Những bất cập trong quy định của pháp luật về khái niệm quyền sao chép

Một phần của tài liệu Quyền sao chép tác phẩm theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 30 - 32)

1.2. Những bất cập trong quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam xung

1.2.1. Những bất cập trong quy định của pháp luật về khái niệm quyền sao chép

phẩm

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ làm cho những quan hệ xã hội ngày càng trở nên phức tạp và pháp luật không thể điều chỉnh tất cả, không ngoại trừ các quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực SHTT. Chính vì vậy mà pháp luật khó có thể dự báo được chính xác tất cả các vấn đề phát sinh, những quy định của pháp luật có thể phù hợp ở giai đoạn này nhưng sau một thời gian có thể trở nên không hợp lý. Những quy định xung quanh vấn đề định nghĩa sao chép là gì, hành vi nào bị xem là hành vi sao chép tác phẩm cũng có nhiều vấn đề cịn tranh cãi và việc áp dụng còn lúng túng.

Luật SHTT định nghĩa sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc

32 Khoản 1, Điều 3 Nghị định 21/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

18

tạo bản sao dưới hình thức điện tử34. Sau đó, Nghị định 100/NĐ-CP ra đời hướng dẫn chi tiết bản sao trong định nghĩa của Luật SHTT là gì, theo đó Nghị định giải thích bản sao tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm (khoản 4, Điều 4). Như vậy đọc hai khái niệm trên có sự lan man, khơng rõ ràng, sao chép là việc tạo ra bản sao, và ngược lại bản sao là bản sao chép. Việc quy định như vậy gây ra sự khó khăn, lúng túng cho việc áp dụng trên thực tế.

Sao chép là việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Như vậy phương tiện hay hình thức đó là phương tiện và hình thức nào. Luật khơng liệt kê các hình thức sao chép cụ thể mà quy định một cách bao qt nhằm khơng bỏ sót bất kỳ một trường hợp nào. Quy định này hợp lý đối với quan điểm cho rằng quy định một cách tổng quát sẽ khơng gây ra một sự thiếu sót nào, việc áp dụng sẽ tùy vào tình hình cụ thể, tùy vào quan điểm cá nhân của bản thân từng người khi mà khoa học công nghệ, Internet phát triển vượt bậc mà chúng ta khơng kiểm sốt được. Dưới sự phát triển như vũ bão của công nghệ, các phương thức sao chép sẽ ngày càng phức tạp và tinh vi, cùng với trí óc của con người sẽ tạo ra nhiều phương thức sao chép khác nhau, làm cho pháp luật không thể dự báo tất cả nếu như quy định theo phương pháp liệt kê. Nhưng nó sẽ trở nên rất khó khăn trong việc xác định hành vi nào là hành vi sao chép tác phẩm, do khơng có những quy định cụ thể và chi tiết. Việc xác định có hay khơng hành vi sao chép sẽ tùy vào quan điểm chủ quan của mỗi cá nhân, gây ra tình trạng khơng thống nhất trong việc giải thích pháp luật. Pháp luật SHTT Việt Nam ra đời muộn hơn nhiều nước trên thế giới, trình độ dân trí của người dân vẫn cịn ở mức thấp so với các nước phát triển nên việc hiểu được hành vi nào là hành vi sao chép cịn lúng túng. Dường như khi nói đến thế nào là hành vi sao chép thì mọi người đều chỉ nghĩ đến photocopy hoặc sao chụp, mà không biết rằng ngày càng có nhiều “thủ đoạn” tinh vi hơn trong việc sao chép tác phẩm. Với trình độ dân trí thấp, đa phần người dân sẽ không thể nhận thức được hết tất cả hành vi sao chép tác phẩm và nó sẽ trở thành định kiến ăn sâu trong tiềm thức của người dân. Còn đối với các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ khơng có cơ sở để xác định tác phẩm của mình có bị sao chép một cách bất hợp pháp hay không. Kể cả bản thân người sử dụng họ cũng sẽ lúng túng trong việc xác định hành vi của mình có phải

19

là hành vi sao chép hay không. Như vậy việc không liệt kê chi tiết các phương tiện hay phương thức sao chép sẽ gây ra nhiều bất cập nhất định, việc quy định bao quát sẽ giúp cho khơng bỏ sót trường hợp nào nhưng với tình hình điều kiện của Việt Nam hiện nay thì pháp luật nên liệt kê chi tiết hơn để dễ dàng trong việc áp dụng, khi mà SHTT còn là lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam so với các ngành luật khác.

Nghị định 100/2006/NĐ-CP xác định bản sao là việc sao chép một phần hay toàn bộ tác phẩm. Như vậy một phần tác phẩm được định lượng như thế nào, tiêu chuẩn để sao chép tồn tại, pháp luật SHTT không quy định. Sao chép một câu trong tác phẩm có bị xem là hành vi tạo ra bản sao theo quy định của pháp luật SHTT hay không, sao chép phần khơng quan trọng trong tác phẩm thì có bị xem là hành vi sao chép hay không. Hiện nay việc xác định có hay khơng hành vi sao chép khi khởi kiện ra tịa sẽ do Cục SHTT thẩm định nên có hay khơng có hành vi sao chép cũng do kết quả chủ quan của cơ quan này. Do khơng có cơ sở pháp luật cụ thể nên chính tác giả cũng khơng biết được hành vi xâm phạm có phải là sao chép hay khơng nên trên thực tế tác giả đã không yêu cầu cơ quan bảo vệ quyền lợi cho mình. Tốn thời gian, chi phí mà khơng có cơ sở chắc chắn có hay khơng hành vi vi phạm.

Hiện nay, có nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề sao chép một phần tác phẩm là như thế nào. Đa phần các tác giả đều cho rằng hành vi sao chép bao gồm sao chép toàn bộ tác phẩm hoặc một phần “quan trọng” của tác phẩm35. Đây cũng là quan điểm theo Giáo trình Luật SHTT của trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vẫn khó để xác định trên thực tế, phần nào mới được xem là “quan trọng”. Từ những phân tích ở trên, pháp luật nên có những quy định cụ thể để giải thích vấn đề này.

Một phần của tài liệu Quyền sao chép tác phẩm theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)