dục phi lợi nhuận;
Hai là, tác phẩm đó được bảo hộ;
Ba là, số lượng và thực chất của phần được sử dụng trong tác phẩm được bảo hộ như là một tổng thể;
Bốn là, việc sử dụng đó có làm ảnh hưởng đến tiềm năng thị trường hoặc đối với giá trị của tác phẩm được bảo hộ hay không.
Pháp luật Hoa Kỳ cho phép việc sử dụng tác phẩm thơng qua hình thức sao chép dưới dạng bản sao cho mục đích bình luận, đưa tin hoặc giảng dạy (có thể sử dụng nhiều
25
bản sao), nghiên cứu và cả học tập và đương nhiên khi sử dụng phải đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên theo Điều 107 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Không như Luật SHTT Việt Nam, trong các trường hợp giới hạn của quyền sao chép, Luật SHTT Việt Nam chỉ nêu ra trường hợp nào được quyền sao chép dựa trên mục đích và đưa ra điều kiện chung cho tất cả các trường hợp ngoại lệ, Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa kỳ giành riêng hẳn một điều khoản để nói cho từng mục đích của các trường hợp ngoại lệ.
Đối với trường hợp sao chép nhằm mục đích lưu trữ và dùng trong thư viện ngoài việc đáp ứng bốn điều kiện tại Điều 106 thì pháp luật Hoa Kỳ cịn chỉ rõ những tiêu chuẩn để không bị xem là hành vi vi phạm quyền tác giả, được quy định tại Điều 108 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Việc tạo ra bản sao trong thư viện phải khơng nhằm mục đích thu lợi nhuận dù trực tiếp hay gián tiếp. Mục đích thư viện lưu trữ các bản sao tác phẩm là để phục vụ cơng chúng, ngồi ra nó khơng chỉ phục vụ những người nghiên cứu là hội viên của thư viện hoặc các Viện bộ phận mà cịn cả những người đang làm cơng tác nghiên cứu. Pháp luật Hoa Kỳ còn nêu ra trường hợp nếu bản sao tác phẩm đó chưa được cơng bố thì thư viện có được tạo ra bản sao để lưu trữ hay không. Pháp luật SHTT Việt Nam không chỉ rõ được điều này. Theo Luật Quyền tác giả Hợp